Trứng gà là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt, các món nấu từ trứng gà cũng cực kỳ dễ làm, nhanh chóng, nên hầu như mỗi gia đình luôn có sẵn trứng gà trong tủ lạnh. Tuy bổ dưỡng là vậy, nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể ăn trứng gà. Vậy mẹ sau sinh ăn trứng gà được không? Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Như các mẹ đã biết, trứng gà gồm hai phần lòng đỏ và lòng trắng cân đối dinh dưỡng với nhau. Nếu trong lòng đỏ tập trung chủ yếu những loại dưỡng chất như chất đạm, chất béo thì lòng trắng có nhiều vitamin và vi chất có lợi.
-
Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong lòng đỏ trứng gà có khoảng 14% chất đạm và 30% chất béo. Còn lượng chất đạm và béo bên trong lòng trắng có phần thấp hơn, khoảng 10%.
-
Đồng thời, trong trứng gà có chứa nhiều acid amin, có lợi cho quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của bé.
-
Đặc biệt, protein có trong trứng gà tồn tại ở dạng đơn giản, dễ hòa tan nên cơ thể cũng dễ hấp thu hơn.
-
Các loại vitamin là một thành phần không thể thiếu trong trứng gà. Với hàm lượng phong phú vitamin A, B, E, D thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe và đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất.
-
Ngoài ra, trong trứng gà có nhiều khoáng chất bổ máu, tốt cho xương như Sắt, Canxi, Magie,...
-
Cuối cùng, một hàm lượng I-ốt có trong lòng trắng trứng gà là điều mẹ cần phải biết để cân đối các thành phần trong chế độ dinh dưỡng.
Phụ nữ sau sinh ăn trứng gà được không?
Trứng gà có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, vậy mẹ sau sinh có ăn trứng gà được không?
Mẹ bầu sinh thường
Đối với mẹ sinh thường, trứng gà rất tốt cho và quan trọng trong quá trình mẹ hồi phục sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong trứng gà sẽ cung cấp cho mẹ rất nhiều dưỡng chất quan trọng.
Nhờ đó, cơ thể mẹ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Đồng thời, các dinh dưỡng trong trứng gà cũng sẽ được chuyển hóa cho con thông qua việc ti sữa. Nhờ đó, cả mẹ và bé đều có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Đặc biệt, bên trong trứng gà có nhiều dưỡng chất kích thích sự phát triển trí não của bé. Vậy nên, mẹ sau sinh thường hoàn toàn CÓ THỂ ăn trứng gà để bổ sung dinh dưỡng nhé.
Mẹ bầu sinh mổ
Các mẹ bầu sau sinh mổ sẽ có những thay đổi về cơ thể rõ hơn so với phụ nữ sinh thường. Cùng với đó, thời gian để mẹ sau sinh mổ hồi phục cũng dài hơn, ít nhất là 7 ngày.
Trong khi đó, thời gian để liền vết mổ sau sinh 100% có thể sẽ mất tới 3 tháng. Chính vì vậy, phụ nữ sinh mổ thường phải chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng. Thông qua chế độ dinh dưỡng, mẹ không chỉ có thể nhanh hồi phục sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho con, mà còn giúp vết mổ nhanh liền hơn. Bởi lẽ đó rất nhiều mẹ sinh mổ băn khoăn việc: Đẻ mổ có ăn trứng gà được không?
Mặc dù trứng gà đóng góp rất nhiều dinh dưỡng và quá trình phục hồi của mẹ, giúp mẹ tăng nguồn sữa chất lượng. Tuy nhiên, lòng trắng trứng gà cũng sẽ thúc đẩy quá trình tạo mủ viêm, khiến vết thương khó lành. Chính vì thế, không chỉ riêng các bà đẻ mổ, mà những người có vết thương cũng thường được khuyến cáo KHÔNG NÊN ăn lòng trắng trứng gà.
Bên cạnh đó, lòng trắng trứng gà còn khiến vết thương dễ tạo thành sẹo lồi. Người ta thường truyền tai nhau rằng, ăn lòng trắng trứng gà sau sinh sẽ khiến vết mổ sáng màu hơn phần còn lại trên da, gây mất thẩm mỹ.
Như vậy, nếu các mẹ sau sinh mổ muốn ăn trứng gà, có thể ăn riêng mình phần lòng đỏ. Đối với phần lòng trắng, mẹ tuyệt đối không nên ăn để tránh việc để lại sẹo sau khi sinh.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý chọn thời điểm và tần suất ăn phù hợp. Bởi sau khi sinh, mẹ bị tiêu hao nhiều năng lượng, dẫn đến sức khỏe yếu. Mẹ cần ăn bắt đầu từ những thực phẩm dễ tiêu trước tiên.
Mẹ đang cho con bú
Dinh dưỡng có trong trứng gà rất tốt cho cả mẹ và em bé. Bởi lẽ đó, mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể ăn trứng gà. Dưỡng chất từ trứng gà sẽ chuyển hóa từ mẹ qua sữa và đến con. Do đó, em bé có thể hấp thụ được một lượng kha khá dinh dưỡng khi mẹ ăn trứng gà.
Khi nào mẹ sau sinh ăn trứng gà là tốt nhất
Mặc dù trứng gà rất tốt đối với cơ thể mẹ, nhưng thời gian ăn và tần suất ăn sẽ tác động đến việc hấp thụ của mẹ nhiều hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ sinh thường nên ăn trứng gà sau 7 ngày vượt cạn. Đối với mẹ sinh mổ, nên ăn trứng gà sau khi vết mổ đã lành để tránh để lại sẹo lồi.
Đồng thời, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà trong một ngày. Tần suất ăn tốt nhất là mỗi ngày 1 quả hoặc 4 quả/ tuần (ăn cách ngày). Cách ăn này sẽ khiến cơ thể hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng có trong trứng gà, mẹ sẽ không bị đầy bụng, khó tiêu do nhồi nhét quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thời gian ngắn.
Nếu mẹ cố tình ăn quá nhiều trứng gà, có thể dẫn đến tình trạng thừa chất, khó tiêu, đau bụng. Mẹ nên lưu ý điều này để tránh gặp phải.
Tác dụng diệu kỳ của trứng gà với mẹ sau sinh
Đến đây các mẹ đã có thể khẳng định mẹ sau sinh có thể ăn được trứng gà. Vậy ăn trứng gà mang đến tác dụng gì cho mẹ và em bé?
Tác dụng của lòng trắng trứng gà đối với mẹ và bé
-
Lòng trắng trứng gà có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp: Trong lòng trắng trứng gà có một lượng cholesterol cực kỳ thấp, điều này rất tốt cho sức khỏe của tim mạch. Đồng thời, lòng trắng trứng gà cung cấp một lượng lớn acid amin mà cơ thể không thể tự sản xuất. Không những vậy, lòng trắng trứng gà còn có tác dụng cân bằng huyết áp cho mẹ. Bởi bên trong lòng trắng trứng có chứa Kali - dưỡng chất thiết yếu cho việc cân bằng huyết áp, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
-
Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Lòng trắng trứng chứa một lượng protein khá phong phú. Nhờ đó, cơ thể mẹ luôn được đảm bảo đầy đủ năng lượng và có sẵn năng lượng dự trữ. Đồng thời, protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cân nặng, và cơ bắp của em bé. Mẹ có thể thông qua sữa để cung cấp năng lượng cần thiết cho con.
-
Ngăn chặn tình trạng thiếu máu sau sinh: Sau khi sinh, mẹ thường rơi vào tình trạng thiếu máu. Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung một lượng Sắt để kích thích quá trình sản sinh hồng cầu. Và lòng trắng trứng có chứa một hàm lượng sắt cực kỳ phong phú mẹ không nên bỏ qua.
Tác dụng của lòng đỏ trứng gà đối với mẹ và bé
-
Lòng đỏ trứng gà tập trung rất nhiều choline: Đây là dưỡng chất quan trọng kích thích sự phát triển của hệ thần kinh và trí não. Chính vì vậy, mẹ ăn lòng đỏ trứng gà sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
-
Chống lão hóa: Bên trong lòng đỏ trứng gà tập trung nhiều loại vitamin A, B, C, E và omega-3. Những dưỡng chất này giúp tái tạo tế bào và kích thích sản sinh tế bào mới. Đặc biệt, vitamin C đóng góp nhiều vào quá trình chống oxy hóa.
-
Ngừa bệnh tim: Cũng giống với lòng trắng, lòng đỏ trứng gà chứa một hàm lượng phong phú axit amin có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhờ đó, cả mẹ và bé sẽ ngăn ngừa được các bệnh về tim.
Những lưu ý quan trọng mẹ nên biết khi ăn trứng gà sau sinh
-
Mẹ nên ăn trứng gà được nấu chín 100%, tuyệt đối không ăn trứng gà sống hay lòng đào. Bởi thời kỳ này cơ thể mẹ còn khá yếu, nên ăn chín uống sôi. Nếu mẹ ăn sống sẽ khiến ký sinh trùng và vi khuẩn dễ xâm nhập và cơ thể.
-
Để bảo toàn cao nhất dinh dưỡng có trong trứng gà, mẹ nên ăn trứng luộc thay vì rán. Bởi trứng rán kết hợp dầu mỡ có khả năng khiến dinh dưỡng trong nó bị biến đổi và mất đi. Đồng thời, lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ.
-
Mẹ tuyệt đối không ăn trứng với sữa đậu nành, bởi hai thực phẩm trên kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng khó tiêu.
-
Bên cạnh đó, những mẹ có cơ địa bị dị ứng cũng không nên ăn trứng gà mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi trứng gà cũng là một thực phẩm dễ gây dị ứng. Mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe nhé.
Xem thêm: Sau sinh ăn cà chua được không?
Gợi ý 3 món ngon từ trứng siêu dễ làm cho mẹ
Trứng gà là một thực phẩm dễ nấu, dễ chế biến và kết hợp được với nhiều thực phẩm khác nhau. Mẹ hãy tham khảo ngay 3 món làm từ trứng siêu nhanh gọn mà bổ dưỡng sau đây nhé.
Trứng luộc
Đây là món ăn “ai cũng có thể làm” bởi không phải nấu nướng cầu kỳ gì cả. Mẹ chỉ cần cho trứng vào nồi nước, bật bếp, hẹn giờ là có thể ăn ngay. Tuy nhiên, luộc trứng với độ chín thế nào cũng cần kỹ thuật đấy mẹ nhé.
Thời gian trứng chín được quy định như sau:
-
4 phút: Lòng trắng đã chín, kết dính lại với nhau, lòng đỏ vẫn còn nguyên.
-
5 phút: Lòng trắng chín tới, lòng đỏ chín lòng đào, chưa có độ kết dính.
-
6 phút: lòng trắng đã chín và lòng đỏ chín lòng đào và hơi dính.
-
8 phút: lòng trắng đã chín, lòng đỏ chín lòng đào và có độ kết dính.
-
10 phút: lòng trắng đã chín và lòng đỏ đều chính tới.
-
12 phút: trứng đã chín kỹ hoàn toàn, lòng đỏ bên trong đã chuyển thành màu vàng nhạt.
Như vậy có thể thấy, việc luộc trứng tuy đơn giản nhưng để đúng độ mình thích cũng cần có kỹ thuật phải không nào. Thêm vào đó, nếu các mẹ sau sinh ăn trứng luộc, nên để trứng chín từ 10 đến 12 phút để đảm bảo an toàn nhé.
Trứng xào cà chua
Đây là một món ăn giải ngấy và cực kỳ bổ dưỡng mẹ có thể thử ngay tại nhà. Để làm món ăn này, mẹ chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản gồm trứng gà, cà chua, hành lá. Cà chua thái nhỏ, xào chín xơ, sau đó cho trứng gà đã đánh tan vào xào đều. Chỉ mất từ 5 đến 10 phút là mẹ đã có ngay một đĩa trứng xào cà chua cực kỳ thơm ngon.
Trứng ốp la
Trứng ốp la cũng có cách làm đơn giản giống với trứng luộc. Các mẹ chỉ cần đập trứng lên chảo và chiên đều hai mặt cho tới khi chín là có thể thưởng thức. Đặc biệt, trứng ốp la có thể ăn cùng với bánh mì, cơm tùy ý thích. Vì vậy mẹ có thể thưởng thức rất nhiều món ngon từ trứng ốp la đấy.
Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có tốt cho mẹ và em bé không?
Mẹ bầu nên ăn gì giảm cân sau sinh hiệu quả mà không lo ảnh hưởng đến sữa
Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Top 10+ món ăn mẹ nên lưu ý
Kết luận
Như vậy, mẹ đã biết sau sinh ăn trứng gà được không rồi đúng không? Trứng là thực phẩm rất tốt đối với mẹ sau sinh, nên các mẹ bỉm hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thực phẩm này. Tuy nhiên, các mẹ sau sinh mổ cần phải cẩn trọng một chút trước khi ăn, tránh để lại sẹo nhé. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng sau khi sinh. Qua đó, mẹ sẽ lựa chọn cho mình chế độ ăn tốt nhất cho bản thân mình và con. Monkey chúc mẹ và bé có một thời kỳ phát triển khỏe mạnh.