Trứng vịt lộn là một món ăn dân dã, cực kỳ nổi tiếng và là đặc trưng tại Việt Nam. Món trứng này rất giàu dinh dưỡng, là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai ăn trứng vịt lộn cũng tốt với sức khỏe. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không nhé.
Trứng vịt lộn - Món ăn quen thuộc của người Việt
Trứng vịt lộn là loại trứng ấp dở, đã hình thành con bên trong quả trứng. Vì vậy, loại trứng này rất giàu dinh dưỡng, được người Việt chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ví dụ như món trứng vịt lộn ăn cùng gừng và rau răm, trứng lộn xào me, hột vịt lộn chiên mắm,...
Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn (hột vịt lộn) cực kỳ phong phú và đa dạng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 175 đến 180 calo, 14g protein, 12,5g lipit, 80mg Canxi, 600mg cholesterol,... Ngoài ra, trong loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A, C, B, và các khoáng chất sắt, photpho,...
Vậy nên có thể thấy rằng, trứng vịt lộn là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho chúng ta.
Bà đẻ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không
Dù là món ăn rất giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn. Vậy mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
Câu trả lời có hay không cho vấn đề này sẽ phụ thuộc vào hình thức sinh của mẹ.
Nếu mẹ sinh thường: Mẹ CÓ THỂ ĂN hột vịt lộn sau sinh. Tuy nhiên, mẹ nên bắt đầu ăn trứng sau 1 tháng sinh em bé. Vì trong giai đoạn mới sinh, hệ tiêu hóa của chị em thường yếu. Trong khi đó, trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cơ thể sẽ khó hấp thụ, tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
Nếu mẹ sinh mổ: Mẹ KHÔNG NÊN ăn trứng vịt lộn trong thời gian 3 tháng sau sinh. Vì ăn trứng vịt lộn sẽ làm lượng protein trong cơ thể tăng nhanh chóng, làm đầy phần thịt dưới lớp sẹo lên. Từ đó việc ăn trứng có thể gây ra tình trạng sẹo lồi, giảm độ đàn hồi của các mô cơ. Đặc biệt, những mẹ có cơ địa dễ bị sẹo càng nên kiêng. Khi vết sẹo liền thì có thể ăn bình thường.
Mẹ sau sinh ăn bầu được không? 3+ Món ngon từ bầu mẹ không nên bỏ qua
Phụ nữ sau sinh thường nên ăn gì giúp mẹ nhanh khỏe, nhiều sữa cho con
Mẹ sau sinh ăn giá đỗ được không? Ăn giá vừa đẹp da vừa mát sữa
Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn sau khi sinh
Nếu mẹ tuân thủ thời gian ăn trứng vịt lộn sau sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
-
Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào: Như đã nói ở trên, 1 quả trứng vịt lộn có tới gần 200 calo. Đây chắc chắn là nguồn năng lượng dồi dào mà mẹ có thể dung nạp sau khi sinh. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng của trứng cũng cực phong phú, đa dạng, tốt cho cơ thể. Vậy nên, mẹ sẽ không lo thiếu chất khi ăn trứng vịt lộn sau sinh.
-
Hạn chế nguy cơ thiếu máu sau sinh: Trứng vịt lộn chứa hàm lượng sắt cực kỳ phong phú. Khoáng chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh hồng cầu đi nuôi cơ thể. Nhờ đó mẹ sẽ tránh khỏi nguy cơ thiếu máu sau sinh.
-
Tốt cho sức khỏe của mắt: Nhờ hàm lượng vitamin A phong phú mà khi ăn trứng vịt lộn sau sinh, sức khỏe thị giác của mẹ sẽ ngày một tốt hơn.
Một số lưu ý cần tuân thủ khi ăn trứng vịt lộn sau khi sinh
Vậy nhưng, trứng vịt lộn nếu ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, lợi bất cập hại đối với sức khỏe. Mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua một số lưu ý sau khi ăn trứng vịt lộn sau sinh nhé.
-
Không ăn quá nhiều: Theo ý kiến của chuyên gia, mỗi tuần người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 2 quả vịt lộn và chia thành 2 lần ăn cách nhau. Như vậy, hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ dinh dưỡng trong trứng vịt lộn tốt hơn, không bị đầy bụng.
-
Nên ăn cùng gừng, rau răm: Trứng vịt lộn là thực phẩm có tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh. Để hạn chế tính hàn của trứng, mẹ có thể ăn trứng kèm với rau răm và gừng, vừa giúp ngon miệng, vừa an toàn cho sức khỏe.
-
Không nên ăn buổi tối: Ăn trứng vào buổi tối sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Thế nên, các mẹ nên ăn trứng vào buổi sáng để hấp thụ tốt dinh dưỡng.
-
Mẹ bị tim mạch, huyết áp cao không nên ăn trứng vịt lộn: Trong trứng vịt lộn chứa thành phần cholesterol khá cao, lên tới 600mg. Vậy nên, các mẹ có tiền sử tim mạch, huyết áp cao không nên ăn trứng vịt lộn. Nếu không, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim,...
Thực phẩm mẹ nên hạn chế trong thời kỳ cho con bú
Có thể nói rằng, trứng vịt lộn là thực phẩm mẹ nên kiêng trong thời gian đầu khi mới sinh. Nhưng sau khoảng từ 1 đến 3 tháng, mẹ có thể ăn bình thường. Tuy nhiên, có một số thực phẩm mẹ tuyệt đối nên kiêng trong thời gian cho con bú. Mẹ hãy tham khảo ngay sau đây nhé.
-
Đồ ăn/uống chứa chất kích thích: Những đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Những chất kích thích này khi vào cơ thể vừa gây hại cho tinh thần, thể chất của mẹ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy nên, mẹ tuyệt đối không nên uống rượu, bia, cà phê trong giai đoạn này.
-
Các loại cá chứa thủy ngân: Mặc dù cá biển chứa nhiều DHA, omega-3 tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Thế nhưng một số loại như cá thu, cá kiếm,...có chứa thủy ngân, là chất độc đối với cơ thể. Do đó, mẹ nên tránh xa những thực phẩm này trong giai đoạn cho con bú nhé.
-
Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng sẽ khiến mẹ bị nóng trong, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Khi em bé bú cũng sẽ gây ra tình trạng rôm sảy, nổi mụn khó chịu. Vậy nên, mẹ cần kiêng đồ ăn cay nóng trong thời kỳ này.
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Sau sinh ăn khoai lang được không? 5+ Lợi ích tuyệt vời
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có thể thấy rằng, với mẹ sinh thường có thể ăn trứng vịt lộn sau 1 tháng vượt cạn. Với mẹ sinh mổ, thời gian kiêng ăn trứng cần lâu hơn, khoảng 3 tháng sau sinh. Vậy nên, mẹ hãy tuân thủ chính xác thời gian này, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Duck Eggs: Nutrition, Benefits, and Side Effects - Truy cập ngày 10/7/2022
https://www.healthline.com/nutrition/duck-eggs
Can Pregnant Women Eat Duck and Duck Eggs? Is It Safe? - Truy cập ngày 10/7/2022
https://www.pregnancyfoodchecker.com/can-pregnant-women-eat-duck-is-it-safe/