Mẹ sau sinh có ăn bầu được không? Bầu có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng nào? Để tìm hiểu kĩ hơn về những điều liên quan đến loại thực phẩm này thì các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây. Thông qua bài viết này, các mẹ sẽ biết rõ hơn về những dinh dưỡng và các món ăn hấp dẫn từ quả bầu.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Giá trị dinh dưỡng trong quả bầu
Quả bầu được coi là một loại thực phẩm dinh dưỡng, giúp các mẹ bỉm phục hồi cơ thể sau sinh. Vậy bầu có những đặc tính gì? Trong bầu có những thành phần dinh dưỡng nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khái quát về đặc tính của quả bầu
Cây bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria thuộc họ nhà bầu bí Cucurbitaceae. Loại cây này có nguồn gốc ở các nước Châu Phi, thường được trồng ở các vùng nhiệt đới. Bầu thuộc loại cây trồng hằng năm, khá dễ trồng và rất thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam.
Bầu là cây thân leo quấn, cây có nhiều tua cuốn phân nhánh giúp cây phát triển mạnh cho ra nhiều quả. Rễ bầu thường lan rất rộng để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Còn lá bầu có hình dạng khá giống lá mướp nhưng nhỏ hơn và mỏng hơn.
Khi tới thời điểm trưởng thành, bầu ra hoa sau đó thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Quả bầu thường sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chiều dài sẽ dao động từ 40-100cm. Và hiện nay ở Việt Nam có 4 giống bầu phổ biến là bầu thước, bầu sao, bầu thúng và bầu trắng.
Thành phần dinh dưỡng có trong bầu
Quả bầu là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình người Việt. Trong bầu có chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin A, C, K, Natri, Sắt, Kẽm, Photpho...
Cụ thể thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả bầu tươi bao gồm:
-
Năng lượng: 14 calo
-
Carbohydrate: 3,39g
-
Protein: 0,62g
-
Chất béo: 0,02g
-
Natri: 2mg
-
Selen: 0,2mg
-
Photpho: 13mg
-
Canxi: 26mg
-
Sắt: 0,2mg
-
Kẽm: 0,7mg
-
Vitamin A: 16mg
-
Vitamin C: 10,1mg
-
Chất xơ: 0,5g
Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên bầu được xem là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và có ích cho sức khỏe. Vào những ngày nóng bức, oi ả thì ăn bầu giúp thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể.
Không những thế bầu ăn bầu còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm sỏi thận, cải thiện các bệnh về hô hấp, hỗ trợ sức khỏe cho gan,...
Đặc biệt, trong quả bầu tươi còn chứa một lượng nhỏ folate giúp giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ bầu nên thường ăn bầu để bổ sung cho em bé vào những tháng đầu của thai kỳ.
Mẹ sau sinh ăn bầu được không?
Câu trả lời là ĐƯỢC.
Bởi vì bầu là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp các mẹ phục hồi cơ thể sau sinh hiệu quả. Do đó cả mẹ sinh thường và sinh mổ đều ăn được quả bầu.
Trong bầu có chứa đến 95% là nước nên sẽ giúp các mẹ giữ nước tốt cho cơ thể kể cả khi đang mang thai đến giai đoạn cho con bú. Đồng thời, bầu còn là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A,C, K và các chất khoáng dồi dào. Vì thế, ăn bầu sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, mát sữa, mát gan, điều hòa huyết áp siêu tốt cho các mẹ bỉm.
5+ Lợi ích khi ăn bầu mẹ không thể bỏ qua
Không những là loại thực phẩm tươi ngon trong các bữa ăn, bầu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho các mẹ bỉm như:
Ăn bầu sau sinh ngừa táo bón hiệu quả
Bầu là loại thực phẩm được nhiều mẹ bỉm yêu thích vì đã giúp các mẹ giải quyết được nỗi ám ảnh táo bón sau sinh. Trong bầu chứa 95% là nước, còn lại là chất xơ và dưỡng chất có lợi khác. Nhờ vậy, khi các mẹ ăn bầu thường xuyên sẽ hỗ trợ nhuận tràng, tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, nước nấu từ hạt bầu cũng giúp các mẹ có thể cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng và hiệu quả.
Ăn bầu sau sinh giúp giảm cân
Bầu là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, vitamin nhưng calo và hàm lượng chất béo thấp nên rất phù hợp cho thực đơn giảm cân của các mẹ. Khi ăn bầu sẽ tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, nhờ vậy các mẹ ăn ít và hạn chế được việc tăng cân.
Mặt khác, chất saponin trong trái bầu giúp kiểm soát cân nặng bằng cách làm giảm cảm giác thèm ăn và ức chế sự hình thành các mô mỡ. Đồng thời chất này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho các mẹ bỉm. Vì vậy, ăn bầu vừa giúp các mẹ có thể cải thiện vóc giác vừa khỏe mạnh.
Mẹ sau sinh ăn bầu giúp mát gan, tốt cho thận
Trong bầu chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể kiểm soát được lượng urê có trong máu nhờ đó cải thiện chức năng gan. Mặt khác, bầu còn có tính mát ăn nhiều bầu sẽ giúp mát gan, cải thiện tình trạng sức khỏe cho các mẹ bỉm.
Đặc biệt, bầu còn có tác dụng làm giảm sự hình thành sỏi thận, giúp các mẹ bỉm có thể ngăn ngừa và bảo vệ thận tốt hơn.
Sau sinh ăn thịt dê được không? Có tác dụng lợi sữa không ngừa
Sau sinh ăn xì dầu được không? Tưởng vô hại nhưng cực kỳ nguy hiểm
Sau sinh ăn dưa chuột được không? Tưởng vô hại nhưng rất nguy hiểm
Ăn bầu sau sinh có tác dụng làm mờ sẹo
Ăn bầu sẽ cung cấp nhiều vitamin có lợi giúp hồi phục lại sức sống cho làn da của các mẹ bỉm. Mặt khác, ăn bầu còn giúp trẻ hóa làn da, điều tiết sản xuất dầu để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của mụn. Nhờ đó, sẽ giúp các mẹ bỉm có được da căng mướt, sáng sóng, hồng hào và có sức sống hơn.
Bên cạnh đó, ăn bầu còn giúp các mẹ sinh mổ làm mờ sẹo, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Và giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng khi vết mổ bị hở hoặc lở loét.
Không chỉ giúp các mẹ bỉm, mà đối với các em bé bị rôm sảy, bị ngứa, các mẹ có thể dùng hoa và tua cuốn của cây bầu để nấu nước tắm. Việc này sẽ làm giảm tình trạng ngứa và để lại sẹo trên da của em bé rất hiệu quả.
Mẹ sau sinh ăn bầu giúp ổn định huyết áp
Trong bầu chứa nhiều flavonoid giúp nâng cao khả năng giãn nở của mạch máu trong cơ thể và ổn định huyết áp cho các mẹ bỉm. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy khi tiêu thụ nhiều flavonoid sẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và cả thần kinh.
Ăn bầu còn giúp kiểm soát hàm lượng lipid trong cơ thể từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp các mẹ điều trị bệnh tăng huyết áp và mất ngủ.
Mẹ sau sinh ăn bầu giúp chống lão hóa
Quả bầu có chứa hợp chất terpenoid giúp tăng khả năng chống lão hóa của các mẹ bỉm hiệu quả. Sau sinh, cơ thể của các mẹ sẽ có sự thay đổi về làn da, sẽ xuất hiện các vết nám, tàn nhang, da sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, sẫm màu hơn,...Hợp chất này sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và giữ được sự trẻ trung cho làn da.
Lưu ý quan trọng khi ăn bầu sau khi sinh
Mặc dù, bầu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng các mẹ cũng cần ăn bầu một cách hợp lý thì mới tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý quan trọng cho các mẹ khi ăn bầu sau sinh:
-
Không nên ăn vào buổi tối: Bầu là loại thực phẩm có tính hàn nên các mẹ không nên ăn vào buổi tối vì dễ bị lạnh bụng và đau bụng. Đồng thời, khi nấu các món từ bầu các mẹ nên dùng bầu vừa đủ và nên dùng hết trong ngày. Vì để qua ngày bầu sẽ không giữ được nhiều chất dinh dưỡng mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh.
-
Ăn vừa phải: Mặc dù bầu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng các mẹ cũng không nên ăn bầu quá 4 buổi/tuần. Ăn bầu nhiều sẽ khiến các mẹ dễ bị rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy. Các mẹ nên kết ăn bầu đan xen với các loại thực phẩm khác để có thể bổ sung chất dinh dưỡng một các hiệu quả nhất.
-
Ăn cả phần ruột: Nhiều mẹ bỉm vẫn cho rằng phần ruột và hạt bầu không tốt, không chứa nhiều chất dinh dưỡng và bỏ đi. Tuy nhiên, trong ruột bầu và hạt bầu lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp các mẹ cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột hiệu quả. Vì vậy các mẹ có thể dùng cả phần ruột và hạt bầu khi nấu ăn để tận dụng được hết những dưỡng chất từ quả bầu.
3+ Món ngon từ bầu ngon miệng, dễ làm ngay tại nhà
Với những giá trị dinh dưỡng mà quả bầu mang lại thì các mẹ cần phải đưa ngay bầu vào thực đơn sau sinh của mình. Nếu còn chưa biết chế biến bầu thành những món ăn nào, cách chế biến ra sao thì các mẹ có thể tham khảo ngay 3 món ngon từ bầu sau đây.
Canh bầu nấu tôm
Đây là món ăn khá quen thuộc trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Canh bầu nấu tôm vừa thơm ngon lại bổ dưỡng rất phù hợp để giúp các mẹ bỉm phục hồi sau sinh.
Nguyên liệu
-
Bầu: 500g
-
Tôm: 300g
-
Hành lá, hành củ và ngò
-
Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn
Lưu ý khi chọn bầu
Các mẹ nên chọn những quả bầu non, vỏ còn tươi xanh, bề mặt vỏ sáng bóng. Thông thường, bầu còn non thì trên quả sẽ có một lớp lông mỏng, cầm chắc và nặng tay. Chọn bầu non thì khi nấu sẽ ngọt và ngon hơn.
Tránh chọn những quả bầu già, vỏ bị trầy hoặc dập nát. Bầu già thì hạt sẽ to, cứng khi nấu sẽ bị chua, không ngon.
Cách nấu
-
Bước 1: Tôm sau khi mua về, ngắt đầu, lột sạch vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng. Sau đó, rửa sạch lại với nước muối và để ráo. Cho tôm vào cối giã dập.
-
Bước 2: Bầu gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn hoặc băm nhuyễn. Hành củ lột vỏ, băm nhỏ, hành lá và ngò cũng rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Bước 3: Bắc nồi lên bếp sau đó cho vào 1 muỗng dầu ăn đun với lửa vừa. Cho hành củ đã băm nhỏ vào phi thơm, kế tiếp cho tôm đã giã dập vào cùng, đảo đều cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ.
-
Bước 4: Cho nước vào đun sôi, sau đó cho bầu vào cùng 1 muỗng muối và ½ muỗi bột ngọt đun lửa vừa. Khi đun, các mẹ nên canh vớt bọt để nước canh được trong. Đến khi nước sôi lại một lần nữa thì các mẹ nêm nếm lại cho vừa vị và tắt bếp.
-
Bước 5: Múc canh ra tô, thêm ít hành ngò lên thì đã hoàn thành xong món canh bầu thơm ngon.
Canh bầu nấu hến
Đây làm món canh quen thuộc và đặc trưng của xứ Huế vừa ngọt vừa thanh mát. Các mẹ có thể nấu món này để thay đổi, tạo sự mới lạ cho thực đơn sau sinh của mình.
Nguyên liệu
-
Bầu: 500g
-
Thịt hến: 300g
-
Hành lá, hành củ và ngò
-
Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay
Cách nấu
-
Bước 1: Các mẹ có thể mua hến người ta làm tươi người ta đã làm sẵn hoặc có thể mua hến còn nguyên vỏ về nhà làm. Đối với hến nguyên vỏ, sau khi mua về các mẹ rửa sạch với nước và luộc với nước sôi. khi gặp nước sôi, hến sẽ tách vỏ và phần thịt sẽ nổi lên.
Sau đó, các mẹ vớt phần thịt hến cho vào bát, lọc phần nước luộc hến ra để nấu canh và bỏ đi phần vỏ hến.
-
Bước 2: Bầu gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. Hành củ lột vỏ, băm nhỏ, hành lá và ngò cũng rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Bước 3: Bắc nồi lên bếp sau đó cho vào 1 muỗng dầu ăn đun với lửa vừa. Cho hành củ đã băm nhỏ vào phi thơm, kế tiếp cho phần thịt hến vào xào đều.
-
Bước 4: Cho nước lọc hoặc phần nước luộc hến vào đun sôi. Sau đó cho bầu vào cùng 1 muỗng muối và ½ muỗi bột ngọt đun lửa vừa. Khi đun, các mẹ nên canh vớt bọt để nước canh được trong. Đến khi bầu chín thì các mẹ nêm nếm lại cho vừa vị và tắt bếp.
-
Bước 5: Múc canh ra tô, thêm ít hành ngò và tiêu xay lên thì đã hoàn thành xong món canh bầu nấu hến thơm ngon.
Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ ta, dẻ cười có tốt không?
Bầu luộc chấm muối lạc
Đây là một món ăn khá bình dị nhưng lại rất mát và bổ dưỡng cho những ngày hè. Đồng thời, đây cũng là một món ăn ít calo mà các mẹ có thể thêm vào thực đơn giảm cân sau sinh của mình.
Nguyên liệu
-
Bầu non: 500g
-
Lạc sống: 100g
-
Gia vị: muối, đường
Cách nấu
-
Bước 1: Bầu gọt vỏ, rửa sạch, để ráo sau đó cắt thành từng khúc vừa ăn.
-
Bước 2: Bắc nồi lên bếp sau đó cho khoảng 500ml nước lọc, 1 ít muối vào đun sôi để khi luộc bầu giữ được miếng bầu được xanh và ngọt hơn.
-
Bước 3: Nước sôi cho bầu vào luộc chín, kế tiếp vớt bầu ra và để ráo
-
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít muối và cho lạc sống vào rang đến khi chín đều và tỏa mùi thơm. Đổ lạc ra 1 cái mâm, chờ nguội vào bóc vỏ. Cho lạc đã bóc vỏ vào cối giã dập, sau đó trộn lạc cùng với 2 muỗng đường và ½ muỗng muối.
-
Bước 5: Cho bầu luộc ra đĩa và cho hỗn hợp muối lạc ra chén thì ta đã có món bầu luộc chấm muối lạc hấp dẫn. Các mẹ có thể luộc một số loại rau củ khác như cà rốt, súp lơ ăn cùng với bầu để đa dạng các loại rau trong bữa ăn.
Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về vấn đề mẹ sau sinh ăn bầu được không? Đồng thời, cũng chia sẻ về những lợi ích khi ăn bầu đối với sức khỏe sau sinh của các mẹ. Hy vọng với những thông tin này các mẹ có thể lựa chọn được những thực phẩm bổ ích để phục hồi sức khỏe và bổ sung chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Chúc các mẹ có quá trình phục hồi sinh sức khỏe và nuôi con hiệu quả!
Lagenaria siceraria – a highly productive vegetable for hot, humid climates - Truy cập ngày 19/7/2022
https://floridafruitgeek.com/2019/10/31/lagenaria-siceraria-a-highly-productive-vegetable-for-hot-humid-climates/
Bottle gourd (Lagenaria siceraria) juice poisoning - Truy cập ngày 19/7/2022
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4677076/