Sau sinh ăn xì dầu được không? Xì dầu hay còn gọi là nước tương - là loại nước chấm quen thuộc của người Việt. Đặc biệt, xì dầu có mùi thơm, chấm được nhiều loại đồ ăn từ rau tới thịt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên ít người biết rằng, ăn xì dầu không tốt đối với sức khỏe. Để tìm hiểu kỹ hơn về ảnh hưởng khi ăn nước tương đối với mẹ sau sinh, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Mẹ sau sinh ăn xì dầu được không?
Nếu mẹ băn khoăn sau sinh ăn xì dầu được không, thì câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ chỉ nên ăn với số lượng rất ít, và không được ăn thường xuyên.
Trên thực tế, xì dầu hay nước tương rất đậm vị, giúp món ăn trở nên ngon hơn nhưng lại có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mẹ ăn quá nhiều xì dầu sẽ có nguy cơ mắc tuyến giáp, ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Tác hại khi ăn xì dầu sau khi sinh
Sau đây là những tác hại cực kỳ xấu khi ăn xì dầu sau sinh. Mẹ hãy tham khảo để biết rõ hơn thông tin về loại thực phẩm này nhé.
Ăn nhiều xì dầu tăng nguy cơ ung thư vú
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, ăn xì dầu sẽ khiến sản phụ gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi trong xì dầu có chứa hoạt chất isoflavone, sẽ gây kích thích tế bào ung thư vú phát triển. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phụ là gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến nội tiết tố ở nữ giới.
Đồng thời, protein trong xì dầu thường bị mục nát phân giải chứa nitrit - một chất gây ung thư. Bởi vậy, ăn xì dầu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Ăn nhiều xì dầu không tốt cho tuyến giáp
Không những làm tăng nguy cơ mắc ung thư vì, ăn nhiều xì dầu còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tuyến giáp. Bởi trong xì dầu chứa hợp chất goitrogens. Khi chất này được nạp vào cơ thể sẽ gây gián đoạn quá trình tổng hợp thyroidal và gây suy giảm chức năng tuyến giáp.
Trong trường hợp mẹ sau sinh có tiền sử tuyến giáp (suy giảm hoặc cường giáp) thì không nên ăn xì dầu thường xuyên.
Ăn xì dầu ảnh hưởng đến nội tiết nữ
Hợp chất isoflavone có trong xì dầu sẽ gây ức chế tiết hormone estrogen của cơ thể. Điều này gây ra mất cân bằng và rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt ở thời kỳ sau khi sinh, hormone estrogen của chị em phụ nữ thường bị giảm mạnh, nên tình trạng mất cân bằng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Ăn xì dầu không tốt cho bệnh tim mạch
Trong xì dầu/ nước tương có chứa hàm lượng Natri rất cao. Thành phần này không tốt, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ tim mạch. Vì vậy, nếu mẹ ăn xì dầu quá thường xuyên sau sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn sản phụ khác.
Ăn nhiều xì dầu không tốt cho thận
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo ăn xì dầu không tốt cho sức khỏe của thận. Bởi nó có chứa hai hợp chất oxalate và phytoestrogen - những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh sỏi thận. Bởi vậy, mẹ hãy cân nhắc và hạn chế ăn loại đồ ăn này nhé.
Ăn nhiều xì dầu tăng nguy cơ băng huyết hậu sản
Băng huyết hậu sản là nỗi lo của hầu hết chị em phụ nữ. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, rất thai phụ luôn tìm hiểu cách dự phòng băng huyết hậu sản.
Bác sĩ khuyên rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là cách tuyệt vời giúp nữ giới ngừa băng huyết sau sinh. Và xì dầu chính là một trong những đồ ăn cấm kỵ khi làm gia tăng nguy cơ bị băng huyết hậu sản.
Trong xì dầu có chứa thành phần hemagglutinin, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ đông máu. Điều này gây rối loạn đông máu sau sinh và dẫn đến hậu quả băng huyết.
3+ Lưu ý khi mẹ sau sinh ăn xì dầu
Dù xì dầu không tốt đối với sức khỏe nhưng mẹ vẫn có thể sử dụng một số lượng vừa phải, ở ngưỡng an toàn. Dưới đây là một vài lưu ý khi ăn xì dầu sau sinh mẹ đừng bỏ qua nhé.
-
Chú ý đến thành phần: Theo khuyến cáo, hàm lượng nitơ axit amin trong xì dầu càng thấp thì chất lượng càng an toàn. Và ngưỡng an toàn của thành phần này ở mức 0,4g - 0,8g/100ml. Mẹ hãy chú ý thông tin này trên bao bì sản phẩm nhé.
-
Không ăn quá nhiều: Ăn nhiều xì dầu sẽ gây hại cho sức khỏe. Thế nên, mẹ không được lạm dụng, sử dụng xì dầu trong mọi món ăn.
-
Bảo quản nơi khô ráo: Xì dầu sau khi đã mở nắp cần được đóng kín sau mỗi lần dùng xong và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Đồng thời, không mở nắp chai xì dầu trong không khí quá lâu, dễ bị oxy hóa và bám vi khuẩn.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp sau sinh ăn xì dầu được không. Có thể thấy rằng, ăn xì dầu, nước tương thực sự gây hại cho sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng đến bé. Vì thế, mẹ hãy hạn chế ăn xì dầu tới mức tối đa. Thay vì sử dụng xì dầu trong bữa ăn, mẹ có thể thay thế bằng muối và các loại nước chấm thông thường.
Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? - Truy cập ngày 27/7/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy