zalo
Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Top 10+ món ăn mẹ nên lưu ý
Giai đoạn hậu sản

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Top 10+ món ăn mẹ nên lưu ý

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau khi sinh mổ, chị em phụ nữ cần kiêng cữ nhiều thứ để giúp sức khỏe nhanh hồi phục. Vậy mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì tốt nhất cho sức khỏe? Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ top 10+ món không nên ăn trong thời gian ở cữ sau sinh mổ. Mẹ hãy tham khảo để có một chế độ dinh dưỡng sau sinh lành mạnh, đảm bảo nhất nhé. 

Đồ ăn có tính hàn (ốc, cua,..)

Từ xưa, các bà, các mẹ của chúng ta đã truyền tai nhau về việc sau sinh không được ăn cua, ăn ốc. Bởi nếu ăn những thực phẩm này, mẹ sẽ bị các bệnh hậu sản khi về già, sức khỏe yếu kém. 

Trên thực tế, quan niệm mẹ sau sinh mổ không nên ăn cua, ốc, hến là đúng. Bởi chúng là những đồ ăn có tính hàn, dễ gây lạnh bụng. Đặc biệt sau khi sinh, cơ thể của mẹ khá yếu, nếu ăn nhiều đồ ăn có tính hàn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra một số tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài. 

Để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên kiêng ăn đồ ăn có tính hàn trong 1 tháng đầu. Sau 1 tháng, mẹ có thể ăn cua, ốc, hến với số lượng và tần suất vừa phải, khoảng 1 đến 2 bữa trên tuần. 

Bà đẻ nên kiêng ăn cua, ốc, hến vì có tính hàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Sau sinh 1 tháng kiêng ăn gì?

Gạo nếp, xôi

Gạo nếp chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ phong phú, tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Cụ thể, trong gạo nếp có chứa hàm lượng sắt và vitamin A, E cực kỳ phong phú. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g gạo nếp có tới khoảng 1,2mg Sắt và 2.7mg vitamin B. 

Ngoài ra, ăn nhiều gạo nếp sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ phát triển, tạo ra nguồn dinh dưỡng cho bé chất lượng hơn. Tuy nhiên, gạo nếp hay xôi là một trong những món không được khuyến khích cho các mẹ sau sinh mổ. 

Trên thực tế, mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng gạo nếp có tính nóng cao, nếu ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng sưng, nhức, và mưng mủ ở vết thương. Vì vậy, để bảo vệ vết mổ sau sinh nhanh hồi phục và liền sẹo, mẹ nên kiêng ăn đồ nếp cho đến khi vết thương khép miệng. 

Mẹ sau sinh mổ không nên ăn đồ nếp, xôi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rau muống

Rau muống là một loại rau xanh rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin C, E và các khoáng chất như sắt, magie. Bởi lẽ đó, ăn nhiều rau muống rất tốt cho cơ thể, giúp giải quyết một số bệnh như táo bón, khó tiêu, ngăn ngừa quá trình lão hóa. 

Tuy nhiên, mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn rau muống. Từ rất lâu, chúng ta đã nghe nhiều về việc ăn rau muống sẽ tạo sẹo lồi. Vì thế, những người đang có vết thương nên kiêng ăn rau muống để không bị ảnh hưởng. 

Trên thực tế, ăn nhiều rau muống sẽ sản sinh ra nhiều sợi collagen trong cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình làm đầy vết thương. Tuy nhiên, trật tự sắp xếp của các sợi collagen này không đồng nhất, gây ra hiện tượng chồng chéo ở vết thương, tạo ra một lớp mô cứng ở khu vực vết mổ. Điều này gây ra tình trạng sẹo lồi. 

Vì vậy, nếu mẹ sau sinh mổ không muốn bị sẹo lồi sau sinh hãy kiêng ăn rau muống trong ít nhất 3 tháng nhé. 

Sau sinh mổ kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lòng trắng trứng

Trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong lòng trắng trứng gà chứa hàm lượng protein cực kỳ phong phú, tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn lòng trắng trứng trong 3 tháng đầu. 

Trên thực tế, bổ sung nhiều protein kích thích sự sản sinh collagen, tái tạo và sản sinh tế bào mới trong cơ thể. Tuy nhiên, với những mẹ có cơ địa dễ bị viêm và tạo seo, việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein sẽ đẩy nhanh quá trình tạo mủ viêm, gây mưng mủ ở vị trí vết thương. Chính vì vậy, mẹ sau sinh mổ không nên ăn lòng trắng trứng gà để vết mổ nhanh liền hơn, tránh để lại sẹo. 

Lòng trắng trứng khiến vết sẹo dễ bị lồi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chiên rán

Mẹ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng không nên ăn đồ chiên rán, nhiều giàu mỡ. Trong đồ chiên rán có chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Khi nạp năng lượng này vào cơ thể sẽ tiêu diệt các cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe, sản sinh ra cholesterol xấu. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Đồng thời, chất béo không no bám vào thành ruột sẽ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, hạn chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, mẹ sẽ không nạp được những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Ăn đồ chiên rán sau sinh mổ khiến vết thương khó lành (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ cay

Các đồ ăn có vị cay giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, sau sinh mổ, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động cực kỳ kém. Nếu ăn cay sẽ tạo áp lực lớn lên cơ quan này, khiến nó hoạt động kém hiệu quả hơn nữa. 

Đồng thời, với những mẹ có cơ địa nóng, ăn đồ ăn cay sẽ khiến mẹ bị nóng trong, nổi mụn và rôm sảy, gây cảm giác khó chịu. Đồng thời, chất lượng nguồn sữa mẹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, em bé ti sữa cũng có khả năng bị nóng, nổi mụn và rôm sảy khắp người. Điều này sẽ khiến em bé quấy khóc vì khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của cả mẹ và con. 

Đồ cay không tốt cho mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chứa chất kích thích

Bà bầu sau sinh mổ nói riêng và tất cả bà đẻ nói chung đều phải kiêng chất kích thích sau thời gian vượt cạn. Bởi đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, vừa ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. 

Với mẹ, ở cữ là thời gian mẹ nghỉ ngơi và điều dưỡng sức khỏe để nhanh chóng hồi phục. Việc sử dụng chất kích thích trong thời gian này sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ những dưỡng chất có lợi khác như: protein, vitamin, và khoáng chất. Ngoài ra, chất kích thế sẽ gây ức chế hệ thần kinh của mẹ, gây ra sự mệt mỏi và uể oải kéo dài. 

Đối với em bé, chất kích thích sẽ thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, các cơ quan gan, thận của em bé chưa hoạt động, không thể bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chất kích sẽ gây ức chế hệ thần kinh chưa được hình thành hoàn toàn của trẻ. Đồng thời gây tổn thương đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. 

Uống cà phê, rượu bia gây căng thẳng hệ thần kinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sashimi, gỏi

Sashimi, gỏi được gọi chung là đồ sống, là món ăn yêu thích của nhiều mẹ trước khi mang thai và sinh em bé. Đây đều là những món ăn đặc trưng của một số quốc gia như Nhật Bản và Thái Lan, rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ sau sinh tuyệt đối không được ăn sashimi và gỏi. 

Nguyên nhân bởi đây là những đồ ăn sống, chưa được nấu chín. Vì thế, nó sẽ chứa rất nhiều sán và ký sinh trùng. Điều này sẽ gây hại tới hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh. Đặc biệt trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động không được tốt, sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài. 

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Bởi dinh dưỡng của bé trong giai đoạn đầu đời gần như tiếp nhận 100% từ người mẹ. Việc mẹ ăn đồ sống sẽ gián tiếp khiến sán và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể bé, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Ăn sashimi không tốt cho mẹ sau sinh đang ở cữ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đậu phộng

Đậu phộng là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng ăn đậu phộng để tránh các trường hợp dị ứng. Vì thế, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, các mẹ sau sinh mổ cũng không nên ăn đậu phộng. 

Bởi trẻ sơ sinh có thể hấp thụ đậu phộng thông qua việc ti sữa và gây ra tình trạng dị ứng. Một số biểu hiện dị ứng đậu phộng ở trẻ nhỏ có thể thấy như: 

  • Nổi mẩn đỏ quanh miệng và khắp người. 

  • Nôn trớ và đi ngoài liên tục.

  • Sổ mũi, thở khò khè, khó thở. 

Nếu mẹ trót ăn đậu  phộng và thấy em bé có những dấu hiệu trên, hãy đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời nhé. 

Mẹ không nên ăn đậu phộng trong 12 tháng để tránh bé bị dị ứng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồ chua lên men (dưa, cà, kim chi muối)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ sau sinh không nên ăn đồ chua lên men như dưa, cà, kim chi muối. Bởi tính axit của những thực phẩm này rất cao, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nồng độ axit trong cơ thể cao sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương sức khỏe của dạ dày. Ngoài ra, nồng độ axit cũng gây mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa mẹ. 

Ngoài ra, các thực phẩm như dưa, cà muối có chứa hợp chất nitrosamine - là một chất gây ung thư. Khi nạp vào cơ thể sẽ tích tụ và gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Về cơ bản, mẹ có thể ăn đồ chua lên men sau 3 tháng sinh em bé với số lượng ít. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên kiêng đồ chua trong suốt thời gian cho con bú. 

Mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn đồ chua lên men (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì được ăn chua?

Trên đây là 10 loại đồ ăn, thực phẩm trả lời cho câu hỏi sau sinh mổ kiêng ăn gì. Mong rằng, những bật mí trên sẽ giúp mẹ có một thời kỳ ở cữ khỏe mạnh và an toàn. Monkey chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và phát triển toàn diện, tốt nhất.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn ở cữ cho mẹ sau sinh mổ chống ngán 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!