zalo
Mẹ sau sinh ăn mít được không? Ăn thế nào cho đúng cách, tránh gây hại cho mẹ và bé
Dinh dưỡng

Mẹ sau sinh ăn mít được không? Ăn thế nào cho đúng cách, tránh gây hại cho mẹ và bé

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

21/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mít là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt đậm và mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta không nên ăn mít thường xuyên bởi loại quả này có tính nóng mạnh. Bởi lẽ đó, các mẹ sau sinh thường lo ngại vấn đề ăn mít sau sinh có ảnh hưởng gì không? Thấu hiểu vấn đề này, trong bài viết hôm nay, Monkey sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi: Sau sinh ăn mít được không? Các mẹ hãy nhớ theo dõi nhé. 

Phụ nữ sau sinh ăn mít được không?

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, mít là loại quả có chứa nguồn dinh dưỡng cực kỳ phong phú. Bên trong quả mít có đầy đủ dưỡng chất như sắt, canxi, kali, vitamin, chất xơ. Không những vậy, nguồn vitamin có bên trọng nó cũng cực kỳ phong phú như vitamin B1, B2, C, E,... Bởi lẽ đó, nếu ăn mít một cách vừa phải, sẽ mang lại hiệu quả không ngờ cho sức khỏe.

Các đặc tính của quả mít

Mít thường có 3 đặc tính cơ bản sau: 

  • Vị ngọt đậm: Mít là một loại trái cây có múi với vị ngọt đậm, thơm cực kỳ quyến rũ. Bởi lẽ đó, rất nhiều người Việt yêu thích ăn mít. 

  • Mít có tính nóng: Mít là loại quả có tính nóng, chín đúng độ mùa hè nắng nóng. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. 

  • Hàm lượng dinh dưỡng cao: Trong quả mít có chứa một lượng lớn protein, tạo nên vị ngọt đậm đặc trưng của nó. Cùng với đó, bên trong đó cũng có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. 

Mít là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các loại mít phổ biến hiện nay

Tại Việt Nam, các giống mít được trồng khá đa dạng, mỗi loại có vị ngon đặc trưng riêng biệt. Dưới đây là 3 loại mít rất được người Việt ưa chuộng. 

  • Mít ta: Có thể nói đây là giống mít cổ truyền của Việt Nam với vị thơm lừng đặc trưng. Một quả mít ta thường có cân nặng từ 10 đến 30kg, với khoảng 30% là phần thịt múi. Tuy năng suất không cao bằng những giống mít khác nhưng mít ta có vị ngọt thanh và rất thơm ngon. 

  • Mít Thái: Là giống mít năng suất, trồng nhanh ra quả, thu hoạch nhanh. Mít thường có thể cho ra quả chỉ sau 12 tháng trồng và quả có thể nặng tới 15kg. Đặc biệt, giống mít Thái cho quả quanh năm, vị ngọt đậm, thịt múi giòn. 

  • Mít tố nữ: Là giống mít đặc biệt với quả bé chỉ nặng từ 1 đến 5kg. Múi mít có màu vàng đậm hoặc vàng cam, bên trong có hạt lớn. Phần thịt của mít tố nữ hơi ướt, chia múi tạo cảm giác giống với sầu riêng.

Mẹ sau sinh ăn mít được không? 

Mẹ sau sinh ăn mít được không là thắc mắc của rất nhiều người. Như đã nói ở trên, quả mít là một loại trái cây ngon, nhiều dinh dưỡng, được rất nhiều người yêu thích. Bởi lẽ đó, mẹ sau khi sinh em bé cũng có thể ăn mít nếu ăn số lượng vừa phải. Dưới đây là những lợi ích mẹ sẽ nhận được khi ăn mít: 

  • Cung cấp năng lượng: Bên trong quả mít chứa chứa nguồn năng lượng khá dồi dào, cung cấp cho cơ thể mẹ một lượng lớn Protein. Thêm vào đó, các dưỡng chất Fructose và sucrose có trong mít giúp tăng khả năng dự trữ cho cơ thể mẹ. 

  • Tăng sức đề kháng: Bên trong mít có chứa hàm lượng phong phú của khoáng chất Sắt. Đây là chất quan trọng trong quá trình giúp cơ thể sản sinh hồng cầu đi nuôi cơ thể và não bộ. Cùng với đó, lượng vitamin C có trong quả mít cũng giúp cơ thể sản sinh và tăng đề kháng tốt. 

  • Tốt cho xương khớp: Mít cung cấp một lượng lớn các khoáng chất kali, canxi, magie và photpho cho cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống xương khớp của mẹ sẽ được cải thiện và nâng cao hơn.

Mẹ sau sinh có thể ăn mít, nhưng ăn một lượng vừa phải. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bà đẻ sau sinh mổ ăn mít được không? 

Các mẹ sau sinh mổ thường phải kiêng cữ khá nhiều thứ để giúp vết thương và cơ thể mau hồi phục. Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ sau sinh mổ thường có xu hướng yếu hơn các mẹ sinh thường rất nhiều. Chính vì thế, các mẹ sau sinh mổ cũng rất băn khoăn việc sau sinh mổ ăn mít được không? 

Trên thực tế, các chuyên gia y tế cho rằng mẹ sau sinh mổ CÓ THỂ ăn mít một lượng vừa phải mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng protein có trong mít sẽ phù hợp giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, ăn mít cũng không gây ảnh hưởng đến sự hồi phục của vết mổ sau khi sinh.

Ngoài ra, mẹ sau sinh mổ thường gặp các vấn đề về thiếu máu. Tuy nhiên, ăn mít sẽ giúp cơ thể mẹ kích thích sản sinh ra nhiều hồng cầu trong cơ thể hơn.

Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Có ảnh hưởng đến sữa không? 

Thời điểm nào mẹ ăn mít là tốt nhất?

Mẹ sau sinh thường và sinh mổ có thể ăn mít để vừa giải cơn thèm, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm ăn cũng như ăn đúng cách sẽ tốt hơn cho cơ thể mẹ. 

Thông thường, một mẹ sau sinh thường phải mất khoảng 7 ngày để cơ thể hồi phục. Trong khi đó, các mẹ sau sinh thường sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút. Chính vì vậy, để cơ thể hấp thu được tốt nhất các dinh dưỡng trong mít, mẹ nên ăn mít 1 tuần sau khi sinh.

Đây là thời kỳ cơ thể mẹ đang hồi phục, các bộ phận bên trọng như hệ tiêu hóa cũng đã hoạt động bình thường. Vì vậy, khi mẹ ăn các sản phẩm nhiều chất như mít cũng sẽ dễ tiêu hơn. Nếu mẹ ăn mít quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mẹ sau sinh nên chọn thời điểm ăn mít hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Các loại trái cây mẹ nên ăn sau khi sinh

Ăn mít có gây ảnh hưởng đến sữa không? 

Thật khó để trả lời xem ăn mít có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không. Bởi về cơ bản, ăn mít sẽ không khiến mẹ bị mất sữa, nhưng nó sẽ làm cho sữa mẹ “có mùi”. Và em bé sẽ cảm nhận được hương vị này thông qua việc ti sữa. Nếu em bé không thích vị này, em bé có thể sẽ bỏ bú, chán ti một thời gian.

Điều này sẽ vô hình chung khiến mẹ bị hoang mang, lo lắng. Vì vậy, để kiểm tra xem em bé nhà bạn có ưa thích mùi vị này không, mẹ hãy ăn thử một vài múi trước để thử phản ứng của bé nhé. Nếu em bé không né tránh, thì mẹ có thể tăng lượng ăn lên.

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn táo có tốt không? 

Bà đẻ ăn mít đúng cách, tránh gây hại cho cơ thể

Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ cần phải ăn mít đúng cách. Vậy mẹ sau sinh ăn mít như thế nào để vừa lợi cho mẹ, vừa tốt cho con. 

  • Các mẹ bị tiểu đường, nên HẠN CHẾ ăn mít: Bên trong mít có chứa một hàm lượng đường cực kỳ lớn, không tốt đối với sức khỏe của các mẹ bị tiểu đường. Chính vì vậy, nếu mẹ bị tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này. Nếu mẹ ăn mít, sẽ dễ làm tăng lượng đường huyết trong máu, gây nóng gan và ảnh hưởng không tốt đến với sức khỏe. 

  • Những mẹ cơ thể thuộc tính nóng, thường xuyên bị nóng trong cũng nên HẠN CHẾ ăn mít. Bởi mít là loại trái cây thuộc tính nóng, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan, nổi mẩn, nổi mụn trên cơ thể. Thậm chí, nếu mẹ ăn nhiều mít quá cũng sẽ khiến sữa mẹ bị nóng, làm bé gián tiếp bị nổi mụn. 

  • Mẹ nên cẩn thận lựa chọn các loại mít chín cây tự nhiên để ăn, tránh tuyệt đối các loại mít chín bằng hóa chất. Bởi các hóa chất này có thể ngấm vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 

  • Mẹ nên ăn phong phú nhiều loại trái cây khác nhau, không chỉ nên ăn mình mít. Bởi mỗi loại trái cây sẽ có nguồn dinh dưỡng, vitamin riêng biệt. Ăn đa dạng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu được nhiều dưỡng chất tốt hơn.

Mẹ sau sinh nên chọn mít chín cây tự nhiên để ăn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn mẹ cách phân biệt mít chín cây và “mít thuốc”

Hiện nay tại Việt Nam, gần như chúng ta có thể thấy mít chín được bán đều quanh năm. Nhưng bởi tâm lý lo sợ về mít thuốc mà người tiêu dùng cũng khá e dè khi mua loại quả này. Hãy đọc ngay những hướng dẫn sau đây về cách phân biệt mít chín cây và mít chín thuốc. Qua đó, các bạn sẽ yên tâm hơn về sức khỏe mỗi khi ăn mít nhé.

  • Mủ của quả mít: Một quả mít chín tự nhiên thường ít mủ trắng hơn khi cắt ra. Trong khi đó, mít chín ép bằng thuốc sẽ thường có nhiều mủ trắng khi cắt ra. Đây là do tác dụng của thuốc kích thích tạo nên. 

  • Mùi: Mít chín cây thường có mùi thơm lừng, cực kỳ hấp dẫn và dễ nhận biết. Thậm chí đang ở khoảng cách xa bạn cũng có thể ngửi thấy mùi thơm của loại quả này. Trong khi đó, mít chín nhờ thuốc thường không có mùi thơm, hoặc thơm rất nhẹ, khó ngửi thấy. 

  • Màu sắc của múi mít: Mít chín cây thường có màu vàng ươm, chín đều, múi trông khá mọng. Trong khi đó, mít chín ép thường có màu vàng nhạt, chín không đều và có phần bị sượng. 

  • Vị ngọt: Mít chín tự nhiên có vị ngọt đậm đặc trưng, dù ngọt nhưng không bị gắt. Trong khi đó, mít chín nhờ thuốc thường sẽ ít ngọt, nhạt hoặc ngọt đậm, gắt. 

Như vậy, thông qua bài viết này các mẹ đã có thể giải đáp Sau sinh ăn mít được không phải không nào. Monkey mong rằng, với những kiến thức trên, các mẹ và em bé sẽ có những trải nghiệm khỏe mạnh trong giai đoạn quan trọng này. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên mục Dinh dưỡng sau sinh của Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey