Sau sinh người mẹ cần được bổ sung sinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, có đủ sức chăm con và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong sữa để cung cấp cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường cần phải đảm bảo sự đa dạng thực phẩm giúp mẹ vừa ngon miệng vừa thoải mái hơn
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Sức khỏe của mẹ sau sinh thường
Trải qua vài tiếng trong phòng sinh khiến cơ thể người mẹ mất sức, mệt mỏi, những dấu hiệu ban đầu là đau âm đạo hoặc tử cung do bị rách hoặc bị rạch trong quá trình sinh.
Thời gian đầu sau sinh, người mẹ hay gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài, gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân. Một số dấu hiệu thường gặp đó là ra máu sau sinh, tử cung bị co bóp, đau tầng sinh môn, sưng nề, đại tiểu tiện bị rối loạn,..
Tình trạng này kéo dài ít nhất là vài tuần khiến cơ thể mệt mỏi, dễ ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ, nhiều người bị thay đổi tâm sinh lý, dễ mắc các bệnh về tâm lý, trầm cảm.
Việc quan tâm tới sức khỏe của mẹ là rất quan trọng, ngoài việc quan tâm về chăm sóc sức khỏe hậu sản cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để bồi bổ giúp người mẹ nhanh hồi phục lại sức khỏe, ổn định trở lại và có thể chăm sóc được cho bé.
Vì sao phải bổ sung dinh dưỡng cho bà đẻ sau sinh thường
Việc phục hồi cơ thể tốt nhất cho mẹ đấy là đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể có năng lượng giúp nhanh chóng phục hồi. Giai đoạn này là giai đoạn vàng giúp người mẹ có thể nhanh chóng lấy lại sức, người mẹ lúc này cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới, trong 6 tháng đầu tiên người mẹ nên khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 6 tháng có thể cho bé ăn dặm và kết hợp với nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi bé được 24 tháng tuổi.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới vi chất trong sữa của mẹ, đặc biệt là các loại vitamin nhóm A, D, nhóm B1 rất cần thiết cho trẻ nhỏ.
Trong sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp các bé khỏe mạnh vì vậy cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho mẹ để giúp các bé khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật. Những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, tăng được sức đề kháng, ít mắc bệnh và khi lớn lên sẽ ít mắc các bệnh mạn tính không lây.
Nhu cầu năng lượng của bà mẹ sau sinh cho con bú sẽ tăng khoảng 500 kcal/ ngày so với thông thường. Vì vậy cần bổ sung thêm năng lượng để bảo đảm sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường khoa học
Nên ăn gì
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và canxi như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, sữa, các thực phẩm từ sữa, các loại đậu. Protein giúp vết mổ nhanh lành, canxi giúp xương, răng chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ quá trình đông máu...
Ngũ cốc nguyên hạt như khoai tây, đậu hạt, ngô, các sản phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, gạo lứt giàu carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng tiết sữa cho mẹ.
Thực phẩm giàu vitamin như các loại rau có màu xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, các loại hạt, quả hạch giàu vitamin B giúp thúc đẩy sản xuất collagen, giúp vết mổ nhanh lành, chống nhiễm trùng và tốt cho sự phát triển của trẻ.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng giúp mẹ giảm nguy cơ bị táo bón.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 (DHA và EPA) như hải sản, cá béo, trứng, các loại hạt: Cung cấp axit béo trong sữa mẹ để trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
Phụ nữ sau sinh cũng cần chú ý đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể ít nhất 1,5-2 lít mỗi ngày để tránh thiếu nước sau sinh. Các sản phẩm như sữa chua, sữa rất tốt vì vừa cung cấp nước vừa có các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm: Bật mí tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh khoa học và đủ chất
Nên kiêng ăn gì
Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới vị sữa của mẹ
Thực phẩm gây đầy hơi: sữa đậu nành, tinh bột, thực phẩm lên men như các loại dưa muối, cải muối.
Các chất kích thích như rượu, bia, cafein: Khi uống rượu cơ thể bạn sẽ bị mất nước và thiếu nước làm giảm lượng sữa tiết ra. Hơn nữa, uống rượu còn ảnh hưởng đến các hormone liên quan đến sản xuất sữa như prolactin và oxytocin. Cafein gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của mẹ
Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, dễ bị các bệnh về đường ruột, tiêu chảy,..
Một số món ăn tuy ngon nhưng lại có hại cho mẹ và bé (Nguồn: Internet)
Các món chiên xào, dầu mỡ
Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể.
Một số sản phụ bị di chứng tăng huyết áp cần hạn chế ăn muối.
Tránh thức ăn và đồ uống lạnh vì sau sinh , sức đề kháng của mẹ còn yếu nên dễ bị cảm lạnh.
Đặc biệt khi ăn bất kì loại thực phẩm nào cũng nên theo dõi phản ứng của trẻ để xem bé có bị dị ứng với thành phần nào của thức ăn không nhé.
Những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng mẹ bầu sau sinh thường nên biết
Không kiêng khem quá mức và không ăn kiêng
Tăng số bữa ăn trong ngày: Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của phụ nữ sau sinh và nuôi con bú tăng cao nên khẩu phần ăn cả ngày nên được chia thành nhiều bữa: 3 - 6 bữa/ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Bữa ăn của bà mẹ đang nuôi con bú nên đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Hằng ngày, bà mẹ đang nuôi con bú cần lượng thực phẩm gồm: 450 - 500g ngũ cốc, 50 - 100g đậu và chế phẩm từ đậu, 80 - 100g cá và thịt, 40 - 50g trứng, 300 - 400g rau, 100 - 200g hoa quả, 20g dầu mỡ.
Lựa chọn các sản phẩm tươi, đảm bảo vệ sinh
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan
Thận trọng khi sử dụng thuốc thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố hay các thuốc tác trong động lên hệ thần kinh.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường rất quan trọng. Vừa giúp cơ thể người mẹ phục hồi nhanh chóng, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn.