Sau sinh ăn dọc mùng được không là một trong những câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. Bởi lẽ dọc mùng vốn là món ăn quen thuộc, thơm ngon và bổ dưỡng của nhiều gia đình. Để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Monkey nhé.
Phụ nữ sau sinh ăn được dọc mùng không? Sinh xong thời gian bao lâu thì mẹ có thể ăn?
Lời giải đáp cho thắc mắc chung này của nhiều chị em là có. Dọc mùng hay còn gọi là cây môn bạc hà là thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ăn quen thuộc của người Việt. Dọc mùng có tính ngọt mát, mềm thơm, giúp món ăn thêm đậm vị. Ngoài ra, nó còn mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của mẹ.
Tuy nhiên, các mẹ cần phải biết cách chế biến và ăn đúng cách để nó có thể phát huy được hết công dụng và đảm bảo được giá trị dinh dưỡng trong đó. Dọc mùng là nguyên liệu có lượng dưỡng chất nhiều và được các mẹ sau sinh thường xuyên lựa chọn để chế biến món ăn. Trong dọc mùng có chứa các thành phần bao gồm:
-
Các acid hữu cơ như oxalic, malic, succinin,citric...
-
Chất đường hữu cơ như glucose, fructose, amylose,sucrose...
-
Hợp chất phức tạp loại triglochin và iso triglochin, alocasin, beta-lectin.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g dọc mùng có chứa đến:
-
Năng lượng: 14 Kcal.
-
Nước: 95g.
-
Carbohydrate (bột đường): 3,8g.
-
Protein: 0,25g.
-
Chất xơ: 0,5 g.
-
Các vitamin như B1 0,012mg; B2 0,013mg; vitamin C 3mg; vitamin PP 0,013mg.
-
Một số khoáng chất như photpho 25mg; canxi 48mg, kali 300mg; magie 16mg; đồng 0,03mg; kẽm 1,6mg; sắt 0,4mg.
Vì cung cấp nhiều dưỡng chất đã kể trên, các món ăn sử dụng nguyên liệu dọc mùng được rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh yêu thích.
Lợi ích của dọc mùng cho bà mẹ mới sinh
Dọc mùng được biết đến là một loại rau ngon và có chứa nhiều thành phần với giá trị dinh dưỡng cao cho chị em. Nên các mẹ thường được khuyên ăn dọc mùng nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe và nhanh chóng phục hồi sau khi sinh. Vậy cụ thể những lợi ích mà dọc mùng mang lại cho chị em là gì? Monkey xin giải đáp với từng công dung được phân tích chi tiết sau đây.
Tốt cho tiêu hóa
Cơ thể mẹ sau sinh thường hay bị nóng trong và dễ bị táo bón. Bổ sung dọc mùng vào các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách giúp các chị em phụ nữ mới sinh hấp thu thêm lượng lớn chất xơ cần thiết cho mọi hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Lúc này khi đi vào đường ruột, chất xơ sẽ tăng hút nước làm mềm và kích thích nhu động ruột co bóp giúp đào thải phân và cải thiện rõ rệt chứng táo bón thường gặp ở các mẹ mới sinh.
Ngoài ra, dọc mùng là nguyên liệu có chứa nhiều loại vitamin cần thiết trong việc cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa như vitamin E, B1, B2, PP, B1, B12,…Vậy nên, bổ sung các món ăn được chế biến từ dọc mùng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn là việc rất cần thiết.
Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp mẹ khỏe mạnh sau sinh để chăm sóc tốt cho bé. Sức đề kháng tốt khi mẹ có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp các chất cần thiết như: chất béo, chất đạm, vitamin, tinh bột và khoáng chất. Trong đó, dọc mùng có chứa nhiều dưỡng chất kể trên chính sự lựa chọn hàng đầu của các chị em khi chế biến món ăn. Mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh chua, làm nộm, nấu bún để đổi bữa thưởng thức cho ngon miệng.
Phần cuống lá của cây dọc mùng có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên nó lại chứa tới 17mg vitamin C, tương đương với khoảng 15% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể người cần khi sử dụng 100g dọc mùng. Nhóm vitamin này sẽ trực tiếp tham gia hình thành các tế bào bạch cầu trung tính, góp phần giúp mẹ mới sinh củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bổ sung canxi
Bổ sung thêm canxi để tốt cho răng và xương là điều mà các chị em phụ nữ cần làm trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh. Trong dọc mùng có chứa các thành phần canxi, photpho, đây đều là những chất rất tốt cho sự phát triển của xương và răng. Do đó, mẹ sau sinh ăn các món chế biến cùng dọc mùng sẽ giúp mẹ có hệ xương chắc khỏe hơn. Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, hàm lượng canxi, photpho này cũng sẽ giúp mẹ bổ sung cho bé, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, khi cơ thể có đủ hàm lượng canxi, các mẹ, chị em phụ nữ sau sinh ít có nguy cơ bị loãng xương hơn.
Ngừa thiếu máu
Chứng thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở các mẹ, chị em phụ nữ mới sinh nếu không ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không bổ sung đủ chất sắt. Trong dọc mùng có chứa hàm lượng các chất sắt, magie, kali, đồng giúp các mẹ sau sinh ngăn ngừa chứng thiếu máu.
Giải nhiệt
Dọc mùng được đánh giá là cây rau khá mọng nước, đặc biệt ở phần cuống lá – bộ phận chủ yếu được thu hái và sử dụng trong khi chế biến các món ăn. Nhờ vậy mà các món chưa dọc mùng thường thanh mát, hỗ trợ giải nhiệt hiệu quả, rất phù hợp với người có thân nhiệt cao như các bà bầu.
Chữa mất ngủ
Chứng mất ngủ là một tình trạng hay gặp ở các chị em phụ nữ sau sinh. Magie một là thành phần có trong dọc mùng có tác dụng tốt đối với giấc ngủ con người, giúp ngủ ngon và sâu hơn. Những mẹ mới sinh nếu có mức tiêu thụ magie thấp thường sẽ có nguy cơ mất ngủ cao. Vậy nên trong các bữa ăn hàng ngày, các chị em phụ nữ nên bổ sung một cách phù hợp các món ăn chế biến từ dọc mùng để giúp giảm được các triệu chứng mất ngủ hiệu quả, tăng cường hiệu quả giấc ngủ và thời gian ngủ.
Giảm cân
Chắc hẳn vấn đề kiểm soát cân nặng sau sinh luôn được các chị em phụ nữ quan tâm. Bởi lẽ, khi sinh xong, các mẹ vừa muốn ăn uống tẩm bổ để nuôi bé thật tốt, vừa muốn có thể giữ được dáng người thon gọn như trước khi mang thai của mình. Nếu các chị em phụ nữ đang băn khoăn tìm kiếm một nguyên liệu chế biến món ăn vừa bổ, vừa ít chất béo thì dọc mùng chính là sự lựa chọn tuyệt vời, thỏa mãn cả hai yếu tố trên.
Trong dọc mùng không hề chứa các chất béo có hại cho sức khỏe người. Do đó, nếu các chị em sau sinh ăn dọc mùng đúng cách thì sẽ không bị tích tụ mỡ cho cơ thể.
Ngoài ra, vì dọc mùng có nhiều chất xơ thúc đẩy hệ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu sau khi dùng. Nên mẹ ăn loại rau này còn giúp làm hạn chế những cơn thèm ăn đấy. Từ đó, các chị em sau sinh sẽ hạn chế tình trạng bị béo phì và giúp giảm cân, dễ dàng lấy lại được vóc dáng thon gọn như trước khi mang thai của mình.
Hỗ trợ mắt
Trong dọc mùng có chứa nhiều hàm lượng vitamin A và vitamin E - các chất cần thiết cho mắt. Đặc biệt, khi thiếu hai loại vitamin này, người sẽ dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, là một trong những nguyên nhân gây ra mù lòa. Vậy nên dọc mùng chính là loại nguyên liệu tuyệt vời để chế biến thành các món ăn sau khi sinh bé, giúp các chị em phụ nữ sau sinh hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến mắt.
Xem thêm: Sau sinh ăn cam được không? Sinh xong bao lâu thì được uống nước cam
Gợi ý một số món ngon từ dọc mùng
Với những lợi ích tuyệt vời đã kể trên mà dọc mùng đem lại thì chắc hẳn loại thực phẩm này sẽ ngày càng nhiều gia đình, các chị em phụ nữ lựa chọn. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên chế biến món gì ngon từ dọc mùng thì hãy tham khảo một số món dưới đây:
Canh chua cá dọc mùng
Món ăn này khá phổ biến trong các bữa ăn của người dân Việt Nam không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà nguyên liệu, cách làm cũng vô cùng đơn giản. Canh chua cá nấu dọc mùng là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo của hai nguyên liệu chính bổ dưỡng. Bởi cá là thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, được nấu cùng với dọc mùng có vị tươi mát, thanh ngọt sẽ tạo nên một món ăn đơn giản nhưng cũng vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
-
500g cá (bất kì loại cá nào mà bạn yêu thích)
-
200g dọc mùng
-
100g cà chua
-
30g chanh hoặc sấu để tạo độ chua
-
Mùi tàu, hành lá và gia vị.
Cách làm:
-
Làm sạch cá, đánh vảy, bỏ mang, ruột và chia thành từng khúc cho vừa ăn.
-
Dọc mùng tước sạch vỏ, cắt thành các khúc khoảng 3 - 4cm, ngâm trong nước muối ấm khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
-
Cà chua thái lát hình múi cau. Gọt vỏ sấu, còn nếu mẹ sử dụng quả me thì có thể ngâm với nước nóng.
-
Mùi tàu và hành lá cắt nhỏ.
-
Dầu ăn được đun nóng, hành phi thơm cùng với cà chua, thêm chút gia vị hạt nêm và muối. Thêm nước vào và bắt đầu đun sôi.
-
Khi nước sôi, cho cá vào nồi nấu chín, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
-
Sau cùng, thêm dọc mùng vào và lại đun sôi.
Sử dụng:
Múc canh cá cùng dọc mùng ra bát, rắc chút mùi tàu và hành lá đã thái sẵn để tăng thêm hương vị cho món ăn và thưởng thức món ăn ngay thôi nào.
Gỏi dọc mùng
Món gỏi dọc mùng này bắt nguồn từ các tỉnh phía Nam, giúp bà con nơi đây xua đi cái nắng nóng của ngày hè oi bức. Dần dần, nó được cả người miền Bắc sử dụng và chế biến bởi nguyên liệu dễ tìm, dân dã, rẻ tiền nhưng lại vô cùng lạ miệng.
Nguyên liệu:
-
Dọc mùng: khoảng 4 - 5 cây.
-
Lạc rang sẵn.
-
Chanh, giá đỗ, ớt.
-
Một số loại rau thơm như kinh giới, bạc hà, húng quế, mùi tàu.
-
Các loại gia vị như bột canh, hạt tiêu, muối, đường.
Cách làm:
-
Tước bỏ phần vỏ dọc mùng, sau đó thái vát cho vào chậu hoặc bát và ướp muối hạt trong khoảng 30 phút. Tiếp đó, bóp thật kỹ để có thể loại bỏ hết nước ngứa có trong dọc mùng.
-
Chú ý: Cần tước bỏ phần vỏ trước và bóp kĩ với nước muối trước khi rửa, tránh để dọc mùng bị ngứa. Đồng thời, bạn không nên rửa sạch dọc mùng với nước trước vì nó sẽ khiến cho món ăn mất vị ngon và bị ngứa.
-
Đặt 1/2 nồi nước lên bếp để đun sôi, thêm một chút muối và dọc mùng chần qua đến khi tái chín rồi vớt vắt ráo nước và để ra bát.
-
Lạc rang chín, để nguội rồi xát bỏ hết vỏ. Các loại rau thơm được nhặt rồi rửa sạch sẽ, thái nhỏ.
-
Pha nước trộn nộm dọc mùng với công thức: Nước cốt chanh + 3 thìa cà phê hạt tiêu + 3 thìa cà phê hạt tiêu + 4 thìa cà phê đường + ớt thái lát. Dùng đũa để khuấy đều các nguyên liệu lên hòa quyện vào nhau.
Sử dụng:
Đổ bát nước trộn đã chuẩn bị vào dọc mùng và trộn đều hết nguyên liệu lên trong khoảng 5 - 10 phút rồi thêm rau thơm, lạc và tiếp tục trộn đều. Vậy là các chị em đã có thể thưởng thức món gỏi dọc mùng độc đáo nhưng lại tươi ngon này rồi.
Các lưu ý khi sử dụng dọc mùng cho mẹ sau sinh
Dọc mùng là loại nguyên liệu để chế biến ra các món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé. Nhưng bên cạnh việc tìm hiểu mẹ sau sinh có ăn được dọc mùng không thì các mẹ đã biết ăn dọc mùng đúng cách chưa? Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ sau sinh cần nắm rõ:
-
Các chị em cần đặc biệt chú ý trong khâu sơ chế dọc mùng. Cụ thể, các mẹ cần tước bỏ vỏ, rửa sạch, sau đó thái lát rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Tiếp đó, các mẹ rửa sạch với nước lạnh nhiều lần để tránh bị ngứa. Khi sơ chế, các mẹ cũng có thể sử dụng bao tay để tránh bị ngứa tay.
-
Dù là thực phẩm tốt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng các mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng, ăn quá nhiều chỉ trong một thời gian ngắn.
-
Đối với các trường hợp mẹ sau sinh đang bị viêm khớp hay bị gout thì mẹ nên hạn chế sử dụng nguyên liệu này để chế biến các món ăn. Bởi vì, trong dọc mùng có chứa thành phần acid uric, một chất có thể khiến cho các bệnh nói trên trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, mẹ sau sinh nào có tiền sử bị bệnh đau dạ dày cũng được khuyên rằng không nên ăn các món dọc mùng muối chua.
-
Với mẹ sau sinh mà có cơ địa dễ bị dị ứng với các món ăn thì không nên ăn dọc mùng. Bởi lẽ, trong loại thực phẩm này có chứa chất axit có thể khiến các chị em, bà mẹ sau sinh bị dị ứng đó. Khi các mẹ có cơ địa dị ứng ăn rất có thể bị ngứa họng, dẫn đến tình trạng nôn mửa, sốc phản vệ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng con người. Với các trường hợp nặng, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ. Còn đối với những trường hợp nhẹ, các mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
-
Súc miệng và họng bằng nước muối ấm nhiều lần.
-
Uống nhiều nước: Các chất gây ngứa có trong dọc mùng sẽ bị rửa trôi bởi nước và làm giảm triệu chứng ngứa mà các mẹ đang gặp phải.
-
Sử dụng thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin (desloratadine, loratadin,...).
Chắc hẳn các chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn dọc mùng được không sau khi đọc bài chia sẻ trên đây. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các chị em phụ nữ sau sinh. Chúc các mẹ và bé có thật nhiều niềm vui và sức khỏe.
Colocasia Leaves (Taro Leaves): Nutrition, Health Benefits & How To Eat- Ngày truy cập: 20/05/2022
https://www.boldsky.com/health/nutrition/2019/colocasia-leaves-nutrition-and-benefits-127405.html