Bà đẻ ăn được cá gì để vừa bồi bổ sức khỏe vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Cá rất nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin và chất khoáng hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục của mẹ và cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng Monkey tham khảo thông tin mẹ sau sinh ăn cá gì tốt mẹ nhé.
Bà đẻ sau sinh có ăn cá được không?
"Bà đẻ sau sinh ăn cá được không?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi cá được xem là loại thực phẩm tanh, nhiều người e ngại khi sử dụng cho mẹ sau sinh. Câu trả lời là mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn cá để bổ sung sức khỏe cho cơ thể bởi vì cá là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng.
Thịt cá giàu protein giúp tăng cường năng lượng, các vitamin A, D, các khoáng chất như sắt, canxi, magie, selen,...giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt trong cá có nhiều acid béo omega 3 và DHA đặc biệt tốt cho não bộ và mắt, cao hơn hẳn so với các loại thịt thông thường. Ngoài ra, ăn cá sau sinh còn có thể mang đến cho mẹ bỉm một số lợi ích cụ thể sau:
- Đối với sức khỏe của mẹ:
- Hỗ trợ sản xuất sữa mẹ: Omega-3 trong cá giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ, tốt cho sự phát triển trí não và thị giác của bé.
- Giúp giảm cân: Ăn cá giúp mẹ no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân sau sinh một cách lành mạnh.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Omega-3 trong cá giúp giảm cholesterol xấu, triglyceride và huyết áp, từ đó bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Đối với sức khỏe của bé:
- Phát triển trí não và thị giác: Omega-3 (DHA) trong cá đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thị giác của bé.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các dưỡng chất trong cá giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, giúp bé ít ốm vặt hơn.
- Giảm nguy cơ dị ứng: Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn cá trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ mắc dị ứng ở trẻ em.
Như vậy, với thắc mắc "Sau sinh có được ăn cá không?", câu trả lời là hoàn toàn được nếu chọn đúng loại cá tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Và nếu đã chán sử dụng các món thịt thông thường thì mẹ hãy chuyển qua ăn cá để thay đổi khẩu vị mẹ nhé. Monkey sẽ gợi ý cho các bạn một số loại cá cho mẹ tham khảo ở mục dưới đây.
Lượng thịt cá nên ăn trong ngày đối với bà đẻ sau sinh
Sau sinh, việc ăn cá là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh. Theo khuyến nghị của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA), phụ nữ sau sinh nên tiêu thụ từ 220 đến 340 gram thịt cá mỗi tuần, chia thành 2 đến 3 bữa trong tuần. Tuy nhiên, có thể đặt ra câu hỏi liệu có nên ăn cá hàng ngày không?
Theo Eric Bruce Rimm, một nhà khoa học về dịch tễ học và dinh dưỡng, việc ăn cá hàng ngày sẽ có lợi cho sức khỏe hơn việc tiêu thụ thịt bò hàng ngày, và đối với hầu hết mọi người, việc ăn cá hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc ăn cá hàng ngày không nên được khuyến khích bằng cách loại trừ các loại thực phẩm khác.
Chế độ dinh dưỡng đa dạng với sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm như thịt cá, thịt bò, thịt lợn, thịt gà cùng với rau củ và hoa quả là cần thiết. Nếu chỉ tập trung ăn cá mà không bổ sung các loại thịt khác, có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết và gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cả mẹ và trẻ nhỏ.
Do đó, mặc dù ăn cá hàng ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc ăn uống cần phải đa dạng và cân nhắc kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả bà mẹ và em bé.
Bà đẻ sau sinh ăn được cá gì? 9 loại cá có dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ
Sau khi sinh nở, mẹ bỉm buộc phải chú ý đến dinh dưỡng hơn trước nhằm giúp bản thân nhanh chóng hồi phục, cũng như mang lại chất lượng sữa mẹ tốt nhất cho con. Vậy, bà đẻ ăn được cá gì? Tìm hiểu các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh ngay dưới đây:
Cá hồi
Cá hồi là loại cá giàu dinh dưỡng và có hàm lượng axit béo omega 3 và DHA cao nhất trong các loại cá. Omega 3 và DHA là các chất cực kì tốt cho não bộ của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn.
Đồng thời sử dụng cá hồi ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch do omega 3 có thể làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra ăn cá hồi còn làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm các chứng rối loạn lo âu. Mẹ nên ăn cá hồi được chế biến kĩ càng để đảm bảo an toàn mẹ nhé.
Cá chép
Sau sinh nên ăn cá gì? Cá chép là loại thực phẩm được ưu tiên sử dụng cho mẹ sau sinh bởi chúng giàu dinh dưỡng lại có khả năng làm lợi sữa cho mẹ. Thịt cá chép ngọt, dai, chắc thịt, lại có công dụng giải độc, giúp kích thích tử cung co bóp để đẩy bớt sản dịch ra ngoài.
Ngoài ra, cá chép còn được dùng để kích thích sữa cho các bà mẹ bị mất sữa, giúp gọi sữa về nhiều. Cá chép được chế biến thành nhiều món để bồi bổ cho mẹ sau sinh như cháo cá chép, canh cá chép…tuy nhiên nên tránh chế biến cá chép với nhiều dầu mỡ để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhé.
Cá quả (Cá lóc)
Cá quả, cá lóc là một loại cá sống ở vùng nước ngọt, được rất nhiều người yêu thích từ xưa đến nay bởi thơm ngon, chắc thịt, ít xương.
Cá quả giàu calo, giúp an thần, thanh nhiệt, dưỡng huyết, khử phong, tê thấp và lợi tiểu, giúp cơ thể giải độc.
Cá lóc được biết đến với nhiều món ngon như canh cá lóc, cá lóc kho tiêu, cá lóc kho nghệ…đầy hấp dẫn.
Cá mòi
Tương tự như cá hồi, cá mòi là loại cá da trơn được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon và thành phần dinh dưỡng của nó. Cá mòi giàu chất béo, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho cơ thể.
Dù ở biển sâu nhưng loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Bổ sung cá hồi vào thực đơn giúp mẹ nạp thêm được năng lượng, hỗ trợ hệ thống thần kinh và kích thích hệ tiêu hóa.
Cá thu
Bà đẻ nên ăn cá gì để thay đổi khẩu vị? Nếu đã chán các loại cá kia thì mẹ có thể tham khảo thêm món cá thu này nhé.
Sau sinh ăn cá thu được không? Cá thu là loại cá ở biển sâu, giàu protein, chất béo, natri mà lại không hề chứa chất đường bột rất tốt cho cơ thể. Sử dụng cá thu giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, các bệnh về tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, hạn chế suy giảm trí nhớ, đặc biệt ở người già.
Cá thu cũng được chế biến thành nhiều món khác nhau như cá thu sốt cà chua, cá thu nướng, cá thu kho tiêu, kho dứa.
Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ 0 tuổi?
Bà đẻ uống lá tía tô có tác dụng gì? Có sợ bị mất sữa không?
Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?
Cá mè
Cá mè là loại cá có mùi tanh, tuy nhiên nó lại rất tốt cho cơ thể bởi chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Sử dụng cá mẹ có thể giúp giảm các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, kích thích ăn uống lại còn có thể giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Khi chế biến chỉ cần lưu ý sơ chế sạch, khử mùi tanh bằng rượu, giấm, gừng là được.
Cá cơm
Cá cơm giàu canxi giúp chắc răng, khỏe xương, tốt cho tim mạch…rất phù hợp cho các mẹ sau sinh. Cá cơm được chế biến thành nhiều món như kho để ăn nóng cùng với cơm hay dùng làm khô ăn đều được. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cũng nên hạn chế ăn cá cơm khô vì có khả năng bị táo bón hoặc làm táo bón bị nặng hơn nhé.
Cá bống
Cá bống thịt chắc, thơm, giàu protein và ít chất béo, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Theo Đông y, cá bống có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng ích khí, bổ gan thận, bổ trợ gân cốt, giúp máu huyết lưu thông.
Cá bống nhiều xương bé nên khi ăn mẹ cũng nên cẩn thận một chút để tránh hóc xương nhé.
Cá diêu hồng
Bà đẻ ăn cá diêu hồng được không? Cá diêu hồng có giá trị dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể ở người lớn và còi cọc ở trẻ em. Thịt cá diêu hồng giàu các vitamin A, D, B, protein và các chất khoáng như iot, photpho rất tốt cho cơ thể, lượng chất béo thấp cũng giúp mẹ dễ tiêu hóa hơn.
Những lưu ý khi sử dụng cá với mẹ sau sinh
Ngoài việc biết thêm kiến thức về "Bà đẻ ăn cá được không?" thì để sử dụng cá tốt cho sức khỏe, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, thì mẹ cũng nên lưu ý một số thông tin dưới đây:
-
Mẹ sau sinh không nên ăn cá gì? Một số loại cá, đặc biệt là cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Mẹ nên tránh xa các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá sấu, ác ngừ đại dương,...
-
Không ăn gỏi cá sống vì chúng chứa khá nhiều kí sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Mẹ chỉ nên ăn các loại cá đã được nấu chín kĩ như kho, rán, nấu canh, hấp,...để đảm bảo an toàn.
-
Lựa chọn cá tươi sống là tốt nhất, không nên ăn cá ươn, cá đã nấu qua ngày để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
-
Hạn chế ăn cá đóng hộp hoặc cá đông lạnh vì hàm lượng dinh dưỡng thấp
-
Mẹ sau sinh không nên lạm dụng ăn quá nhiều cá. Nên ăn khoảng 3-4 bữa trong tuần là được. Các loại đồ tanh như tôm, cá,...rất dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy
Gợi ý một số món ngon lạ miệng từ cá giúp mẹ ăn ngon
Monkey sẽ giới thiệu cho các bạn một số công thức món ngon nấu từ cá rất dễ làm tại nhà. Chỉ với những nguyên liệu rất dễ tìm, bạn sẽ có nhiều món ngon để thay đổi khẩu vị rồi đấy.
Canh chua cá lóc
Canh chua cá lóc là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vị chua thanh, ngọt ngọt, kết hợp giữa thịt cá cùng các loại rau củ khiến món ăn trở nên đậm vị, cân bằng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Cá lóc tươi: 500-700g
-
Dứa: ¼ quả
-
Cà chua: 2-3 quả
-
Đậu bắp
-
Dọc mùng
-
Giá đậu
-
Me
-
Hành lá, rau ngổ
-
Hành, tỏi, ớt
-
Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu bột, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Cá lóc rửa sạch, khử mùi, thái khúc sau đó đem ướp cùng với chút muối, hạt nêm, tiêu
-
Hành tỏi bóc vỏ, đập dập, băm bỏ
-
Cà chua cắt múi cau
-
Dứa và đậu bắp rửa sạch thái chéo
-
Dọc mùng, giá đỗ rửa sạch, để riêng. (Lưu ý dọc mùng cần được bóp muối kĩ để tránh bị ngứa)
-
Rau thơm rửa sạch, xắt nhỏ
-
Me chua chín ngâm cho tan ra để lấy nước
Bước 2: Cho đầu vào chảo sau đó cho hành tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho thêm cá vào xào săn, thêm gia vị cùng nước me vào cùng. Thêm nước vào và cho dứa vào để nấu cùng, để ở lửa vừa.
Bước 3: Khi nước sôi, vớt bớt bọt để nước trong hơn. Đợi sôi trong khoảng 5 phút thì cho các nguyên liệu cà chua, đậu bắp, dọc mùng, giá đậu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành, múc canh ra bát, cho thêm hành lá và rau ngổ lên trên rồi thưởng thức.
Món canh cá lóc thơm ngon, ăn nóng cùng với cơm thì quả là không còn gì bằng. Công thức nấu cũng không hề khó đúng không nào. Mẹ hãy thử sử dụng công thức này để làm món canh cá cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Cá bống kho tiêu
Tiếp đến, hãy cùng xem món cá bống kho tiêu được nấu như thế nào nhé.
Nguyên liệu:
-
Cá bống
-
Ớt bột
-
Nước mắm
-
Dầu ăn
-
Nước màu
-
Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, tiêu xay
Thực hiện:
-
Cá bống làm sạch, cắt bỏ đầu, dùng muối sát kĩ sau đó rửa sạch rồi làm ráo
-
Ướp cá cùng một chút tiêu, nước mắm, đường, muối, mì chính trong 10 phút cho các gia vị tan ra.
-
Cho cá lên bếp đun, sau đó cho một ít nước vào xâm xấp mặt cá rồi khi cùng, sau 7-10 phút sôi thì lật mặt cá. Nêm nếm lại gia vị cho vừa đun cho đến khi gần cạn thì tắt bếp
Cá bống kho tiêu thơm ngọt, cay cay đầu lưỡi, ăn với cơm nóng khá tốn cơm. Kho cá xong còn lại một chút nước sệt sệt trong nồi là đúng chuẩn.
Cá hồi sốt cam
Nguyên liệu:
-
Phi lê cá hồi
-
Măng tây
-
Cam tươi 1 quả
-
Bơ lạt
-
Tỏi băm
-
Rau mùi tây
-
Sữa tươi không đường 100 ml
-
Mật ong
-
Dầu ô liu
-
Muối/ đường 1 ít
Hướng dẫn cách làm:
-
Cá hồi rửa sạch, đem ngâm với sữa tươi không đường để khử mùi. Sau đó vớt ra xát muối vào hai bên.
-
Măng tây, mùi tây rửa sạch cắt khúc
-
Cam vắt lấy nước cốt
-
Cá hồi cho vào chảo áp vàng đều 2 mặt, sau đó nhấc ra
-
Cho tỏi băm vào phi thơm,rồi cho măng tây vào xào chín tới
-
Làm sốt cam: Cho bơ lạt vào cho tan ra, rồi cho tỏi băm vào phi vàng, tiếp đến cho thêm một ít muối, đường, mật ong, nước cam vào rồi nhấc ra.
-
Rưới sốt lên mặt cá hồi rồi trình bày trang trí
Công thức cá hồi sốt cam này rất đơn giản lại làm cực nhanh đúng không. Mẹ có thể làm tại nhà mà vẫn ngon như đi ăn ở nhà hàng luôn đấy
Chắc đến đây mẹ đã biết câu trả lời cho câu hỏi bà đẻ ăn được cá gì rồi đúng không nào. Ngoài ăn cá mẹ hãy tăng cường bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác như thịt, rau củ, trái cây, tăng cường vận động cùng với giữ tinh thần lạc quan để có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh mẹ nhé.
Eating Fish During Breastfeeding – Is It Safe?- Ngày truy cập 20/04/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/eating-fish-during-breastfeeding-is-it-safe/
Eating Fish and Seafood While Breastfeeding- Ngày truy cập 20/04/2022
https://www.verywellfamily.com/breastfeeding-and-seafood-can-you-eat-fish-and-shrimp-431868