zalo
[Giải đáp] Mẹ sau sinh ăn lòng lợn có sao không?
Dinh dưỡng

[Giải đáp] Mẹ sau sinh ăn lòng lợn có sao không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ sau sinh ăn lòng lợn có sao không? Các thành phần nào ở nội tạng lợn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ? Đây chính là hai trong số nhiều câu hỏi thuộc chủ đề thực phẩm đang nhận được rất nhiều sự tò mò từ các chị em. Vậy để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc này, bạn hãy cùng Monkey đọc tiếp bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Sau sinh ăn lòng lợn có hại không? 

Câu trả lời là có hại. Theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên ăn lòng lợn. Bởi món này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Từ lâu, đây vẫn luôn là thực đơn ngon miệng, hợp vị và được ưa thích bởi nhiều cánh mày râu. Thậm chí, lòng lợn chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, khoáng chất, protein và sắt.

Tuy nhiên, với một hàm lượng lớn cholesterol, cùng khả năng dễ bị nhiễm các loại khuẩn, giun hoặc sán và bệnh liên cầu lợn, người bình thường có sức khỏe tốt cũng cần hạn chế tối đa việc ăn lòng lợn. Vậy nên bạn thắc mắc mẹ sau sinh ăn lòng lợn được không? Lời giải đáp chính xác nhất là không. 

Sau sinh, sức khỏe mẹ còn yếu và chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa chưa ổn định như trước khi sinh. Do đó, ăn lòng lợn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch đường ruột và hơn thế là giảm chất lượng nguồn sữa cho con nhỏ bú. 

Vì lý do trên, các mẹ lưu ý nên kiêng và tránh để không ăn nội tạng của lợn ngay sau khi sinh nhé. Thay vào đó, cả nhà hãy lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng khác như thịt bò, rau ngót, bí đỏ,...

Vậy, chúng ta đều thấy rằng ăn lòng lợn mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Và cụ thể đó là những tác hại nào? Phần nội dung dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời cho các chị em. 

Lòng lợn có thể gây nhiễm ký sinh trùng cho mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lòng lợn có hại như thế nào

Dễ nhiễm khuẩn

Cũng như nhiều món nội tạng của các loài động vật khác, lòng lợn có chứa rất nhiều ký sinh trùng gây bệnh cho con người, chẳng hạn như giun, sán,...Thế nên, nếu trong quá trình chế biến và nấu nướng, lòng lợn không được làm sạch hoặc đun chín kỹ, người ăn sẽ rất dễ bị nhiễm các loại khuẩn vào cơ thể. 

Do đây, nhiều trường hợp khi ăn nội tạng lợn, mẹ sau sinh có thể xảy ra các triệu chứng như đau bụng, tả, kiết lị,...Hơn thế, nhiều ký sinh trùng gây hại còn tồn tại khả năng xâm nhập vào nguồn sữa mẹ và theo đó để lây bệnh sang cơ thể bé. Nên các chuyên gia đã nhận định để đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ mới sinh tuyệt đối không được ăn lòng lợn. 

Các khuẩn giun và sán có nhiều trong lòng lợn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khó tiêu

Nội tạng lợn vốn là món ăn có chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Dù trải qua nhiều khâu chế biến cẩn thận và kỹ lượng thì thành phần cholesterol vẫn là cao đối với cơ thể mỗi chúng ta. 

Bởi vậy, khi dùng các thực đơn có lòng lợn, người ăn sẽ gặp tình trạng khó tiêu và đầy bụng. Đặc biệt, đối với những mẹ sức khỏe yếu và hệ tiêu hóa đang trong quá trình hồi phục, ăn nội tạng lợn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, không thoải mái và ngán ăn các món khác. 

Nếu kéo dài trong một khoảng thời gian mà không có phương pháp điều trị, các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn và làm rối loạn khả năng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của cơ thể mẹ. Khi đấy, chất lượng sữa mẹ cũng giảm sút đồng thời không đủ dưỡng chất để cung cấp cho trẻ mỗi ngày. Chính vì vậy, chị em cần cân nhắc để không dùng món ăn chế biến từ nội tạng của lợn nhé. 

Triệu chứng khó tiêu kéo dài khi ăn lòng lợn thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dễ mắc bệnh

Như đã nói ở trên, lòng lợn là món ăn chứa nhiều cholesterol xấu và đây là thành phần chính gây ra các bệnh về gút, tiểu đường, huyết áp, tim mạch đập loạn,...Nên mẹ sau sinh nếu ăn nội tạng lợn thường xuyên sẽ dễ mắc những bệnh mãn tính và khó điều trị này. 

Ngoài ra, đối với chị em có tiền sử của các bệnh trên, lòng lợn trở thành món ăn trong danh sách thực phẩm phải kiêng khem. Bởi khi ăn, các tác nhân gây hại có trong nội tạng lợn sẽ làm tình trạng biến chuyển nhanh cũng như nghiêm trọng hơn. 

Thế nên, các mẹ cần lưu ý đến thể trạng sức khỏe của bản thân và những lợi hại có thể có từ thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày để lựa chọn được những món ăn chất lượng nhất. 

Mẹ mắc bệnh tim mạch không nên ăn lòng lợn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm khuẩn cầu lợn

Một tác hại nữa khi ăn lòng lợn mà không thể không nhắc đến đó chính là người ăn có khả năng cao bị nhiễm khuẩn cầu lợn. Dù là lợn sạch hay lợn mang bệnh, lượng liên cầu khuẩn vẫn tồn tại và luôn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể người khi ăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe mẹ sau sinh.

Ngoài ra, lòng lợn còn là phần thực phẩm thường bị ngâm, tiêm các chất tẩy trắng hoặc làm sạch. Do đó, nếu không may mua phải nội tạng lợn có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, các mẹ sẽ tăng nguy cơ ăn vào các thành phần hóa học và chất tẩy gây hại. 

Bên cạnh đó, lòng lợn cũng là bộ phận dễ bị nhiễm độc từ quy trình chăn nuôi, sử dụng các loại thuốc kháng sinh và cho ăn thành phần tăng trọng. Nên để tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của con nhỏ, mẹ nên hạn chế dùng các thực phẩm được chế biến từ nội tạng lợn. 

Trên đây là những lý do chính để giải thích cho câu hỏi phụ nữ đẻ xong có được ăn lòng lợn không. Vậy thời gian kiêng ăn món này chính xác là bao lâu? Chúng mình cùng tìm hiểu tiếp với thông tin sau đây nhé. 

Lòng lợn là thực phẩm dễ bị ngâm các chất tẩy trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Sau sinh ăn bánh kem được không? Các lưu ý khi sử dụng bánh kem

Sau sinh bao lâu thì mẹ có thể ăn được các món từ lòng lợn

Theo các chuyên gia hàng đầu, sau sinh, phụ nữ cần tránh sử dụng lòng lợn trong thời gian ít nhất là 6 tháng khi sức khỏe của mẹ và bé đã thật sự ổn định. Thậm chí, dù qua giai đoạn ăn kiêng này, chị em cũng chỉ nên dùng một cách hạn chế nhất có thể để phòng ngừa được các tác hại xấu cho cơ thể. Sau đây, Monkey xin gửi tới vài lưu ý quan trọng mà mẹ cần đặc biệt ghi nhớ khi ăn nội tạng lợn.

  • Lòng lợn phải được rửa sạch nhiều lần với nước muối và dấm. Đồng thời, trong quá trình nấu, cần đun xào thật kỹ để lòng được chín và diệt hết các ký sinh trùng gây hại. 

  • Nếu sau 6 tháng, bé vẫn còn bú mẹ thì cả nhà nên tìm hiểu những địa chỉ uy tín và đáng tin cậy để mua lòng lợn. Tránh trường hợp chọn phải nơi bán các loại lòng non của lợn đã qua giai đoạn ngâm, tẩy hóa chất độc hại cũng như không đảm bảo được chất lượng. 

  • Đối với khẩu phần ăn, mẹ được khuyên nên dùng lòng lợn 1 bữa/ngày và một tháng chỉ ăn tối đa 2 bữa. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm giun, sán hoặc bệnh về khuẩn cầu lợn. 

  • Phụ nữ cần tránh ăn lòng lợn đã để qua đêm. Vì đây là khoảng thời gian ký sinh trùng trong lòng lợn sinh sôi mạnh mẽ và cũng là lúc tăng sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khác từ môi trường bên ngoài.

  • Các mẹ có tiểu sử về bệnh tim mạch, huyết áp hay tiểu đường tuyệt đối không được phép ăn lòng lợn. Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu nếu như người bệnh thường xuyên sử dụng các món từ lòng lợn.

Vậy là bên cạnh việc trả lời câu hỏi mẹ sau sinh có được ăn lòng lợn không, Monkey cũng bổ sung thêm những kiến thức hay về thời gian ăn kiêng. Và các lưu ý quan trọng cần biết khi dùng món này. 

Mẹ sau sinh cần kiêng ăn lòng lợn trong thời gian 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, phụ nữ có cần hạn chế ăn với mọi món từ bộ phận khác của lợn không? Và nếu không thì phần nội tạng lợn nào mẹ được phép ăn? Chúng mình hãy khám phá thêm thông qua đoạn thông tin sau. 

Những phần nào của nội tạng lợn bà đẻ có thể ăn được

Gan lợn

Khác với lòng lợn, gan lợn lại là thực phẩm giàu các loại vitamin thuộc nhóm A, B và D. Bên cạnh đó, món này còn giàu axit folic cùng nguyên tố vi lượng ví dụ như sắt. 

Mặc dù là cơ quan làm nhiệm vụ thải và lọc các độc tố cho cơ thể. Tuy nhiên trong gan lợn lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. 

Vậy phụ nữ sau khi sinh ăn gan lợn có được không? Câu trả lời là có, trong đó mẹ mới sinh và đang cho con bú cũng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng món ăn từ gan lợn. 

Dù vậy, để đảm bảo hấp thụ được tốt nhất các chất dinh dưỡng cũng như tránh tác dụng ngược, mẹ chỉ nên cho món gan lợn vào thực đơn từ 2-3 lần/tuần. Và mỗi lần sẽ ăn với số lượng từ 50g đến 70g.

Một lưu ý nhỏ là khi chọn gan lợn, mẹ hãy ưu tiên chọn những miếng có màu đỏ hơi sẫm, ít nốt sần trắng và khi dùng tay ấn nhẹ sẽ cảm nhận được độ đàn hồi. Đây chính là những miếng gan tươi, ngon và có chất lượng tốt để các mẹ dùng đấy. 

Gan lợn chứa nhiều thành phần bổ dưỡng cho bà đẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tim, cật của lợn

Tiếp theo, đó là món ăn từ quả tim hoặc cật của lợn. Các nội tạng này dùng để ninh cháo hoặc hầm và bồi bổ rất tốt cho người sức khoẻ yếu, đặc biệt là bà đẻ. 

Tuy nhiên, cũng giống như gan lợn, chị em nên dùng tốt nhất là 2-3 lần/tuần để đảm bảo hấp thụ đúng và đủ nguồn dinh dưỡng có trong hai bộ phận này. Về cách chọn mua và chế biến, các mẹ lưu ý là tìm mua ở những cửa hàng uy tín hoặc siêu thị để tránh chọn phải những phần nội tạng có chứa chất hoá học độc hại.

Ngoài ra, khi sơ chế, bạn hãy làm sạch tim và cật qua nước muối. Trong đó, riêng cật lợn cần loại bỏ bớt phần máu đọng cũng như các sợi gân trắng ở giữa. Mẹ trước hoặc sau sinh hãy hoàn toàn yên tâm dùng các món tim hoặc cật của lợn vì nguồn chất dinh dưỡng dồi dào và cần thiết có trong hai bộ phận này. 

Cháo tim là món ăn bồi bổ hiệu quả cho phụ nữ mới sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, bài viết trên đây Monkey đã gửi tới các mẹ những thông tin tổng hợp về thắc mắc sau sinh ăn lòng lợn có sao không. Song song với đó là những lưu ý về thời gian ăn kiêng cùng các phần nội tạng lợn bổ dưỡng mẹ có thể dùng. Hy vọng cả nhà đã hiểu và nắm rõ các kiến thức quan trọng để chăm sóc thật tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh nhé.

Organ Meats Are Incredibly Nutritious and Healthy - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.healthline.com/nutrition/organ-meats#TOC_TITLE_HDR_7 

Organ meats: Benefits and risks - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319229 

 

 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey