Theo quan niệm của các bà, các mẹ thời xưa, sữa mẹ loãng là lý do khiến trẻ chậm tăng cân. Vì thế, không nên cho trẻ ti phần sữa mẹ loãng, mà nên vắt bỏ đi. Liệu rằng đây là quan niệm đúng hay sai? Thực hư của vấn đề sữa mẹ bị loãng khiến trẻ chậm tăng cân là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này mẹ nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Vì sao sữa mẹ loãng?
Sữa mẹ được chia thành nhiều trạng thái khác nhau, bao gồm: Sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa trưởng thành. Trong đó, mỗi loại sẽ có những đặc trưng khác nhau. Cụ thể như sau:
-
Sữa non: Là phần sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ tạo ra, có độ đặc sánh, có màu vàng nhạt. Trong sữa non chứa thành phần dinh dưỡng chủ yếu là protein, kháng thể, beta carotene rất quan trọng với trẻ sơ sinh.
-
Sữa chuyển tiếp: Là phần sữa được tạo ra sau khoảng 5 ngày mẹ sinh em bé. Sữa chuyển tiếp sẽ duy trì sản xuất trong khoảng 10 đến 15 ngày. Sữa thường có màu trắng đục, như nước vo gạo, cảm giác khá loãng. Đây chính là nguyên do khiến nhiều mẹ băn khoăn khi sữa mẹ chuyển từ sữa non (dạng đặc sánh), qua sữa chuyển tiếp (hơi loãng).
-
Sữa trưởng thành: Là sữa mẹ được sản xuất sau sinh khoảng 15 ngày, thường có màu trắng đục, cho cảm giác đặc.
Do đó, khi nói sữa mẹ loãng có nghĩa là sữa mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra từ ngày thư 5 đến 14 sau khi sinh. Và tuyệt đối không nên bỏ phần sữa chuyển tiếp đi mẹ nhé. Bởi trong sữa chuyển tiếp chứa thành phần protein, kháng thể, chất béo, đường và calo phong phú, rất tốt đối với trẻ sơ sinh.
Sữa mẹ loãng có khiến con chậm tăng cân?
Nhiều quan niệm cho rằng sữa mẹ loãng là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Thế nhưng quan niệm này KHÔNG ĐÚNG mẹ nhé.
Mỗi trạng thái của sữa mẹ đều chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết của một đứa trẻ. Trên cơ bản, sữa mẹ loãng hay đặc đều không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng trong sữa. Ngược lại, phần sữa chuyển tiếp dù loãng nhưng chứa thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ như protein, chất béo, kháng thể.
Nhiều mẹ lầm tưởng sữa loãng là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nhưng việc tăng cân thực tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của mỗi đứa trẻ. Chỉ cần được cho ti đủ cữ, đảm bảo chất lượng sữa, công thêm em bé hấp thụ tốt thì trẻ sẽ tăng cân đều.
Do vậy, mẹ nên cho bé ti đủ cữ ở mỗi lần ti (ti đủ sữa đầu và sữa cuối). Điều này sẽ giúp hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa.
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Các mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn về các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ nhé. Chúng bao gồm:
Nước
Sữa mẹ có hơn 80% là nước, đặc biệt nhiều trong phần sữa đầu khi mẹ cho con bú. Vì vậy, bất cứ khi nào con khát mẹ có thể cho con bú. Điều này vừa giúp đáp ứng cơn khát của trẻ, vừa giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh nhiễm trùng, phát triển tốt. Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh không cần nước trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi. Bởi vậy mà WHO khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Carbohydrate
Trong sữa mẹ có tới hơn 200 loại đường phức hợp được gọi là oligosaccharide hoạt động như prebiotics. Chúng có vai trò cung cấp lợi khuẩn trong đường ruột của bé. Chúng cũng ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào máu và giảm nguy cơ viêm não.
Chất béo (Lipid)
Lipid chiếm 3% đến 5% thành phần của sữa mẹ. Một nửa lượng calo và một nửa năng lượng mà trẻ nhận được từ việc bú sữa mẹ đến từ các lipid trong sữa mẹ.
Chất béo trong sữa mẹ cũng có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát cơn đói của bé. Vì lượng chất béo trong sữa mẹ tăng lên khi con bạn bú cùng một bên vú, nó có thể làm bé no và khiến bé ngừng bú. Ngoài ra, trẻ sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa chất béo hơn, nên khi hấp thụ nhiều chất béo trong sữa sẽ khiến trẻ no lâu.
Chất đạm (Protein)
Trong sữa mẹ có hơn 1.000 protein giúp bé tăng trưởng và phát triển, kích hoạt hệ thống miễn dịch, phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh trong não của bé.
Tất cả protein trong sữa mẹ đều được tạo thành từ các axit amin. Có hơn 20 hợp chất này trong sữa của bạn. Một số trong số chúng, được gọi là nucleotide, tăng lên vào ban đêm và các nhà khoa học cho rằng chúng có thể gây ngủ.
Kháng thể
Kháng thể hay còn được gọi là globulin miễn dịch. Có năm dạng kháng thể cơ bản và tất cả chúng đều có thể được tìm thấy trong sữa mẹ. Chúng bảo vệ em bé, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn và vi rút.
Vitamin và khoáng chất
Trong sữa mẹ chứa thành phần vitamin và khoáng chất cực kỳ phong phú, bao gồm: vitamin A, B, K, C, E cùng nhiều khoáng chất như Canxi, Sắt,... Những chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh và chức năng của các cơ quan, cũng như giúp hình thành răng và xương của bé
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, khiến sữa mẹ loãng
Có nhiều yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Hãy điểm qua một vài nguyên nhân cơ bản nhất để có biện pháp ngăn chặn mẹ nhé.
Mẹ bị căng thẳng kéo dài
Căng thẳng trong thời kỳ cho con bú là một trong những lý do khiến chất lượng sữa mẹ suy giảm. Khi mẹ bị căng thẳng, có thể sẽ sản sinh hormone cortisol, làm giảm hormone oxytocin và prolactin. Đây là hai loại hormone kích thích tiết sữa mẹ trực tiếp. Vậy nên, khi mẹ căng tăng thì lượng sữa và chất lượng sữa đều bị giảm sút đáng kể.
Mẹ sử dụng chất kích thích
Cà phê, rượu, thuốc lá đều chứa chất kích thích như cafein, ethanol, nicotin,.,,, gây ức chế khiến cơ thể mẹ khó hấp thụ canxi, khoáng chất quan trọng. Do đó, nếu mẹ sử dụng chất kích thích trong thời kỳ cho con bú sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được những chất dinh dưỡng nói chất. Điều này đồng nghĩa với trẻ cũng sẽ thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như vitamin, canxi, sắt,...
Bên cạnh đó, các chất kích thích còn có thể bài tiết qua sữa mẹ để vào cơ thể trẻ. Và từ đó gây ảnh hưởng hệ thần kinh, sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Vận động quá sức
Vận động quá sức sẽ làm tăng nồng độ axit lactic trong sữa mẹ. Chất này sẽ gây ảnh hưởng mùi vị sữa khiến lượng ti của trẻ có xu hướng giảm sút. Vậy nên, trong thời kỳ cho con bú mẹ không nên vận động, lao lực quá sức. Thay vào đó, mẹ hãy lên kế hoạch rèn luyện thể thao một cách vừa phải, đảm bảo sức khỏe.
Sữa mẹ loãng phải làm sao?
Nếu thấy sữa mẹ bị loãng thì nên làm gì? Hãy tham khảo một số mẹo giúp sữa thơm, đặc sánh ngay dưới đây mẹ nhé.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học
Sau khi sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ thường giảm sút đáng kể. Vậy nên để nhanh hồi phục sức khỏe và tăng chất lượng sữa, một chế độ dinh dưỡng khoa học là cực kỳ cần thiết.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng chất lượng mẹ, mẹ bỉm sữa nên ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ.
Cụ thể, những dưỡng chất này thường có nhiều trong các thực phẩm sau:
-
Tinh bột: Khoai lang, yến mạch, gạo.
-
Protein: Thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng.
-
Chất béo: Cá hồi, sữa, dầu, thịt cừu, thịt bò.
-
Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, hạt dinh dưỡng,... Ví dụ, cam loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho mẹ sau sinh.
-
Chất xơ: Rau xanh như: rau cải bó xôi, rau ngót, súp lơ,...
Để có một nguồn sữa chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng tuyệt đối, mẹ nên uống nước thường xuyên. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ sau sinh nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
Ngoài ra, để nguồn sữa mát, chất lượng hơn, mẹ có thể uống nước một số loại thảo dược lợi sữa. Ví dụ như uống nước lá đinh lăng, tía tô, bồ công anh, lá mít,...
Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học
Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết hormone cortisol. Khi nồng độ hormone cortisol tăng cao sẽ làm giảm lượng hormone prolactin và oxytocin. Đây là hai hormone đóng vai trò chính trong việc tiết sữa. Vậy nên khi mẹ căng thẳng thường xuyên sẽ không tốt đối với tuyến sữa. Cách tốt nhất để việc kích sữa mang lại hiệu quả là mẹ nên tạo tinh thần thoải mái để tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể tập thể dục, rèn luyện sức khỏe để nâng cao thể chất. Một sức khỏe tốt sẽ tạo ra một tinh thần khỏe mạnh. Mỗi ngày, các mẹ nên tập thể dục từ 30 đến 45 phút. Mẹ nên tập trung vào các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, đi bộ, bơi lội.
Cho con bú đúng cách
Cho trẻ bú sai cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sữa mẹ tiết ra. Đồng thời, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Vậy nên, các mẹ bỉm nên lưu ý cho con bú đúng cách để đảm bảo mọi thứ tốt nhất.
Cụ thể, khi cho con bú, các mẹ nên cho trẻ bú đủ cữ để hấp thụ trọn vẹn sữa non, sữa chuyển tiếp và trưởng thành. Như vậy, trẻ sẽ nạp được toàn bộ dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Có thể khẳng định rằng, sữa mẹ loãng không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm tăng cân. Sữa loãng do nó là sữa chuyển tiếp, vẫn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ. Vậy nên mẹ hãy yên tâm cho trẻ uống sữa mẹ ngay cả khi bị loãng nhé. Và mẹ đừng quên áp dụng một số cách giúp tăng chất lượng sữa hiệu quả ngay tại nhà. Qua đó giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Why Is My Breast Milk Watery? - Truy cập ngày 28/9/2022
https://exclusivepumping.com/watery-breast-milk/
Why diluting breastmilk can be dangerous - Truy cập ngày 28/9/2022
https://www.sheknows.com/parenting/articles/1082950/the-dangers-of-diluting-breast-milk/