Giai đoạn ăn dặm luôn là thời kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay rất nhiều phụ huynh lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con. Để có thể xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng, ba mẹ cần lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này. Ngay sau đây, bài viết sẽ mách mẹ những thực đơn dễ làm và bổ dưỡng nhất.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Khi bé được 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện và có khả năng ăn được những thức ăn thô hơn so với giai đoạn 6 tháng. Do đó khi cho con ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 7 tháng, bạn cần biết các nguyên tắc dưới đây.
Lượng thức ăn
Ở giai đoạn ăn dặm đến 7 tháng, thông thường bữa ăn chuẩn nên cho bé ăn 2 bữa trên 1 ngày. Bởi vì lúc này bé còn bú mẹ nhiều nên chỉ cần ăn 2 bữa để bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng cho vận động hàng ngày. Lượng thức ăn lúc này sẽ nhiều hơn một chút, cụ thể như sau:
-
Cháo với lượng từ 40 - 70g: Tùy vào khả năng ăn của bé, bạn chia đều lượng cháo này trong 2 bữa. Cháo nên nấu kỹ để mềm hơn giúp bé dễ dàng ăn và tiêu hóa.
-
Rau với lượng 25g: Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong thời gian ăn dặm của con. Vậy nên bạn cần lưu ý bổ sung 25g mỗi ngày để con được cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Về phần rau củ bạn nên luôn chín và nghiền nát để quấy đều với cháo cho bé ăn.
-
Đạm với lượng từ 10 - 15g: Đạm chắc chắn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con. Ba mẹ nên chế biến các thức ăn giàu đạm với lượng vừa đủ theo nguyên tắc để con được bổ sung tốt nhất.
Độ thô của thức ăn
Như đã nói ở trên khi nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng sẽ có thể cho ăn độ thô tốt hơn giai đoạn 6 tháng. Điều này giúp con dần tiếp xúc và cảm nhận nhiều hơn với đồ ăn để con cảm thấy thích thú hơn.
-
Nấu cháo theo tỷ lệ 1:7: Lúc này trẻ đã ăn thô tốt hơn nên mẹ nên nấu cháo trắng cho con theo tỷ lệ 1 gạo : 7 nước. Nếu như quá loãng sẽ khiến bé cảm thấy không ngon và ăn được ít hơn.
-
Ăn kèm các thực phẩm dinh dưỡng khác: Thịt bò, thịt heo, cá hồi, thịt gà, trứng,...là những thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn kèm với cháo. Nhưng trong quá trình cho ăn ăn, bạn cần chú ý cho ăn ít một để dễ thích nghi, đồng thời là xem con có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không.
-
Tập cho con ăn trái cây bằng cách cắt thành hình dài: Trong trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và vitamin nên mẹ hãy tập cho con ăn. Bạn có thể cắt thành những miếng dài để con thể tự cầm tay và cắn ăn. Như vậy sẽ giúp bé học cách cắn, nhai và nuốt.
Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ 7 tháng
Cần nhiều dinh dưỡng để thực hiện ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng, bởi vì ở giai đoạn này sữa mẹ đã không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho con. Cụ thể là lúc này sữa mẹ chỉ chiếm 60 đến 70% khẩu phần ăn, còn lại cần thức ăn dặm. Do đó bổ sung đủ dưỡng chất cho con là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các nhóm dinh dưỡng quan trọng khi chế biến đồ ăn cho bé.
Nhóm tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, đặc biệt là cung cấp carbohydrate chính cho cơ thể. Ngoài ra nhóm dinh dưỡng này còn cung cấp chất xơ, sắt, canxi và các vitamin nhóm B. Các thực phẩm có nhiều tinh bột đó là bánh mỳ, khoai tây, gạo, ngũ cốc,...Các bà mẹ nên chú ý những thực phẩm này để chế biến trong bữa ăn hàng ngày cho con.
Nhóm vitamin, khoáng, chất xơ
Đây là một nhóm chất vô cùng quan trọng mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn cho con. Mỗi dưỡng chất có chức năng riêng như vitamin giúp mắt sáng, tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ hấp thụ canxi,...
Khoáng và chất xơ là chất giúp xương chắc khỏe, giúp chuyển hóa năng lượng, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Các chất này có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, súp lơ, rau cải bó xôi,...
Đạm
Đạm cũng là một nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 7 tháng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất đạm giúp cơ thể tăng trưởng, duy trì hoạt động sống và tăng cường đề kháng. Một bữa ăn đầy đủ chất đạm sẽ giúp bé phát triển về mặt thể chất và trí não. Các thực phẩm giàu đạm động vật như thịt gà, thịt bò, sữa, cá, trứng,... Đạm thực vật sẽ có nhiều trong đỗ, đậu cô ve,...
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng dễ làm và bổ dưỡng
Ở phần trên bạn đã được chia sẻ về nguyên tắc và nhóm chất cần thiết cho việc ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng. Tiếp theo sẽ là gợi ý những món ăn nằm để mẹ làm thực đơn chế biến cho con đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.
Cháo bánh mì cá hồi
Với món bánh mì sandwich cá hồi được rất nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích vì đầy đủ dinh dưỡng.
-
Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị 40g cháo và 10g cá hồi. Cá hồi nên mua ở siêu thị để đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng.
-
Cách làm: Xé nhỏ bánh mì sandwich, sau đó xé nhỏ ra và cho vào nấu cùng với cháo để chín nhừ đến độ sánh mịn. Phần cá hồi nên hấp chín, sau đó bỏ da rồi nghiền nhuyễn để trộn với cháo. Chú ý nhiệt độ vừa phải và đút cho bé ăn.
Bí đỏ nghiền táo
Bí đỏ nghiền táo là một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng rất thơm ngon và cách làm đơn giản như sau:
-
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 15-20g táo và 25g bí đỏ, lưu ý chọn củ quả đang tươi và rửa thật sạch.
-
Cách làm: Đem hấp chín bí đỏ rồi lấy thìa nghiền thật nhuyễn rồi cho vào bát. Phần táo hãy dùng thìa nạo nhuyễn và lược qua rây để lấy nước táo. Cuối cùng là trộn bí đỏ với nước táo là bé đã có một món ăn rất bắt mắt.
Cháo đậu cove vừng đen
Các mẹ không nên bỏ qua món cháo đậu cô ve và vừng đen trong thực đơn ăn dặm của con.
-
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị đậu cô ve, vừng đen và cháo trắng theo đúng lượng.
-
Cách làm: Luộc chín đậu cô ve sau đó vớt ra và nghiền nhỏ, vừng đen mang rang chín rồi giã thật nhỏ. Cháo sau khi nấu nhừ hãy múc ra bát, đổ đậu cô ve nghìn lên và rắc vừng đen lên trên là đã hoàn thành món ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Súp thịt gà khoai môn
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng không thể thiếu được món súp thịt gà băm nấu khoai môn.
-
Nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu đó là thịt gà nên lấy phần ức, khoai môn, nước dashi và bột năng.
-
Cách làm: Gọt khoai môn rồi đem rửa sạch, sau đó thái lát mỏng và đem hấp chín. Khi khoai chín hãy cho vào bát vào dùng thìa nghiền nhuyễn. Phần thịt gà băm nhuyễn rồi đun với nước dashi đến khi chín mềm, sau đó cho bột năng đã hòa tan vào. Bước cuối cùng là cho khoai môn vào khuấy đều rồi chờ súp nguội là mẹ cho thể đút cho bé ăn.
Cháo thịt bò cà chua
Cháo thịt bò sốt cà chua là món ăn dặm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất cho con.
-
Nguyên liệu: Chuẩn bị cà chua, thịt bò tươi và cháo trắng.
-
Cách làm: Thịt bò đem rửa sạch rồi băm nhuyễn, cà chua lột vỏ và băm nhỏ. Sau đó cho thịt bò đã băm vào xào với dầu ô liu, khi thịt săn lại cho cà chua vào xào tiếp. Cho hỗn hợp đã xào này vào bát cháo đã nấu nhuyễn rồi khuấy đều cho bé ăn.
Cháo bí ngô
Cháo bí ngô phô mai là một trong những món ăn dặm dễ làm và được nhiều bà mẹ bỉm sữa chế biến.
-
Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị 1 miếng bí ngô, cháo trắng và 1 viên phô mai dành cho trẻ nhỏ.
-
Cách làm: Bí ngô mang hấp chín rồi nghiền cho thật nhuyễn và mịn, sau đó cho lượng bí này vào đun với cháo trắng trong khoảng 3 đến 5 phút trên lửa nhỏ. Cuối cùng là cho phô mai vào khuấy đều cùng với cháo là được. Mẹ nên chú ý nhiệt độ của cháo tránh làm con bị bỏng miệng.
Cháo lưỡi heo đậu Hà Lan
Cháo lưỡi heo đậu Hà Lan là một món ăn bổ dưỡng trong thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 7 tháng, cách làm như sau:
-
Nguyên liệu: Chuẩn bị lưỡi heo, bắp ngô ngọt, đậu Hà Lan và cháo trắng.
-
Cách làm: Phần đậu Hà lan và bắp ngô ngọt hãy luộc chín, sau đó tác hạt và nghiền thật nhuyễn. Phần lưỡi heo làm thật sạch rồi mang luộc, sau đó vớt ra băm nhuyễn. Tiếp theo hãy cho lưỡi theo đã băm, đậu và bắp đã nghiền nhuyễn vào đung với cháo trắng khoảng 5 phút. Như vậy là đã có một món ăn thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.
Cháo rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, vì vậy mẹ nên dành thời gian nấu món cháo rau cải bó xôi cho con theo cách sau:
-
Nguyên liệu: Rau cải bó xôi, cháo trắng và tôm tươi. Mẹ nên chọn rau tươi xanh và rõ nguồn gốc, tôm đang sống không bị chết.
-
Cách làm: Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen sau đó rửa sạch rồi băm nhuyễn, rau cải nhặt và rửa sạch rồi mang say nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp tôm và rau vào nấu với cháo trắng, đun lửa nhỏ khoảng 5 đến 10 phút. Đến khi cháo chín múc ra bát và để nguội cho bé ăn.
Cà chua hấp khoai lang
Cà chua hấp khoai lang là món ăn dặm nhiều vitamin dành cho bé, với cách làm đơn giản bạn chỉ cần thực hiện như sau:
-
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị khoai lang, nên chọn khoai đẹp không bị sùng và quả cà chua tươi.
-
Cách làm: Khoai lang đem gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Cà chua lột vỏ và băm nhuyễn rồi đem hấp cùng với khoai lang đến khi chín nhừ. Sau đó mang khoai và cà chua đã hấp vào máy để xay cùng với một chút sữa. Cuối cùng là trộn đều cho bé ăn, hương vị thơm ngon của khoai lang và sữa rất dễ ăn nên trẻ rất yêu thích.
Cháo cá thịt trắng
Cá có hàm lượng dinh dưỡng cao nên là một thực phẩm chế biến món ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng. Với món cháo cá thịt trắng cách làm như sau:
-
Nguyên liệu: Cá thịt trắng và cháo trắng.
-
Cách làm: Cá lột da, rửa sạch sau đó mang luộc. Cá sau khi được luộc chín hãy lấy thìa nghiền nhuyễn rồi cho vào đun với cháo và nước dashi đến khi hỗn hợp sệt lại. Như vậy là đã có một bát cháo cơ bổ dưỡng cho bé ăn ngon miệng.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Khi thực hiện ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức để đồng hành cùng con ở giai đoạn này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng không nên bỏ qua.
-
Nếu cháo đúng theo tỷ lệ 1 phần gạo và 7 phần nước để phù hợp với khả năng tập nuốt của con, không nên nấu quá loãng hoặc quá đặc.
-
Bữa ăn của con cần đủ 3 nhóm thực thực là tinh bột, vitamin khoáng chất và đạm. Thường xuyên thay đổi các món ăn theo nhóm dinh dưỡng này để bé quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
-
Không nên thêm gia vị vào thức ăn, tránh xa gia vị như mì chính và hạt nêm.
-
Trong quá trình chế biến thức ăn nên tận dụng nguyên liệu để tạo màu sắc bắt mắt cho món ăn. Điều này sẽ kích thích sự hứng thú của bé giúp con ăn ngon miệng hơn.
-
Tập cho con thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ để tạo thói quen sinh hoạt tốt. Đến khi con biết ngồi có thể để ghế ăn của con bên cạnh để ăn cùng bố mẹ để kích thích vị giác hơn.
-
Không nên nấu một món ăn trong nhiều ngày sẽ khiến bé bị chán ăn gây ra lười ăn. Ba mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho con.
-
Nên cho con ăn theo nhu cầu, không nên thúc ép sẽ khiến con bị sợ ăn.
Xem thêm:
Chuyên gia gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
[Gợi ý] 15+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về quy tắc cũng như thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ có được nhiều kiến thức để có thể đồng hành với sự phát triển của con.
1. 7-month-baby Diet: An Authoritative Guide by Our Experts - truy cập ngày 5/9/2022
https://www.healthhub.sg/live-healthy/2021/meal-ideas-month-7
2. 7 months weaning planner - truy cập ngày 5/9/2022
https://www.ellaskitchen.co.uk/helpful-stuff/weaning-planner-7-months