zalo
Các mốc phát triển của trẻ sinh non: ba mẹ cần lưu tâm
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Các mốc phát triển của trẻ sinh non: ba mẹ cần lưu tâm

Lê Hương
Lê Hương

05/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sinh non thường có quá trình phát triển có đôi chút khác biệt so với những đứa trẻ được sinh đủ tháng. Tuy các con có thể phát triển khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong những năm tháng đầu đời. Để có thể chăm sóc con đúng cách, giúp bé phát triển bình thường. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ sinh non.

Trẻ sinh non thường ở tháng thứ mấy?

Các mốc phát triển của trẻ sinh non thường có những điểm khác biệt nhất định. Do trẻ sinh thiếu tháng nên sẽ có thể gặp một số vấn đề về y khoa. 

Thời điểm thế nào được xem là sinh non?

Sinh non là tình trạng mà bà bầu chuyển dạ trước 3 tuần so với  ngày dự sinh đã tính toán. Hiểu đơn giản hơn, sinh non là trường hợp sinh xảy ra trước khi bắt đầu vào tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non, nhất là khi trẻ ra đời quá sớm so với dự kiến thường có một số vấn đề về y khoa.

Những biến chứng khác nhau của trẻ sinh non là khác nhau, bé sinh ra càng sớm có nguy cơ gặp các bệnh lý và biến chứng càng cao. Sinh non được chia thành các mốc thời gian cụ thể đó là:

  • Sinh cực non: Chuyển dạ sinh trước 28 tuần thai kỳ.

  • Sinh rất non: Mốc thời gian từ tuần thứ 28 đến 32.

  • Sinh non vừa đến muộn: Tuần thai kỳ từ 32 đến 37.

Có những khác biệt gì so với trẻ sinh bình thường

Với trẻ sinh non, bạn cần lưu ý về tháng tuổi đúng nhất của bé để có thể hiểu được sự phát triển của con. Ví dụ trẻ sinh sớm 2 tháng, bé bây giờ một tuổi thực chất con chỉ mới có 10 tháng thôi. Những trẻ sinh non thường rất nhỏ, cơ thể trông rất yếu, do:

  • Da không phát triển đầy đủ, bóng, hoặc khô và bong tróc.

  • Bé thường không có chất béo dưới da nên cơ thể không thể tự giữ ấm.

  • Phần mí mắt của bé ở giai đoạn đầu có thể không mở được, sau 30 tuần mới có thể mở và quan sát xung quanh.

  • Cơ thể bé phát triển chưa hoàn thiện, không thể điều chỉnh nhiệt cơ thể, điều hòa nhịp tim, nhịp thở. Có thể xuất hiện tình trạng co giật, cơ thể cứng, không tỉnh táo.

  • Trẻ có ít tóc mọc trên đầu, bộ phận sinh dục có thể nhỏ và kém phát triển. 

Trẻ sinh non thường ở tháng thứ mấy? (Ảnh: sưu tầm internet)

Các mốc phát triển của trẻ sinh non 

Các mốc phát triển của trẻ sinh non là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Cụ thê: 

Cột mốc phát triển về ngôn ngữ

Mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu và học ngôn ngữ khác nhau, nhưng đa phần trẻ sinh non có khả năng học chậm hơn. So với những trẻ được sinh đủ tháng, bé sinh non gặp nhiều khó khăn khi học nói, học hiểu khi giao tiếp, điều này dẫn đến quá trình phát triển ngôn ngữ chậm lại. 

Nhưng cũng không phải đứa trẻ nào thiếu tháng cũng kém phát triển ngôn ngữ. Nhiều bé có thể tiếp thu và học ngôn ngữ một cách tuyệt vời. Để làm được điều này, cha mẹ phải là người thường xuyên đồng hành cùng con, cùng bé đọc sách, hát và giao tiếp với bé thường xuyên.

Cột mốc phát triển thể chất 

Trong các mốc phát triển của trẻ sinh non, cột mốc phát triển thể chất cũng là điều ba mẹ cần lưu ý. Trẻ sinh non ngay từ ban đầu đã thấp và nhẹ cân hơn so với những em bé được sinh ra đủ tháng. Và quá trình phát triển thể chất sau này cũng vậy, nếu như so với những trẻ bình thường khác bé vẫn kém phát triển hơn. Một số bé sinh non gặp các vấn đề về sức khỏe có thể chậm phát triển thể chất đến 12 tuổi. Tuy nhiên, nếu như bé ít gặp các vấn đề sức khỏe, được chăm sóc đúng cách vẫn có thể theo kịp những trẻ bình thường.

Khả năng vận động

Việc kém phát triển về thể chất ở trẻ sinh non kéo theo khả năng vận động của trẻ cũng bị hạn chế với trẻ sinh đủ tháng. Khi bé ra đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra để nắm rõ các dấu hiệu vận động cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của con sau này. Điển hình như sự khác biệt về cơ bắp ở các bên, hệ xương trong cơ thể… Nếu như có những dấu hiệu bất thường sẽ có sự can thiệp kịp thời . 

Có đến hơn 40% trẻ sinh thiếu tháng gặp các vấn đề có liên quan đến hoạt động thể chất:

  • Kỹ năng vận động tinh: Xếp hình, cầm nắm bút.

  • Lên kế hoạch, giải quyết tình huống: Hiểu trò chơi, có phương pháp, tránh các chướng ngoại vật. 

  • Kết hợp vận động: Quan sát bằng mắt, kết hợp vận động tay chân như hoạt động vẽ, viết lại.

  • Kỹ năng vận động xúc cảm: Phân biệt nặng nhẹ, cầm nắm nhiều đồ vật không để rơi vãi….

Trẻ sinh non thậm chí có thể mắc bệnh bại não, suy yếu hoàn toàn về vận động, chiếm đếm 10-15% trẻ sinh non. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác bệnh gặp nhiều khó khăn, điều này còn phụ thuộc vào các dấu hiệu khi bé lớn lên.

Các mốc phát triển của trẻ sinh non. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Trẻ 8 tuổi và những cột mốc phát triển quan trọng ba mẹ cần biết

Mốc mọc răng

So với trẻ bình thường, các mốc phát triển của trẻ sinh non trong đó có mọc răng cũng bị ảnh hưởng. Trẻ sinh non thường hay gặp các vấn đề về răng miệng, nhất là những bé yếu, gầy nhỏ, dễ đau ốm. Điều này có thể bắt nguồn từ việc bé không nhận đủ Canxi và phốt pho từ khi còn trong bụng mẹ hoặc do bé phải nằm ống thở sau sinh. Những vấn đề bé có thể gặp khi mọc răng đó là:

  • Men răng bất thường: Men răng có màu xám hoặc nâu, sâu răng dễ hình thành, bề mặt răng không đều, bé có ít men răng. Tốt nhất nên tập cho bé học cách vệ sinh răng miệng sớm và thường xuyên khám nha khoa định kỳ.

  • Trẻ sinh non có thể chậm mọc răng vài tháng, nhưng sau này vẫn sẽ phát triển và thay răng như bình thường. Nên đi thăm khám khi bé từ 1 tuổi để hiểu các vấn đề về răng miệng của bé, quan sát được sự phát triển của răng bé.

Cột mốc phát triển giác quan

Hầu hết những đứa trẻ sinh thiếu tháng có các giác quan phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, bé cũng dễ mắc các bệnh có liên quan đến thính giác và thị giác. Trẻ cũng thường nhạy cảm với những âm thanh, kích thích liên quan đến xúc giác. Cụ thể:

  • Về thính giác: Bé sinh non thường dễ mắc phải các khiếm khuyết liên quan đến khả năng nghe (chiếm khoảng 2-6%). Các bé sẽ được kiểm tra thính giác ngay từ khi ở trong bệnh viện để chẩn đoán các vấn đề. Từ đó giải quyết kịp thời giúp bé phát triển tốt khả năng ngôn ngữ và xã hội sau này.

  • Về thị giác: Trẻ sinh non cũng gặp một số vấn đề về hạn chế tầm nhìn, nheo mắt, kém nhận thức về chiều sâu (chiếm khoảng 1-2%). Các bé nên được kiểm tra nhãn khoa thường xuyên từ khi nhỏ để phát hiện sớm và điều trị.

Mốc phát triển giác quan ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Phát triển khả năng nhận thức, tiếp thu 

Ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ, con đã bắt đầu phát triển nhận thức, học hỏi thông qua những hoạt động của cha mẹ. Vậy nên, phần lớn những em bé sinh non vẫn có khả năng học hỏi và suy nghĩ như bình thường. Tất nhiên, vẫn có những hạn chế về khả năng tư duy, nhận thức của bé, cha mẹ thường chỉ phát hiện điều này đến khi con đến tuổi đi học.

Khi bé tập trung tư duy, học cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là lúc ghi nhớ, nhận dạng mặt chữ, học hát,... Bé có thể yếu ở những mảng này, gặp nhiều khó khăn khi tư duy và cần phải được hỗ trợ thêm. Bên cạnh đó, bé còn vướng phải những rắc rối về liên kế hoạch, tập trung chú ý… Cha mẹ nên hướng dẫn con để xây dựng hoàn thiện các khả năng nhận thức và tư duy ở trẻ.

Giao tiếp, thể hiện cảm xúc 

Khóc được xem là hành động mà bé sơ sinh báo hiệu cho cha mẹ biết đến nhu cầu của mình. Tuy nhiên, những bé sơ sinh thiếu tháng trong phòng chăm sóc tích cực sơ sinh thường không có xu hướng khóc nhiều, chỉ ngoại trừ khi bé cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị. 

Trong các mốc phát triển của trẻ sinh non, năm đầu tiên sau khi bé chào đời, bé sinh non thường dành phần lớn thời gian để ngủ thay vì thể hiện cảm xúc hay giao tiếp với thế giới bên ngoài. Bé cũng thường xuyên cáu kỉnh, ít tập trung chú ý, ăn ngủ không ngon, khó giữ bình tĩnh… Vậy nên, phải thường xuyên quan sát bé và có những phương pháp hỗ trợ để giúp con hoàn thiện thể hiện cảm xúc và giao tiếp. 

Sự phát triển giao tiếp và cảm xúc ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non

Ba mẹ cần lưu ý đến các mốc phát triển của trẻ sinh non cũng như một số vấn đề thường gặp ở trẻ để có cách giải quyết kịp thời. 

Chậm phát triển thể chất

Bé sinh non chậm phát triển thể chất thông thường do hệ cơ và xương chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé cũng chậm hơn so với trẻ đủ tháng. Trẻ thường khá nhẹ cân, chiều cao không đạt, nhưng nếu như bé được chăm sóc đúng cách vẫn có thể theo kịp những bé khác. Trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám để định kỳ theo dõi cân nặng và chiều cao. Nếu cần thiết có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp con phát triển toàn diện và bình thường.

Chậm phát triển trí não

Một vấn đề thường gặp ở những bé sinh thiếu tháng đó là bé chậm phát triển tư duy và trí tuệ. Thậm chí, một số trẻ sinh non gặp vấn đề về bại não, rối loạn vận động… Thông thường, khi kém phát triển về trí tuệ, khả năng học tập, phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng học hỏi cơ bản cũng chậm hơn những trẻ bình thường khác. Cha mẹ nên thường xuyên, theo dõi quan tâm để hiểu rõ con đang gặp những khó khăn gì về tư duy, ngôn ngữ để có hướng giải quyết tốt nhất. 

Chậm phát triển các hoạt động: lẫy, trườn, bò, đi đứng

Các mốc phát triển của trẻ sinh non về hoạt động thể chất như mấy tháng biết lẫy, mấy tháng biết ngồi, đi đứng cũng là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Do bé có hệ cơ, xương và thần kinh vận động còn non yếu nên các hoạt động này cũng chậm hơn so với trẻ bình thường. 

Thông thường trẻ sinh non sẽ mất từ 4-6 tháng tập lẫy, biết ngồi vào tháng thứ 6-7 và học bò khoảng 9 tháng và biết đi sau hơn 12 tháng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng đạt đúng thời điểm như vậy, mà cũng có thể chậm hơn so với dự kiến. Nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này, tuy chậm nhưng các con vẫn có thể phát triển bình thường nếu như không mắc các vấn đề khác về sức khỏe. 

Chậm mọc răng 

Trẻ sinh non thường có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng, vậy nên việc mọc răng vài tháng cũng là điều bình thường. Thông thường số tháng chậm mọc răng tương ứng với số tháng mà bị thiếu khi dự sinh. Tuy nhiên, cũng có không ít trẻ bị chậm mọc răng quá lâu, nếu như đến 13 tháng tuổi mà bé vẫn chưa mọc răng nên đưa bé đi khám và tìm ra nguyên nhân cùng hướng điều trị thích hợp.

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Bé 10 tuổi - những cột mốc phát triển quan trọng ba mẹ cần nắm rõ

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến phụ huynh những thông tin về các mốc phát triển của trẻ sinh non. Mong rằng, qua đó bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để giúp bé có thể phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Ba mẹ hãy tham khảo bộ ứng dụng học tập Monkey trọn bộ để giúp con phát triển ngôn ngữ theo phương pháp giáo dục sớm tốt nhất ở giai đoạn đầu đời nhé!

Cùng con học tập ngôn ngữ với những phương pháp giáo dục sớm tốt nhất tại Monkey Junior. Đăng ký để nhận tư vấn chương trình học miễn phí ngay hôm nay!

1. Your Premature Baby: Milestones for the First 18 Months - truy cập ngày 6/2/2023

https://www.webmd.com/parenting/baby/features/premature-milestones 

2. Your Preemie's Growth & Developmental Milestones - truy cập ngày 6/2/2023

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/preemie/Pages/Preemie-Milestones.aspx 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey