zalo
Bổ sung vitamin D như thế nào và nên lưu ý gì khi sử dụng thuốc?
Dinh dưỡng gia đình

Bổ sung vitamin D như thế nào và nên lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

Ngân Hà
Ngân Hà

14/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, việc bổ sung vitamin D được rất nhiều bạn quan tâm. Bởi trên thực tế, vitamin D mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người: Cải thiện vóc dáng, ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe xương,... Vậy làm thế nào để cơ thể hấp thụ vitamin đầy đủ mà an toàn? Việc bổ sung thừa hoặc thiếu có gây nên tác dụng phụ không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Monkey giải đáp trong bài viết sau.

Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe

Vitamin D thường được biết đến là một dưỡng chất tác dụng tích cực đối với xương và cơ thể. Thật vậy, vitamin D còn được các nhà nghiên cứu chứng minh là có khả năng ngừa được các loại bệnh tật hiệu quả. Cụ thể như:

  • Giảm tình trạng bệnh trầm cảm: Thực tế, khi cơ thể cung cấp đủ lượng vitamin sẽ giúp kiểm soát tốt tâm trạng và tinh thần bản thân. Bên cạnh đó, những người bị mắc bệnh trầm cảm khi bổ sung đầy đủ lượng vitamin này thì các triệu chứng đã được cải thiện tối ưu hơn.

  • Giảm cân thành công: Trong một nghiên cứu đã chứng minh được rằng: Khi những người tham gia bổ sung lượng vitamin D phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày, kết quả là giảm được cân nặng hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc kết hợp giữa canxi và vitamin D cũng góp phần cải thiện vóc dáng gấp nhiều lần.

  • Ngăn ngừa bệnh tật: Như Monkey đã nói, vitamin D có tác dụng phòng bệnh hiệu quả, cụ thể: Giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, giảm được các bệnh lý tim mạch, hạn chế tình trạng cảm cúm ở trẻ và thanh thiếu niên. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi và phụ nữ mãn kinh nên quan tâm hơn về vi chất này, bởi chúng có thể giúp bạn ngừa tình trạng loãng xương.

  • Phòng ngừa bệnh đa xơ cứng: Là một bệnh tự miễn có tác động đến tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Với bệnh này sẽ thường gây viêm, bệnh kéo dài sẽ khiến phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh làm tắc đường truyền xung điện. Do vậy, vitamin D có thể làm dịu đi các triệu chứng ở bệnh nhân đang mắc bệnh đa xơ cứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

  • Hỗ trợ người mắc bệnh tim hiệu quả: Nếu bạn bổ sung lượng vitamin cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tránh được bệnh suy tim nghiêm trọng.

  • Ngừa ung thư: Ngăn ngừa một số bệnh về ung thư như: Ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt. Khi kết giữa vitamin D cùng canxi có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh này, đồng thời đã có nghiên cứu trên những người Mỹ gốc Phi, kết quả cho thấy rằng họ đã giảm được khả năng mắc bệnh lên đến 23%.

  • Hỗ trợ tạo xương: Nếu để cơ thể thiếu lượng vitamin D trầm trọng sẽ tăng quá trình mất xương. Vì thế, vitamin D có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và giảm tình trạng gãy xương. Thực tế, các bác sĩ đã và đang ứng dụng vitamin D để điều trị một số bệnh có liên quan đến xương như: Mất xương, đau nhức,...

Tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những vấn đề sức khỏe do thiếu/thừa vitamin D gây nên

Bên cạnh những lợi ích của vitamin D đối với cơ thể, nhiều người lạm dụng và bổ sung thừa hoặc gây thiếu hụt dẫn đến tình trạng mất cân bằng lượng vi chất. Và điều này đã tác động tiêu cực đến cơ thể. Chi tiết hơn, mời bạn đọc tham khảo những vấn đề sức khỏe do bổ sung sai cách vitamin dưới đây.

Đối với cơ thể khi thiếu vitamin D

Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin D xảy ra ở nhiều trường hợp: Cơ thể không tiêu thụ được lượng vitamin theo đúng nhu cầu, ít tiếp xúc với ánh mắt trời, da tối màu, béo phì, thận không chuyển đổi được vitamin thành các hoạt động, khiến cơ thể:

  • Thường xuyên ốm hoặc nhiễm bệnh: Vitamin D có tác dụng giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh, chống lại virus và vi khuẩn. Do vậy, khi bạn cảm thấy có vấn đề về sức khỏe như: Dễ cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng,... thì nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin D. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời có thể bệnh trở nặng như viêm phổi.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Tuy cơ thể mệt mỏi do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có thể kể đến việc thiếu vitamin D. Một số nhà nghiên cứu đã thấy được rằng, khi nồng độ vitamin D trong máu thấp dễ dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

  • Có tình trạng đau xương và lưng: Bởi mối quan hệ mật thiết giữa vitamin D và xương cho chúng ta thấy được: Khi nồng độ vitamin thấp là yếu tố góp phần gây đau xương và đau ở thắt lưng, dẫn đến bệnh đau lưng mãn tính, đau ở chân, xương sườn hoặc khớp.

  • Trầm cảm: Không chỉ tác động về sức khỏe, thiếu vitamin D cũng gây ảnh hưởng đến tinh thần. Trong một vài trường hợp, khi cung cấp một lượng vitamin phù hợp cho người bệnh trầm cảm giúp họ cải thiện được triệu chứng bao gồm trầm cảm theo mùa.

  • Hạn chế việc chữa lành vết thương: Trong một nghiên cứu từ ống nghiệm thấy được nồng độ vitamin D có thể làm tăng sản xuất hợp chất, từ đó giúp hình thành da mới sau một quá trình chữa lành vết thương. Do vậy, việc chữa lành sẽ bị giới hạn nếu cơ thể bạn đang thiếu nguồn vitamin này. 

  • Dễ bị mất xương: Đây là tình trạng dễ xảy ra ở người cao tuổi, thực tế khi bị chẩn đoán đang gặp tình trạng mất xương, họ thường dùng canxi nhiều hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng canxi là chưa đủ vì nguyên nhân có thể do thiếu vitamin D. Chính vì thế, nếu bổ sung và dùng thuốc sai cách dễ khiến họ có nguy cơ gãy xương cao.

  • Đau cơ: Không chỉ riêng với người lớn, nếu trẻ em bổ sung không đủ vitamin D cũng gây nên tình trạng đau cơ. Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã chứng minh khi thử nghiệm trên 120 đứa trẻ bị đau cơ thì bổ sung liều vitamin D mức phù hợp làm giảm đau đến 57%.

  • Ung thư: Ung thư xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc thiếu vitamin D cũng là một nguyên nhân phổ biến. Bởi theo nghiên cứu, với 75% người mắc bệnh ung thư khác nhau có nồng độ vitamin trong cơ thể rất thấp, đặc biệt với những người đang có bệnh nằm trong giai đoạn mạnh thì việc thiếu vitamin D đạt ở mức thấp nhất.

Đối với cơ thể khi thiếu vitamin D. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với cơ thể khi thừa vitamin D

Bên cạnh việc thiếu vitamin D gây ra những vấn đề về sức khỏe, thì nếu lượng vi chất này bổ sung thừa cũng khiến cơ thể gặp nguy hiểm:

  • Bị ngộ độc: Khi cơ thể bạn bổ sung quá liều lượng vitamin cần thiết làm loại vi chất này tăng cao trong máu và gây ra nhiễm độc thuốc. Và việc ảnh hưởng của độc tính này kéo dài trong vài tháng khi người dùng ngưng sử dụng.

  • Nồng độ máu bị tăng cao: Tuy với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ khỏi các bệnh loãng xương, ung thư. Mặt khác, nếu cung cấp ở mức vượt quá an toàn khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nói chậm, hay quên cùng với một số triệu chứng khác.

  • Nồng độ canxi tăng cao: Thực tế, vitamin D có thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm thiên nhiên. Nhưng nếu thừa vitamin quá mức, canxi trong máu có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, khát,... và nặng nhất có thể dẫn đến mất trí nhớ.

  • Buồn nôn và ăn kém: Tuy với những ảnh hưởng như buồn nôn, nôn hay ăn kém do thừa vitamin D và tăng canxi trong máu nhưng các triệu chứng này không xảy ra ở tất cả mọi người. Theo một nghiên cứu trên 10 người phát hiện với mức vitamin dùng liều cao dẫn đến sự mất cân bằng, 4 người đã buồn nôn và ói mửa, 3 người bị mất cảm giác ngon miệng.

  • Dễ đau dạ dày, táo bón hay tiêu chảy: Đây là những tác dụng phụ của hệ tiêu hóa khi lượng dinh dưỡng không nạp từ thực phẩm hoặc do bệnh ruột kích thích. Không những thế, chúng cũng là dấu hiệu của việc nhiễm độc từ vitamin D.

  • Suy thận: Việc lạm dụng vitamin D không chỉ dẫn đến loãng xương mà còn gây ra chấn thương thận. Thực tế, các nghiên cứu đã thống kê khi chấn thương thận từ mức trung bình đến nặng thì đa số những người này đều bị nhiễm độc vitamin D.

Đối với cơ thể khi thừa vitamin D. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khuyến nghị lượng vitamin D cần bổ sung trong ngày

Để hiểu hơn về cơ thể mỗi người cần dung nạp bao nhiêu vitamin D là đủ, bạn có thể tham khảo bảng nhu cầu khuyến nghị được Viện Dinh Dưỡng quốc gia cung cấp theo các lứa tuổi ngay dưới đây.

Nhóm tuổi/ Tình trạng sinh lý của đối tượng


Nhu cầu vitamin D khuyến nghị (mcg/ ngày)

Trẻ em (tháng tuổi)

<6 

5

6 - 11

5

Trẻ em (5 tuổi)

1 - 3 

5

4 - 6

5

7 - 9

5

Nam vị thành niên

10 - 18

5

Nữ vị thành niên (tuổi)

10 - 18

5

Nam trưởng thành (tuổi)

19 - 50

5

51 - 60

10

>60

15

Nữ trưởng thành (tuổi)

19 - 50

5

51 - 60

10

>60

15

Phụ nữ đang mang thai

 

5

Mẹ cho con bú

 

5

Các cách bổ sung D cho cơ thể

Đến với cách để bổ sung vitamin D cho cơ thể, chúng ta thường dùng 2 phương pháp: Bổ sung bằng thực phẩm thiên nhiên và bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết hơn ngay dưới đây.

Thông qua thực phẩm từ thiên nhiên

Bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm hàng ngày là một phương pháp rất dễ áp dụng đồng thời giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng khác. Dưới đây là một số gợi ý đến từ Monkey:

  • Cá hồi: Là một loại cá béo chứa nhiều vitamin D. Dựa theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ cho biết, tương đương một miếng cá hồi 100 gram chứa 361 - 685 IU. Không những thế, bạn còn được hấp thụ thêm lượng axit béo omega-3 có lợi từ cá hồi. Ngoài ra, bạn có thể thay thế cá hồi bằng các loại cá béo khác như: Cá rô, cá thu, cá trích,...

  • Dầu gan cá tuyết: Được xem là một thực phẩm đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, dầu gan cá tuyết không chỉ có nguồn vitamin D tuyệt vời, chúng còn chứa vitamin A và lượng axit béo omega-3. Với mỗi muỗng cà phê khoảng 4,9 ml sẽ chứa 450 IU, nếu bạn không thích ăn cá thì dầu gan cá tuyết là một lựa chọn hoàn hảo.

  • Cá ngừ đóng hộp: Thực tế, nhiều người sử dụng cá ngừ đóng hộp bởi hương vị dễ bảo quản, giá thành rẻ. Đồng thời, cá ngừ còn chứa rất giàu vitamin D, tương ứng 236 IU trong khẩu phần ăn 100 gram. Mặt khác, nên lưu ý khi sử dụng cá ngừ đóng hộp, bởi trong chúng thường chứa methylmercury - Chất độc gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

  • Hàu: Là một loại hải sản sống trong nước mặn nhưng lại có hương vị rất ngon, ít calo và đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó không thể thiếu đi vitamin D. Theo nghiên cứu, với 100 gram hàu sẽ chỉ chứa 68 calo nhưng cung cấp 320 IU cho cơ thể.

  • Tôm: Thuộc loài động vật giáp xác phổ biến nhưng chúng không giống các hải sản khác, tôm chứa rất ít chất béo nhưng lại là nguồn vitamin D dồi dào với 152 IU. Bên cạnh đó, tôm còn chứa axit béo omega-3 giúp nâng cao sức khỏe tim và não, chống oxy hóa astaxanthin.

  • Lòng đỏ trứng: Nếu bạn đã quá chán với những thực phẩm hải sản, hãy thử thiết kế bữa ăn với lòng đỏ trứng vẫn có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin D nhé. Khi hầu hết các protein được tìm thấy ở lòng trắng thì chất béo cùng vitamin và khoáng chất chủ yếu ở lòng đỏ, với một quả trứng chứa 18 - 39 IU vitamin D.

  • Nấm: Bên cạnh những thực phẩm giàu vitamin D thì nấm là nguồn thực vật duy nhất với nồng độ vitamin cao nhất, tương đương 100 gram sẽ chứa 2300 IU và cao gấp 4 lần so với mức khuyến nghị.

  • Ngũ cốc và yến mạch: Theo thống kê, một khẩu phần ăn khoảng 29 gram ngũ cốc kết hợp cùng một ly sữa sẽ bổ sung cho bạn 90 IU vitamin D. Ngoài ra, nếu kết hợp ngũ cốc cùng một ly nước ép cam thì cơ thể sẽ hấp thụ gần 200 IU.

  • Gan bò: Tuy không được xem là thực phẩm chứa nhiều vitamin D nhất, nhưng với 99 gram gan bò đã chế biến cũng chứa khoảng 50 IU vitamin D và nhiều hợp chất dinh dưỡng khác như: Vitamin A, sắt, protein. Tuy vậy, bạn cũng không nên lạm dụng chúng quá nhiều vì có thể làm tăng lượng cholesterol.

  • Nước cam: Bổ sung vitamin D bằng một ly cam ép 248 gram giúp bạn bổ sung cho cơ thể 100 IU vitamin D mỗi ngày. Việc cung cấp nguồn vitamin D bằng cam ép giúp bạn: Tăng cường thể lực, tránh cảm cúm, vết thương mau lành, đặc biệt giảm nguy cơ mắc bệnh về tim hiệu quả.

Thông qua thực phẩm từ thiên nhiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông qua thuốc/ thực phẩm chức năng

Ngoài phương pháp bổ sung vitamin D bằng thực phẩm, chúng ta có thể dùng thuốc hỗ trợ để giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, với trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc người đang thiếu vitamin D trầm trọng nên lựa chọn các sản phẩm sau:

  • Vitamin D3 5000 IU Chewable Now Foods: Được bào chế với hàm lượng vitamin D3 phù hợp, thuốc dưới dạng viên nhai tiện dụng. Tác dụng chính của viên uống: Bổ sung hàm lượng vitamin phù hợp, cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D, duy trì xương luôn chắc khỏe, bảo vệ hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, viên uống chỉ phù hợp với người lớn, sử dụng theo tần suất 2 ngày/ viên trong bữa ăn.

  • Thorne Vitamin D/ K2: Đây là một thương hiệu rất đáng tin cậy trên thị trường hiện nay, Thorne đã được chứng nhận bởi Hiệp hội Sản phẩm Trị liệu (TGA) về những tác dụng của chúng: Bổ sung vitamin K2, hỗ trợ tốt sức khỏe xương, giúp chức năng miễn dịch và tim mạch hoạt động tốt. Bạn có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, với tần suất uống 2 giọt trong một đến ba lần trong ngày.

Xem thêm: Bí quyết bổ sung vitamin B an toàn và những lưu ý khi sử dụng

Thông qua thuốc/ thực phẩm chức năng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý cần nhớ khi bổ sung D dạng thuốc cho cơ thể

Tuy thuốc có thể giúp bạn bổ sung lượng vitamin D phù hợp nhưng chúng cũng làm phát sinh các tác dụng phụ bất lợi nếu không sử dụng đúng cách. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng nào cũng cần lưu ý: 

  • Luôn đọc kỹ nhãn thuốc: Lưu ý những chi tiết trên bao bì như: Liều lượng dùng, hiệu quả, chống chỉ định, tác dụng phụ,... 

  • Không kết hợp dùng nhiều thuốc khác nhau: Ngoại trừ có sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu không thì hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp giữa thuốc bổ sung và các thuốc chữa bệnh khác.

  • Xuất hiện triệu chứng lạ nên ngưng dùng thuốc: Một số biểu hiện mà bạn nên lưu ý khi dùng thuốc sai cách: Phát ban, đau đầu, đau bụng,...

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên tự ý sử dụng. Bởi có một số sản phẩm thuốc có thể tác động xấu đến thai nhi, trẻ sơ sinh nếu mẹ không sử dụng đúng cách.

  • Mua thuốc ở những nơi uy tín: Đồng thời, khi mua phải nên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, luôn cất giữ nơi thoáng mát.

Những lưu ý cần nhớ khi bổ sung D dạng thuốc cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì nhu cầu sức khỏe ngày càng được nâng cao, việc bổ sung vitamin D đúng cách là vô cùng quan trọng. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã có thể hiểu hơn về lợi ích cũng như tác dụng phụ của vitamin D khi bổ sung không đúng liều lượng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hãy theo dõi Monkey để cùng chung tay bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

1. Foods rich in vitamin D - Ngày truy cập 08/08/2022

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/foods-rich-in-vitamin-d/

2. Signs that the body is deficient in vitamin D - Ngày truy cập 08/08/2022

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/general-health-check/signs-that-the-body-is-deficient-in-vitamin-d/

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!