“Dầu dừa là chất béo gì?” Trong chúng ta ai cũng đã từng nghe ít nhất một lần cái tên dầu dừa trong đời. Nhưng để mà hỏi về khái niệm hay công dụng của nó thì hẳn nhiều người vẫn còn mơ hồ chưa rõ. Do đó mà Monkey sẽ cùng các bạn, giải đáp mọi thắc mắc về khái niệm hay sự tác động của dầu dừa đối với sức khỏe của con người thông qua bài viết sau đây nhé.
Dầu dừa là chất béo gì?
Được biết thì để có được dầu dừa, người ta sẽ ép các chất béo ở phần cái ngọt màu trắng đục bên trong quả dừa. Trong đó, mỗi quả có khoảng 80-84% lượng calo của dầu dừa đều đến từ chất béo bão hòa. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đã đưa ra kết luận cho điều này, đó là dầu dừa khi ở trạng thái chất rắn trong nhiệt độ phòng thì có thời hạn sử dụng lâu, có khả năng chịu được nhiệt độ nấu ăn ở mức cao, tương tự như mỡ lợn và bơ.
Thành phần lớn cấu tạo nên chất béo bão hòa của dầu dừa chính là chất béo trung tính chuỗi trung bình hoặc là Medium-chain Triglycerides (MCT). Tuy nhiên thì cơ thể chúng ta sẽ xử lý chúng khác với các loại chất béo chuỗi dài khác như dầu thực vật lòng, thịt béo và sữa.
Giá trị dinh dưỡng và những điều cần biết về dầu dừa
Theo các cuộc phân tích chuyên sâu về dầu dừa thì người ta nhận thấy được rằng bên trong dầu dừa bao gồm:
-
100% chất béo.
-
80-90% chất béo bão hòa.
-
Một số loại acid béo no (acid lauric 47%, acid myristic và acid palmitic.
Được biết, chất béo bão hòa MCT có trong dầu dừa sẽ giúp làm tăng HDL (chất giúp bài trừ LDL) hoặc tạo ra các cholesterol tốt cho sức khỏe con người. Và khi so với các chất béo bão hòa trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như là bít tết, phô mai, thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa thì việc sản sinh ra cholesterol tốt của dầu dừa sẽ ít gây hại cho tim mạch nhiều hơn.
Tuy nhiên thì theo AHA (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ), mỗi người chỉ nên sử dụng một thìa dầu dừa mỗi ngày, tương đương với khoảng 13 gam dầu. Vì thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta nhận thấy rằng dầu dừa vẫn có thể làm tăng cholesterol xấu LDL cho cơ thể, chất này là nguyên nhân tạo thành các mảng bám gây tắc nghẽn động mạch. Do đó, dù dầu dừa giúp làm tăng HDL nhưng ta vẫn nên cẩn trọng, sử dụng có hạn chế vì nó vẫn có thể sản sinh ra chất gây hại đến sức khỏe nếu ta dùng quá liều lượng.
Tại đại học Cornell của Mỹ có một nhà chuyên gia về lĩnh vực khoa học dinh dưỡng đã công bố rằng các tất cả các loại dầu dừa đều khác nhau. Trong đó có những loại phổ biến:
-
Dầu dừa tinh chế - được chiết xuất từ thịt dừa đã qua khử mùi hóa học và tẩy trắng.
-
Dầu dừa nguyên chất - được sản xuất trực tiếp từ những trái dừa chín, tươi ngon và không sử dụng nhiệt độ hay hóa chất để điều chế. Đây là loại dầu nên được sử dụng vì nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Những tác dụng của dầu dừa
Dù vậy nhưng dầu dừa vẫn mang lại những lợi ích hết sức bất ngờ đến sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về từng công dụng của dầu dừa nhé!
Tác dụng giảm cân hiệu quả
Khoa học từ ngày xưa đã chứng minh được rằng dầu dừa hoàn toàn có khả năng đánh tan mỡ thừa một cách hiệu quả. Dựa vào một cuộc nghiên cứu trên cơ thể loài chuột, năm 1985 thuộc báo Journal of Toxicology and Environmental Health, họ đã tiêm vào chú chuột thí nghiệm một mũi acid capric (loại acid béo có trong dầu dừa), việc này đã làm giảm nhanh chóng lượng thức ăn mà chú chuột đã tiêu thụ sau đó dần diễn ra chậm và giảm dần. Sau đó thì cân nặng của chú chuột cũng giảm lại tương đối.
Nhiều dẫn chứng thực tế thông qua các cuộc thí nghiệm khác cũng đã cho thấy rằng acid capri và các loại acid béo chuỗi trung bình (MCT) có trong dầu dừa giúp làm tăng khoảng 4-5% năng lượng tiêu thụ của con người mỗi ngày. Như vậy đồng nghĩa với việc là bạn sẽ đốt cháy được khoảng 100-120 calo mỗi ngày nếu như duy trì sử dụng dầu dừa trong liên tục trong thời gian dài, suy ra một năm bạn hoàn toàn có thể giảm được 36.000 calo, một con số hết sức ấn tượng.
Công dụng diệt khuẩn
Có một điều khá đặc biệt về lượng acid lauric chiếm một nửa số lượng acid béo có trong dầu dừa, đó là loại acid này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, khuẩn nấm trên da, giúp cơ thể ta ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm ngay từ bên ngoài. Hơn nữa, khi dầu dừa được cơ thể hấp thu, nó sẽ tạo ra phản ứng với các loại enzyme tạo thành chất monoglyceride (monolaurin), một thành phần có khả năng ngăn chặn và diệt trừ các tác nhân gây bệnh độc hại.
Ngoài khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn ngoài da thì acid lauric và monoglyceride còn có công dụng tiêu diệt các tác nhân và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như khuẩn tụ cầu vàng hay nấm Candida (một loại tác nhân gây ra bệnh nấm phổ biến trên thế giới).
Trợ thủ đắc lực trong chuyện “ấy”
Dầu dừa không chỉ có công dụng về sắc đẹp và sức khỏe con người, nó còn có một chức năng hết sức thú vị, đó là khả năng bôi trơn kỳ diệu. Đây có thể nói là công dụng khá đặc biệt mà ít người biết, nhờ vào mùi hương dịu ngọt và kết cấu trơn chu mà ta hoàn toàn có thể sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn, trở thành trợ thủ đắc lực trong chuyện “giường chiếu”.
Với tính chất dưỡng ẩm, bôi trơn và còn có khả năng tiêu diệt khuẩn, nấm hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh nấm men ở âm đạo một cách tuyệt vời. Tuy nhiên thì cũng có những khuyến cáo cho rằng chúng ta không nên dùng dầu dừa cùng với các loại bao cao su siêu mỏng, bởi vì nó sẽ gây rách bao do làm mất tác dụng của keo nhựa, dễ dẫn đến việc thụ thai ngoài ý muốn.
Giúp giữ gìn vóc dáng và tăng cơ hiệu quả
Như mình đã nói ở những phần trên, những acid MCT được dầu dừa sản sinh có khả năng tuyệt vời trong việc thúc đẩy tiêu thụ năng lượng và đốt cháy calo trong cơ thể. Không chỉ có thể mà dầu dừa còn sản sinh thêm acid MCTs, một loại acid béo có khả năng kỳ diệu giúp tăng cơ bắp một cách hiệu quả. Đây là một thành phần được sử dụng phổ biến trong trong các loại sữa tăng cơ giúp phát triển cơ bắp tối ưu.
Tuy nhiên thì trên thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều các sản phẩm chứa MCTs đã qua tinh chế, có thể gây biến dạng về chức năng tự nhiên của nó. Do đó mà để cơ thể có thể phát triển cơ, săn chắc vóc dáng hiệu quả nhất thì bạn nên chọn cách ăn dầu dừa, nhờ đó cơ thể sẽ hấp thụ được MCTs thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Với chế độ ăn uống mỗi ngày khoảng 3 thìa súp dầu dừa kết hợp với ăn uống đủ chất là cách hiệu quả nhất để tăng cường cơ bắp, săn chắc vóc dáng.
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Đã có cuộc nghiên cứu lâm sàng ở hơn 40 người ngẫu nhiên, mỗi người sẽ được sử dụng 2 thìa súp dầu dừa hoặc là 2 thìa dầu đậu nành liên tục mỗi ngày trong 12 tuần. Thông qua khảo sát thống kê 12 tuần thì kết quả cho thấy rằng, nhóm người sử dụng dầu đậu nành có lượng cholesterol HDL giảm xuống và lượng cholesterol LDL thì lại tăng lên. Đồng nghĩa với việc nguy cơ nhiễm các căn bệnh về tim mạnh cũng bị tăng cao.
Còn với nhóm người sử dụng 2 thìa dầu dừa mỗi ngày thì ngược lại, lượng cholesterol HDL tăng cao còn lượng cholesterol LDL thì giảm xuống. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy nhóm người này có có hệ thống tim mạch khỏe mạnh, chống được những căn bệnh về tim có thể xảy ra.
Hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh đái tháo đường
Nhiều chuyên gia về lĩnh vực khoa học dinh dưỡng cũng đã thừa nhận khả năng cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể nhờ vào hấp thụ nhiều MCTs có trong dầu dừa. Ở một cuộc thí nghiệm trên cơ thể loài chuột, cho thấy rằng chất MCFAs cũng có tác dụng bảo trì lượng insulin có trong cơ thể sống và đồng thời kháng insulin. Do đó cho thấy được rằng dầu dừa mang khả năng cải thiện độ nhạy của insulin đối với căn bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Đã có những cuộc khảo sát và quan sát đối với người có chế độ ăn uống chứa khoảng 40% calo bao gồm acid MCTs và LCTs trong khẩu phần ăn hàng ngày. Kết quả mang lại cho thấy rằng những nhóm người sử dụng MCTs sẽ có thể cải thiện được khoảng 30% trong quá trình chuyển hóa glucozo gián tiếp thành insulin khi đem so với những người có chế độ ăn uống LCTs mỗi ngày. Qua đó ta có thể thấy được rằng việc kiên trì sử dụng đúng lượng dầu dừa hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh đái tháo đường.
Tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer’s
Khi cơ thể hấp thụ dầu dừa, gan sẽ tiêu hóa chất MCTs và tạo ra các ketone (nguồn năng lượng tích cực dành cho các chức năng của não). Gần đây, qua các cuộc thí nghiệm và nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, trên thực tế, não sẽ tự sản sinh ra chất insulin nhằm tiêu thụ glucozo và cung cấp năng lượng cho tế bào não hoạt động. Vì vậy khi xem xét ở bộ não các bệnh nhân Alzheimer’s, nó đã mất đi khả năng tự sản sinh insulin tiêu thụ glucozo.
Do đó mà việc sử dụng dầu dừa mang lại hiệu quả rất tích cực với các bệnh nhân Alzheimer’s, nhờ vào việc cung cấp và tái tạo nguồn năng lượng thay thế cho não bộ, duy trì chức năng hoạt động của não. Vào năm 2006, một nghiên cứu đã chứng minh được rằng cơ thể khi được hấp thụ nhiều acid béo chuỗi trung bình sẽ có thể cải thiện trực tiếp các chức năng não bộ, đặc biệt là hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s nhẹ.
Xem thêm: 1g chất béo bằng bao nhiêu Calo?
Tốt cho da và mang lại mái tóc khỏe đẹp
Hẳn là nhiều người cũng đã được nghe nói đến khả năng làm đẹp của dầu dừa, vừa giúp cho làn da mềm mịn tươi sáng vừa đem lại một mái tóc đen bóng khỏe đẹp. Vậy thì đâu là nguyên nhân chính cho khả năng kỳ diệu ấy của dầu dừa? Nguyên do nằm ở việc dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và cung cấp lipid cho da, bảo vệ mái tóc chắc khỏe, tránh hư tổn và phục hồi mái tóc.
Dầu dừa chứa nhiều các acid béo giúp cho mái tóc khô xơ trở nên chắc khỏe, mềm mượt. Ngoài ra thì nhiều nghiên cứu cũng đã nhận thấy công dụng chống nắng tuyệt vời từ dầu dừa, nó có thể ngăn chặn được 20% các tia UV, tia cực tím gây hại cho làn da và mái tóc.
Công dụng cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa ngày càng được cải thiện nhờ vào việc cải thiện khả năng hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo, magie và canxi của dầu dừa. Hiệu quả sẽ được cải thiện gấp đôi nếu như ta cố gắng kiên trì sử dụng dầu dừa kết hợp với acid béo Omega-3 trong mỗi bữa ăn hàng ngày một cách phù hợp.
Ngoài ra, một công dụng khác mà ít người biết đó là dầu dừa có thể cải thiện được tình trạng bệnh gút nhờ vào chức năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm men có hại đến sức khỏe. Một điều đặc biệt khác, acid trong dạ dày - nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng tiêu hóa kém hay viêm dạ dày, sẽ được giảm sút nhờ vào khả năng gây mất cân bằng candida của dầu dừa.
Ngăn ngừa và trị bệnh ung thư hiệu quả
Đây là một công dụng đặc biệt mà có thể nhiều người vẫn chưa biết đến khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư của dầu dừa. Đầu tiên, dầu dừa sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ tạo ra ketone - chứa năng lượng thúc đẩy cơ thể hoạt động điều hòa, đây là điều mà tế bào ung thư không thể làm được. Được biết thì tế bào ung thư phụ thuộc vào glucozơ để tái tạo năng lượng nuôi dưỡng nó, do đó mà nhiều bác sĩ cũng tin rằng, khi bạn có một chế độ ăn uống giàu ketone chính là chìa khóa quan trọng giúp cho bệnh nhân ung thư được hồi phục và chữa trị hiệu quả.
Hơn nữa thì acid béo chuỗi trung bình có trong dầu dừa sau khi được hấp thụ sẽ giúp tiêu hóa các bức tường lipid của vi khuẩn, nhờ đó mà nó có thể tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn đặc thù. Giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày do nguyên nhân tăng cao của helicobacter pylori. Và ở những trường hợp nghiên cứu về ung thư hóa trị, bác sĩ cũng khuyến khích các bệnh nhân sử dụng dầu dừa trong khẩu phần ăn của mình để chống lại và ngăn ngừa bệnh ung thư phát triển.
Những nguyên tắc trong quá trình sử dụng và chế biến dầu dừa
Để cho việc sử dụng dầu dừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất có thể, thì các bạn hãy lưu tâm những nguyên tắc sau đây trong quá trình chế biến và sử dụng dầu dừa nhé.
Lựa chọn dầu dừa không đông đặc
Weisenberger - một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng thế giới, đã khuyến cáo với mọi người rằng chỉ nên dùng những loại dầu không đông để nấu trong các bữa ăn hàng ngày. Nguyên do nằm ở việc dầu không đông chứa nhiều hàm lượng chất béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe nhiều hơn là các loại chất béo khác. Hơn nữa là các loại dầu không đông có khả năng cao trong việc kiểm soát được lượng chất béo no được nạp vào cơ thể một cách hiệu quả.
Thường xuyên kiểm soát dầu dừa trong các món ăn
Bạn hãy ghi nhớ điều này nhé, để đảm bảo cho một bữa ăn chứa đủ lượng chất béo lành mạnh cho cơ thể cả ngày thì ta chỉ nên dùng 1 thìa dầu dừa, chứa 120 calo và 11g chất béo no mà thôi. Đồng thời bạn cũng nên kết hợp với các loại chất béo chứa trong bơ, trứng và dầu oliu,...
Chỉ nên thêm dầu dừa vào các món tráng miệng
Ở nguyên tắc này, dầu dừa sẽ trở nên dễ đông do chứa nhiều chất béo no, do đó mà nó sẽ vô cùng phù hợp khi sử dụng với những món tráng miệng. Hơn nữa là liều lượng khi cho vào nấu ăn thường trên hơn một muỗng dầu dừa, việc này có thể dẫn đến việc liều lượng dầu dừa cho vào món ăn sẽ vượt quá mức quy định hấp thụ mỗi ngày. Vì vậy, khi dùng với đồ ngọt, ta sẽ dễ dàng điều chỉnh liều lượng cũng như là ăn uống ở mức vừa phải hơn, ngoài ra thì dầu dừa có thể đông lại khi để lạnh nên sẽ là một chất kết dính hoàn hảo cho các món tráng miệng.
Sử dụng dầu dừa để làm đẹp
Thông qua các nghiên cứu về lĩnh vực sắc đẹp thì lượng acid lauric có trong dầu dừa giúp nuôi dưỡng, làm mềm và tăng cường sức khỏe làn da và mái tóc. Và như mình đã đề cập ở phía trên thì dầu dừa có khả năng tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng khử nước trên da do tác động của tia cực tím.
Những lưu ý trong quá trình chế biến dầu dừa
Khi sử dụng dầu dừa để chế biến món ăn thì bạn nên lưu ý đến việc không sử dụng dầu dừa như dầu ăn thông thường. Bởi vì điểm sôi của dầu dừa khá thấp, chỉ vào khoảng 171 độ C. Và khi sử dụng dầu để chiên rán liên tục sẽ dẫn đến việc sản sinh ra các chất gây ung thư nguy hiểm đến sức khỏe con người. Do đó, thay vì sử dụng dầu dầu để chiên rán thì bạn có thể thay thế bằng các loại dầu hạt cải với điểm sôi là 238 độ, dầu đậu nành 238 độ và dầu ngô với 232 độ C.
Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi “Dầu dừa là chất béo gì?”. Tuy nhiên thì để có thể sử dụng dầu dừa sao cho hiệu quả, nhận được những lợi ích thực tế nhất từ loại dầu này, thì bạn nên lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia và bác sĩ trước khi sử dụng chúng cho bữa ăn hàng ngày nhé.
1. What to know about coconut oil - Truy cập ngày 23/06/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/282857
2. 10 Evidence-Based Health Benefits of Coconut Oil - Truy cập ngày 23/06/2022
https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-coconut-oil