zalo
1g chất béo bằng bao nhiêu Calo? [Trả lời câu hỏi]
Dinh dưỡng gia đình

1g chất béo bằng bao nhiêu Calo? [Trả lời câu hỏi]

Ngân Hà
Ngân Hà

20/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nếu bạn đang phân vân trong các thực phẩm thường ngày, 1g chất béo bằng bao nhiêu calo, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chất béo cũng như một số căn bệnh nguy hiểm nếu việc ăn uống không cân bằng tốt giữa các chất dinh dưỡng.

1 gram chất béo sẽ cung cấp bao nhiêu năng lượng cho cơ thể?

Theo các nghiên cứu cho thấy, 1 gram chất béo cung cấp khoảng 37kJ tức là 9kcal, với con số này đã cao hơn nhiều so với các nguồn năng lượng như protein hay carbohydrate chỉ tương đương với 17kJ/g (4 kcal) và 16kJ/g. 

1 gram chất béo sẽ cung cấp bao nhiêu năng lượng cho cơ thể?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, chất béo còn cung cấp một lượng vitamin A, D, E và K giúp hòa tan tốt, cung cấp hầu hết các axit béo, axit linoleic (Omega-6) và cả alpha linolenic (Omega-3). Đặc biệt, trong các chế độ ăn thì EFA và axit béo được tổng hợp lại, kết thành phospholipid ở màng tế bào. Từ đó, những hợp chất này có vai trò vô cùng quan trọng ở việc hình thành màng tế bào, mô thần kinh.

Một số bệnh liên quan đến chất béo

Tuy chất béo là một nguồn cấp dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, chất béo cũng có chất tốt và xấu. Và nếu cơ thể chúng ta vô tình nạp quá nhiều chất béo xấu sẽ rất dễ dẫn đến các ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như các bệnh nguy hiểm.

Mỡ và bệnh tim mạch vành (CHD)

Bệnh tim mạch vành được xem là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, rất nguy hiểm và có xu hướng gây tử vong nếu người bệnh không được phát hiện sớm. Với tên gọi tim mạch vành là do xuất phát từ một số bệnh về tim mà mạch máu ở vành tim bị nghẽn, nguyên nhân nghẽn là từ các mảng bị xơ vữa, dẫn đến tình trạng tim người bệnh bị thiếu dưỡng khí.

Biểu hiện ở bệnh chính là các cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim do lưu lượng máu và oxy đến tim bị giảm. Với một chế độ ăn giàu axit béo, nhất là chất béo bão hòa có liên quan đến sự phát triển của kháng insulin dẫn đến rối loạn lipid máu và có nguy cơ gây ra bệnh. Thông thường ở nam sẽ dễ mắc bệnh tim mạch vành hơn so với nữ giới.

Mỡ và bệnh tim mạch vàng (CHD). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một phần nguyên nhân gây nên bệnh là do lượng axit béo bão hòa quá cao trong cơ thể. Vì thế, trước mắt hãy luôn quan tâm và điều chỉnh chế độ ăn với thói quen: Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,... Giảm các món ăn mặn và thực phẩm dầu mỡ. Đồng thời, hạn chế các loại đồ uống như rượu bia và cả thuốc lá, nên vận động thường xuyên như: Đi bộ, yoga,...

Bệnh béo phì

Với tên gọi bệnh này đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, và hiện nay béo phì đang được xem là mối đe dọa tiềm ẩn khiến tuổi thọ của cá nhân và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể, nó kéo theo hàng loạt các bệnh khác như: Cao huyết áp, suy tim, ung thư, đái tháo đường,... 

Một lượng chất béo đủ có thể làm no hơn so với thực phẩm khác, nghĩa là bạn sẽ dễ dàng tiêu hao năng lượng dư thừa hơn khi ăn một thực đơn nhiều chất béo. Tuy nhiên, nếu năng lượng trong cơ thể không được cân bằng thì năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ ở trong cơ thể dưới dạng chất béo, và theo thời gian lượng chất béo này dẫn đến một người bị thừa cân.

Bệnh béo phì. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy nếu chúng ta để bệnh béo phì trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả thế nào? Đó chính là hàng loạt các căn bệnh không truyền nhiễm xảy ra như: Bệnh tim mạch (Thường là bệnh tim và đột quỵ), bệnh tiểu đường, rối loạn về cơ xương khớp (Đặc biệt nhất chính là viêm xương khớp - được xem là căn bệnh thoái hóa khớp cao) và nguy hiểm hơn là ung thư.

Để cải thiện tình trạng bệnh cũng như vóc dáng cho cơ thể, trước hết cần phải biết lựa chọn các thực phẩm lành mạnh. Hạn chế các thực phẩm: Thịt mỡ, bánh mì bơ, đường mật, bánh kẹo. Tăng các khẩu phần ăn về trái cây và rau quả, các loại đậu, ngũ cốc hay các loại hạt. Tạo thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên như: yoga, chạy bộ, đạp xe,...

[Kiến thức bổ sung] quá trình đốt cháy thức ăn sinh năng lượng

Năng lượng là gì?

Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng, chúng biến đổi dưới dạng hóa năng của thức ăn khi chúng ta cung cấp thực phẩm vào cơ thể. Thức ăn khi được đốt cháy sẽ sinh ra năng lượng khoảng 1g gluxit sinh ra 4 kcal, 1g chất béo sẽ sinh ra 9kcal, 1g protein là 4 kcal và 1g rượu gồm cả alcohol và ethanol sinh ra 7 kcal.

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng, giúp cho sự chuyển hóa cơ sở và các hoạt động thể lực, cho phép cơ thể được sinh trưởng, phát triển sinh sản và cho con bú. Thực tế thì tổng số năng lượng tiêu hao sẽ bao gồm tiêu hao cho sự chuyển hóa cơ sở, cho các hoạt động thể lực và đặc biệt đáp ứng sự chuyển hóa với thực phẩm. 

Xem thêm: Lượng chất béo cần thiết cho 1 ngày là bao nhiêu?

Năng lượng là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Năng lượng ăn vào, năng lượng tiêu hao

  • Năng lượng ăn vào: Nghĩa là, tổng số calori cung cấp hàng ngày do ăn vào hoặc được truyền vào cơ thể. Khi đó, năng lượng ăn vào sẽ giúp cho việc thực hiện được các sự chuyển hóa trong cơ thể, hỗ trợ cho các hoạt động thể lực, giúp cơ thể bạn tăng trưởng và phát triển.

  • Năng lượng tiêu hao: Bao gồm các năng lượng tiêu hao cho sự chuyển hóa cơ bản và cho các hoạt động về thể lực. Khái niệm năng lượng tiêu hao cho sự chuyển hóa cơ bản nhằm để chỉ năng lượng cần thiết giúp duy trì sự sống của con người trong các điều kiện nhịn đói, nghỉ ngơi hay nhiệt độ môi trường thích hợp.

Ngoài ra, cơ thể rất cần năng lượng để tái tạo các mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt và tăng các hoạt động khác. Thông qua đó, cơ thể sẽ tăng cân hoặc giảm cân trong trường hợp năng lượng ăn vào bị vượt qua hoặc ít hơn so với năng lượng tiêu hao.

Cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao

Cân bằng giữa hai dạng năng lượng này chính là khi năng lượng ăn vào nhiều hơn so với năng lượng tiêu hao, trường hợp này dẫn đến cơ thể bị tích lũy, dự trữ năng lượng và lâu dần sẽ hình thành mỡ gây thừa cân và béo phì. Nhưng khi năng lượng ăn vào bị ít hơn so với năng lượng tiêu hao giúp tình trạng cân bằng âm tính và gây gầy mòn, cơ thể giảm cân tốt hơn.

Ở mỗi chúng ta, cần phải biết cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể, tuy nhiên cung cấp ở đây phải là sự cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao nhằm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tăng một cách hiệu quả.

Cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

1g chất béo bằng bao nhiêu calo?”  là câu hỏi khiến nhiều bạn đang phân vân khá nhiều. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thể biết được mỗi ngày cơ thể cần nạp bao nhiêu lượng calo từ chất béo. Không phải chất béo nào cũng dễ gây tăng cân cho người ăn, nếu chúng ta biết cách sắp xếp khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chúc bạn thành công!

1. How many calories are in one gram of fat, carbohydrate, or protein? - Truy cập ngày 23/06/2022

https://www.nal.usda.gov/legacy/fnic/how-many-calories-are-one-gram-fat-carbohydrate-or-protein

2. Fat and Calories - Truy cập ngày 23/06/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/4182-fat-and-calories

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!