zalo
Hướng dẫn liều dùng vitamin B6 cho từng nhóm đối tượng
Dinh dưỡng gia đình

Hướng dẫn liều dùng vitamin B6 cho từng nhóm đối tượng

Đào Vân
Đào Vân

19/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước, tồn tại nhiều trong tự nhiên dưới dạng các thực phẩm ăn uống hàng ngày và dễ dàng bổ sung dưới dạng các thực phẩm chức năng. Để phát huy hết những lợi ích mà loại vitamin này đem lại và đảm bảo an toàn cho cơ thể thì liều dùng vitamin B6 cần được tuân thủ. Dưới đây là những khuyến nghị lượng vitamin B6 được khuyên dùng cho từng đối tượng được Monkey tổng hợp.  

Khuyến cáo liều dùng vitamin B6 cho các nhóm đối tượng khác nhau

Mỗi nhóm đối tượng khác nhau lại có nhu cầu dinh dưỡng, cụ thể là vitamin B6 khác nhau. Bởi vậy, liều dùng vitamin B6 sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi người, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, trạng thái sức khỏe, nếu là nữ giới thì họ có đang ở trong thời kỳ mang thai hay cho con bú không.

Tìm hiểu liều dùng vitamin B6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng vitamin B6 cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên

Dù chỉ cần với một hàm lượng nhỏ nhưng vitamin B6 lại có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ như hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất, tổng hợp các axit amin thiết yếu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì hoạt chức năng của mắt cũng như não bộ…

So với các đối tượng ở nhóm tuổi lớn hơn, lượng khuyến nghị liều dùng vitamin B6 cho nhóm đối tượng trẻ em thấp hơn khá nhiều. Cụ thể, hàm lượng vitamin B6 được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) khuyến nghị ba mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày là:

Liều dùng vitamin B6 cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Khuyến nghị 0.1mg/ ngày cho cả bé trai và bé gái.

  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Khuyến nghị 0.3mg/ ngày cho cả bé trai và bé gái.

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Khuyến nghị 0.5mg/ ngày cho cả bé trai và bé gái.

  • Trẻ từ 4-8 tuổi: Khuyến nghị 0.6mg/ ngày cho cả bé trai và bé gái.

  • Trẻ từ 9-13 tuổi: Khuyến nghị 1mg/ ngày cho cả bé trai và bé gái.

  • Thanh thiếu niên (14-18 tuổi): Với thanh thiếu niên nữ, lượng khuyến nghị là 1.2mg/ ngày; Với thanh thiếu niên nam là 1.3mg/ ngày.

Liều dùng vitamin B6 cho đối tượng người lớn

Ngoài thực hiện những vai trò cơ bản như đã chia sẻ ở trên, vitamin B6 còn có rất nhiều lợi ích tiềm năng khác cho nhóm đối tượng người lớn như giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay ung thư…

Bổ sung vitamin B6 cho người lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lượng vitamin B6 mỗi ngày cho nhóm đối tượng người lớn được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị như sau:

  • Nhóm người có độ tuổi 19-50: Khuyến nghị dùng 1.3mg/ ngày cho cả đối tượng nữ giới và nữ giới.

  • Nhóm đối tượng từ 51 tuổi trở lên: Khuyến nghị liều dùng cho nữ giới là 1.5mg/ ngày và nam giới là 1.7mg/ ngày.

Liều dùng vitamin B6 cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Liều dùng vitamin B6 rất quan trọng nhóm đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Thông thường, hàm lượng khuyến nghị chất dinh dưỡng cho nhóm đối tượng này thường nhiều hơn những người bình thường, vitamin B6 cũng không ngoại lệ.

Vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng ốm nghén, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là lượng khuyến nghị liều dùng vitamin B6 mỗi ngày cho đối tượng mẹ bầu hoặc phụ nữ đang thời kỳ cho con bú được Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ: Lượng khuyến nghị là 1.9mg/ ngày.

  • Phụ nữ đang cho con bú: Lượng khuyến nghị là 2.0mg/ ngày.

Bổ sung vitamin B6 là yếu tố quan trọng đảm bảo sự khỏe mạnh của thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ của mẹ bầu, đảm bảo não bộ, hệ thần kinh của thai phát triển bình thường, tránh thiếu hụt cân sau sinh. Vitamin B6 cũng giúp mẹ tránh những khó chịu của tình trạng ốm nghén, hỗ trợ tạo tế bào hồng cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ…

Liều dùng vitamin B6 cho một số nhóm bệnh cụ thể

Liều lượng vitamin B6 có thể thay đổi dựa vào tình trạng bệnh của người uống. Dưới đây là một số liều dùng vitamin B6 cho một số nhóm bệnh cụ thể để bạn tham khảo.

Bác sĩ chỉ định vitamin B6 cho một số nhóm bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bệnh thiếu máu nguyên bào sắt di truyền: Có thể được chỉ định liều dùng vitamin B6 200-600mg sau đó giảm thấp chỉ còn 30-50mg/ ngày nếu cơ thể có đáp ứng. Trong trường hợp 1-2 tháng không có hiệu quả cần dừng để chuyển cách điều trị khác.

  • Co giật ở trẻ phụ thuộc vào vitamin B6: Được chỉ định với liều lượng khoảng 10-100mg tiêm tĩnh mạch. Chứng co giật ở trẻ sẽ ngừng khoảng 2-3 phút sau tiêm.

  • Thiếu hụt do thuốc gây nên: Liều dùng thường là 100-200mg/ ngày trong khoảng 3 tuần sau đó giảm xuống 25-100mg/ ngày để dự phòng.

  • Bệnh thoái hóa điểm vàng do yếu tố tuổi tác: Sử dụng liều dùng khoảng 50mg vitamin B6 ở dạng pyridoxine kết hợp với 1.000mcg vitamin B12 cùng 2500mcg folic axit.

  • Rối loạn vận động (thường do sử dụng các loại thuốc chống loạn thần): Liều dùng mỗi ngày là khoảng 100mg vitamin B6, tăng liều hàng tuần lên 400mg/ ngày và chia làm 2 lần uống…

Lưu ý: Những thông tin liều dùng cho người bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc bổ sung khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng thừa - thiếu vitamin B6 có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Chúng ta cần quan tâm đến liều dùng vitamin B6 là bởi thừa hay thiếu vitamin này đều gây nên những tác động xấu đến sức khỏe.

Thừa vitamin B6 có thể gây bệnh gì? 

Độc tính vitamin B6 gần như không xảy ra với những người chỉ nạp vitamin B6 qua nguồn thực phẩm mà nó thường được phát hiện ở những người sử dụng vitamin B6 liều cao. Theo nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, bổ sung vitamin B6 liều cao (trên 1.000mg) mỗi ngày có thể gây tổn thương dây thần kinh, tê bàn chân, bàn tay.

Bổ sung vitamin cần có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp bạn quan tâm tới việc bổ sung vitamin B6 nhất định không được bỏ qua lời khuyên từ bác sĩ.

Để có thể kiểm soát liều dùng vitamin B6, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra mức tiêu thụ trên (lượng tiêu thụ tối đa hàng ngày không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe) cho từng nhóm đối tượng như sau:

Nhóm tuổi

Lượng khuyến nghị trên

Trẻ sơ sinh đến 12 tháng

Không được thiết lập

Trẻ 1-3 tuổi

30mg

Trẻ 4-8 tuổi

40mg

Trẻ 9-13 tuổi

60mg

Thanh thiếu niên 14-18 tuổi

80mg

Người từ 19 tuổi trở lên (bao gồm cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú)

100mg

Mối nguy hại khi cơ thể thiếu hụt vitamin B6

Thiếu hụt vitamin B6 không quá phổ biến, thường xảy ra ở những người bị rối loạn tự miễn dịch, suy thận hay những người nghiện rượu.

Với trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu hụt vitamin B6 có liên quan đến các triệu chứng khó chịu, thính giác cấp tính bất thường và hay co giật. Với những người lớn, thiếu hụt vitamin B6 có thể gây phát ban, nứt môi, đau lưỡi, thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy yếu…

Xem thêm: 

Hình thức bổ sung vitamin B6 dạng viên nén hay ống (tiêm)

Bổ sung vitamin B6 được nhiều người quan tâm khi lượng vitamin B6 nạp vào cơ thể chưa đáp ứng hàm lượng cần thiết hay để hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhất định. Vitamin B6 có sẵn trong các loại vitamin tổng hợp dưới dạng viên nén hoặc ống (tiêm – thuốc bán theo đơn).

Viên bổ sung vitamin B6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung vitamin B6 dạng viên nén

Viên uống bổ sung vitamin B6 dạng viên nén thường được đóng hộp dạng vỉ. Loại uống này khá tiện lợi và có giá thành tương đối rẻ chỉ từ khoảng vài chục nghìn đồng.

Bổ sung vitamin B6 dạng ống (tiêm)

Đây là dạng thuốc bán theo đơn của bác sĩ được chỉ định cho những người thiếu vitamin, thiếu máu, co giật… Dù có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc bán lẻ nhưng bạn cần chú ý những thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng và kết hợp thuốc như thế nào cần được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Ngoài viên uống, bạn có thể bổ sung vitamin B6 qua đâu?

Một nguồn cung cấp vitamin B6 tự nhiên bạn không nên bỏ qua đó chính là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hay động vật. Ngoài vitamin B6, các loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu khác, đảm bảo cơ thể đủ chất, nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Một số thực phẩm giàu vitamin B6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng vitamin B6 ấn tượng, dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày để bạn cân nhắc

Tên thực phẩm

Hàm lượng vitamin B6/ khẩu phần ăn

Vitamin B6 có nguồn gốc thực vật

Đậu gà (1 cốc khoảng 128g)

1.1mg

Khoai tây luộc (khoảng 128g)

0.4mg

Bí (khoảng 64g)

0.2mg

Quả hạch (khoảng 28g)

0.1mg

Cải bó xôi luộc (khoảng 64g)

0.1mg

Hành tây cắt nhỏ (khoảng 64g)

0.1mg

Vitamin B6 có nguồn gốc từ thịt, hải sản

Gan bò áp chảo (khoảng 85g)

0.9mg

Cá ngừ nấu chín (khoảng 85g)

0.9mg

Cá hồi sốt đen nấu chín (khoảng 85g)

0.6mg

Ức gà rang (khoảng 85g)

0.5mg

Gà tây, thịt ba chỉ quay (khoảng 85g)

0.4mg

Thịt bò xay, pate (khoảng 85g)

0.3mg

*Nguồn: Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH)

Dựa vào những chia sẻ về liều dùng vitamin B6 chia sẻ trên đây mong rằng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khi sử dụng loại vitamin này. Trường hợp cần bổ sung vitamin tổng hợp, để đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nhận những chia sẻ nhanh nhất từ Monkey bằng cách CLICK vào “NHẬN CẬP NHẬT” trên đầu bài viết bạn nhé!

Pyridoxine (Vitamin B6) - Uses, Side Effects, and More - Ngày truy cập: 19/7/2022

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-934/pyridoxine-vitamin-b6

Vitamin B6 - Ngày truy cập: 19/7/2022

https://www.healthline.com/health/vitamin-b6-foods

https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-HealthProfessional/

15 Vitamin B-6 Rich Foods - Ngày truy cập: 19/7/2022

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!