Hiện nay, nhiều người được khuyên sử dụng tăng cường bổ sung vitamin B3 thông qua việc uống thuốc. Nhưng để phát huy tốt vai trò cũng như bổ sung vi chất này một cách đúng đắn thì cần giải đáp được câu hỏi: “Nên uống vitamin B3 vào lúc nào là tốt nhất?”. Do đó, Monkey muốn dành tặng cho bạn bài viết này, hãy xem qua nội dung và khám phá câu trả lời cùng mình nhé!
Nên uống vitamin B3 vào lúc nào?
Được biết thì vitamin B3 là một trong những vitamin quan trọng đối với cơ thể con người. Những lợi ích nổi bật mà nó mang lại như giảm nồng độ cholesterol, làm đẹp da, đặc biệt là tăng cường và cải thiện chức năng não bộ cùng với nhiều chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên thì trước khi dùng thuốc bạn vẫn cần phải nghe theo những chỉ dẫn cũng như liều lượng phù hợp, cùng thời điểm chính xác để uống thuốc đem lại kết quả tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì khi dùng thuốc uống vitamin B3, người bệnh nên dùng thuốc sau khi bụng đã no để tránh gây kích thích dạ dày, hoặc có thể uống kèm theo thức ăn trong lúc dùng bữa.
Lưu ý là khi uống không được nghiền nát, nhai, bẻ hay tháo gỡ viên con nhộng vitamin. Trong trường hợp bạn muốn uống thuốc bổ sung vào buổi tối thì hãy đảm bảo rằng bạn hãy ăn một bữa nhẹ trước khi uống nhé.
Ngoài ra thì khi dùng thuốc tăng cường bổ sung vitamin thì bạn vẫn nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Bởi vì không phải bổ sung từ thuốc uống là đủ mà việc ăn uống hấp thụ từ các thực phẩm cũng hết sức quan trọng. Do nó trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cũng như làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh khỏi những bệnh tật gây ảnh hưởng sức khỏe.
Liều dùng vitamin B3 dành cho từng đối tượng
Sau khi đã tìm hiểu về việc nên uống vitamin B3 vào lúc nào là tốt nhất thì ta sẽ đến phần tiếp theo - liều lượng dùng thuốc. Và trước khi đi đến thông tin về liều lượng phù hợp với từng đối tượng cụ thể thì bạn cần phải biết một cách sơ bộ về các dạng của thuốc bổ sung vitamin B3. Trong y dược thì thuốc này có ba dạng chính:
-
Viên nén, viên nang con nhộng.
-
Dung dịch tiêm vào người.
-
Dung dịch uống, cần được đo đúng liều lượng theo lưu ý của bác sĩ, thường dùng muỗng đo hoặc cốc đo chuyên dụng.
Để phát huy tốt công dụng của thuốc bổ sung tăng cường vitamin B3 thì không chỉ uống đúng cữ mà đúng liều lượng cũng là điều hết sức quan trọng. Bởi vì nếu bạn uống quá liều có thể dẫn tới các tác dụng phụ ngoài ý muốn, mà uống quá ít thì không đủ dưỡng chất hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Vì vậy Monkey đã lập ra một bảng danh sách các đối tượng với liều dùng vitamin B3 phù hợp sau đây:
Đối tượng cụ thể |
Liều lượng dùng vitamin B3 |
|
Trẻ em |
Dưới 1 tháng - 6 tháng: |
Khoảng 2 mg / ngày. |
Từ 6 tháng đến 1 tuổi: |
Dùng 3 mg / ngày. |
|
Từ 1 tuổi đến 4 tuổi: |
Chỉ dùng 6 mg / ngày. |
|
Từ 4 tuổi đến 9 tuổi: |
Dùng khoảng 8 mg / ngày. |
|
Từ 9 tuổi đến 14 tuổi: |
Chỉ định 12 mg / ngày. |
|
Trẻ vị thành niên (14-18 tuổi) |
Con trai: |
Nên dùng 16 mg / ngày. |
Con gái: |
Dùng khoảng 14 mg / ngày. |
|
Người trưởng thành (19 tuổi trở lên) |
Nam giới: |
Vẫn dùng 19 mg / ngày. |
Nữ giới: |
Chỉ định 15 mg / ngày. |
|
Phụ nữ |
Đang trong thời kỳ mang thai: |
Cần bổ sung 18 mg / ngày. |
Đang cho con bú: |
Cần dùng 17 mg / ngày. |
|
Các đối tượng đặc biệt khác |
Người nghiện rượu bia: |
Cần bổ sung 19 mg / ngày. |
Bệnh nhân đang được điều trị: |
Tùy theo tình trạng bệnh lý mà xin tư vấn từ bác sĩ để có liều uống phù hợp. |
|
Vận động viên chuyên nghiệp: |
Bổ sung khoảng 18 mg / ngày, tùy theo chế độ luyện tập. |
Tuy nhiên thì đây vẫn là những thông số rất khách quan, điều quan trọng nhất bạn cần làm vẫn là lắng nghe lời khuyên và sự tư vấn về liều dùng từ bác sĩ. Ngoài ra thì đối với những đối tượng có thể trạng khỏe mạnh, sức khỏe bình thường thì không cần thiết dùng đến thuốc bổ sung tăng cường vitamin B3. Bởi vì dựa vào nguồn thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày đầy đủ các thành phần đã có thể bổ sung gần như đủ các vi chất.
Các tác dụng phụ của vitamin B3 mà bạn cần biết
Nên uống vitamin B3 vào lúc nào và sự hiểu biết và liều dùng với từng đối tượng là quan trọng. Nhưng bạn cũng đừng quên tìm hiểu xem những tác dụng phụ mà loại thuốc này có thể mang lại nhé. Nhờ đó mà bạn sẽ có được cái nhìn khách quan và cẩn trọng hơn khi dùng thuốc.
Thuốc tăng cường vitamin B3, hay còn gọi là Niacin, đã được chứng nhận là an toàn cho đa số người dùng. Tuy nhiên thì vẫn có một tình trạng gây tác dụng phụ mà những người có thể trạng nhạy cảm dễ mắc phải khi sử dụng lần đầu đó là phản ứng bốc hỏa. Người mắc phải tác dụng phụ này sẽ cảm thấy bỏng rát, ngứa ran và đỏ mặt, cánh tay và vùng ngực, cũng có thể mắc chứng đau đầu.
Trong trường hợp bạn là người bị tác dụng phản ứng bốc hỏa thì có thể ứng phó bằng cách hạ liều vitamin B3 và uống khoảng 325 mg aspirin trước mỗi lần dùng thuốc vitamin, điều đó sẽ giúp làm dịu đi phản ứng ấy. Ngoài ra thì việc uống rượu bia cũng sẽ khiến tình trạng đó thêm trầm trọng hơn, vì vậy mà người đang trong quá trình uống bổ sung vi chất B3 thì tuyệt đối phải hạn chế uống một lượng lớn bia rượu, để tránh gây ra tác dụng phụ thêm nghiêm trọng.
Hơn nữa đối với người dùng thuốc vitamin B3 cũng có khả năng gặp phải các tác dụng phụ khác như là khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, đường ruột đầy hơi, đau vùng miệng và một số tác dụng khác. Đặc biệt là với những người sử dụng với liều cao sẽ thường phải chịu các tác dụng phụ phổ biến như:
-
Chóng mặt song song với tình trạng da bị đỏ nghiêm trọng.
-
Mạch đập của tim mất ổn định.
-
Gây ngứa ran khắp người.
-
Bị ói mửa và buồn nôn.
-
Đau bụng, có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy.
-
Bệnh Gout ở người lớn tuổi.
-
Gây tổn thương ở gan và ảnh hưởng với bệnh tiểu đường.
Ngoài ra thì khi người bệnh muốn đẩy nhanh tiến trình mà cố ý dùng thuốc quá liều từ 3 gam trở lên hàng ngày, sẽ khiến cho các tác dụng phụ khác có thể xảy ra trầm trọng hơn. Điển hình như là các biểu hiện:
-
Gây vấn đề nặng hơn cho gan, bệnh Gout.
-
Lở loét đường tiêu hóa, suy giảm thị lực.
-
Làm tăng lượng đường trong máu, rối loạn nhịp tim và nhiều các vấn đề nghiêm trọng khác.
Xem thêm: Nên uống vitamin B2 vào lúc nào và liều lượng dùng ra sao để có được kết quả tốt nhất?
Đặc biệt đối với những người mắc phải một vài bệnh lý nghiêm trọng, cần có sự kê đơn trực tiếp từ bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc bổ sung vitamin B3. Bởi vì theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cũng đã nghiên cứu và nhận thấy rằng với một vài bệnh lý thì việc dùng vi chất B3 có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng bệnh.
Một vài căn bệnh mà người dùng mắc phải thì cần cẩn trọng lưu ý như sau:
-
Bệnh đột quỵ: Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc nghiên cứu lớn, sau đó đã nhận ra một số mối lo ngại tiềm tàng đối với những người mắc bệnh đột quỵ. Bởi vì đối với những người dùng thuốc vitamin B3 ở liều cao sẽ có nguy cơ bị đột quỵ gấp 2 lần so với những người bình thường không dùng đến thuốc. Tuy nhiên thì cũng đã có thêm những nghiên cứu khác và chứng minh ngược lại rằng vitamin B3 không gây ảnh hưởng đối với nguy cơ xảy ra đột quỵ, dù vậy thì người có tiền sử đột quỵ vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ kỹ càng và cẩn trọng khi dùng thuốc tăng cường bổ sung vi chất.
-
Bệnh dị ứng: Được biết thì việc gây ảnh hưởng từ thuốc bổ sung vitamin B3 đến tình trạng dị ứng của bệnh nhân đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia. Nguyên nhân là do hóa chất histamin chịu trách nhiệm hầu hết với các triệu chứng gây dị ứng sẽ được giải phóng khi dùng thuốc. Từ đó có thể khiến cho tình trạng bệnh tình trở nên nặng nề hơn đôi phần.
-
Bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu về sự tác động của vitamin B3 đối với lượng đường có trong máu, người ta nhận thấy rằng người dùng thuốc bổ sung vi chất này có thể gặp tình trạng tăng đường. Do đó mà những người đang mắc các bệnh như đái tháo đường thì cần phải cẩn thận trong việc kiểm tra lượng đường huyết trong khi sử dụng thuốc này.
-
Bệnh tim mạch: Với một lượng lớn liều vitamin B3 hàng ngày sẽ có khả năng cao gây tăng nguy cơ mất kiểm soát nhịp tim. Từ đó dẫn đến việc ngực bị đau thắt mất ổn định, vì vậy cần phải sử dụng hết sức cẩn thận và nghe theo lời của bác sĩ chuyên khoa.
-
Bệnh rối loạn tuyến giáp: Vitamin B3 (Niacin) có thể gây giảm nồng độ Thyroxin có trong máu, đây là một loại hormone được tuyến giáp sản xuất ra. Việc này sẽ làm nghiêm trọng thêm các tình trạng bệnh tình liên quan đến sự rối loạn tuyến giáp.
-
Người vừa phẫu thuật: Đối với bệnh nhân đang trong và sau quá trình phẫu thuật có thể bắt gặp tình trạng can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu do thuốc vitamin B3. Do đó mà bệnh nhân nên tạm ngưng dùng thuốc bổ sung ấy trước khi làm phẫu thuật ít nhất là 2 tuần. Trường hợp nguy hiểm hơn thì vitamin B3 còn có thể làm tăng khả năng gây nhiễm trùng.
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về tác dụng phụ mà khi uống vitamin B3 có thể mang lại. Trong đó cũng có những biểu hiện đặc biệt trầm trọng và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Vì vậy mà để hạn chế nguy cơ bị tác động từ thuốc một cách tối thiểu nhất thì bệnh nhân dùng thuốc nên có sự kê đơn trực tiếp cũng như lắng nghe lời tư vấn từ bác sĩ thật kỹ càng, đừng quên liên lạc ngay với bác sĩ chỉ định nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường khi dùng thuốc nhé.
Thông qua bài viết trên, hẳn đã giúp bạn trả lời được phần nhiều câu hỏi: “Nên uống vitamin B3 vào lúc nào là tốt nhất?”. Mong rằng từ những thông tin này có thể giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức cần thiết, cũng như là có cái nhìn chi tiết hơn về loại thuốc này nhé!
1. Niacin: Side Effect, Dosage, Uses, and More - Truy cập ngày 11/7/2022
https://www.healthline.com/health/drugs/niacin-oral-tablet
2. Niacin (Vitamin B3): Benefits, Dosage, Sources, Ricks - Truy cập ngày 11/7/2022