zalo
Nên uống vitamin B2 vào lúc nào và liều lượng dùng ra sao để có được kết quả tốt nhất?
Dinh dưỡng gia đình

Nên uống vitamin B2 vào lúc nào và liều lượng dùng ra sao để có được kết quả tốt nhất?

Ngân Hà
Ngân Hà

21/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều bạn vẫn còn đang bâng khuâng thắc mắc là nên uống vitamin B2 vào lúc nào mới có thể đem lại hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng sức khỏe. Vậy thì để giải đáp được khúc mắc này, bạn hãy cùng với Monkey tìm ra câu trả lời chính xác nhất thông qua bài viết sau đây nhé!

Nên uống vitamin B2 vào lúc nào?

Theo khoa học dinh dưỡng quốc tế thì vitamin B2 còn có tên tiếng Anh là Riboflavin và cũng giống như tất cả các nhóm vitamin B khác thì vi chất B2 là nguồn dinh dưỡng mà con người không thể tự sản sinh ra được. Hơn nữa thì đây còn là dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể con người thêm khỏe mạnh, có vai trò chuyển hóa thức ăn thành các năng lượng thiết yếu cho hoạt động sống và giúp tế bào hô hấp phát triển. Vì vậy chúng ta luôn cần phải bổ sung vitamin B2 vào cơ thể từ các thực phẩm bên ngoài như thức ăn, nước uống hay là cả thuốc từ y tế.

Đối với những đối tượng cần được hỗ trợ bổ sung vitamin B2 thì họ đều được bác sĩ khuyến cáo sử dụng viên uống hàng ngày. Vậy thì nên uống vitamin B2 vào lúc nào là tốt nhất? Dựa vào vai trò chuyển hóa dinh dưỡng sản sinh ra năng lượng cần thiết, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy rằng thời điểm tốt nhất để uống vitamin này là vào buổi sáng.

Vì đây là một dạng vitamin có kết cấu dễ tan trong nước và được bài tiết hoàn toàn dễ dàng qua đường nước tiểu, nên người dùng thuốc nên uống vitamin B2 cùng với thật nhiều nước nhé. Và khoảng thời gian cụ thể cho bạn dễ hình dung thì nên uống vào lúc trước khi ăn sáng khoảng 30 phút, hoặc là sau khi ăn từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút.

Nên uống tăng cường bổ sung vitamin B2 vào buổi sáng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Liều dùng vitamin B2 dành cho từng đối tượng

Sau khi bạn đã nắm được câu trả lời cho việc nên uống vitamin B2 vào lúc nào sẽ đem lại kết quả tốt nhất thì tiếp theo ta sẽ đến với chuyên mục - liều lượng dùng phù hợp. Hẳn ta đều biết rằng để thuốc uống có thể phát huy được vai trò của mình hiệu quả và đúng mục đích thì ta cần phải dùng chúng đúng cách và đúng liều lượng. Vì vậy trước khi quyết định dùng bổ sung dưỡng chất gì thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế, y dược hỏi thăm tư vấn về bệnh tình để biết được liều dùng với bản thân sao cho phù hợp nhé!

Trước khi đi vào phần tìm hiểu về liều dùng thì ta hãy cùng khám phá về các dạng và hàm lượng được chỉ định của thuốc vitamin B2 - Riboflavin. Theo y dược và đã được quy định khắp quốc tế thì thuốc bổ sung vi chất B2 sẽ có các dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén: bao gồm các hạn mức 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg.

  • Viên nang: bao gồm từng hàm lượng 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg.

  • Dung dịch tiêm: thường có 5 mg / ml, 10 mg / ml.

Và dựa trên các cuộc nghiên cứu và thống kê lại thì các chuyên gia đã nhận ra được liều lượng vitamin B2 mà hầu hết các đối tượng cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu. Monkey cũng đã nỗ lực tìm hiểu và tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, nhờ đó có được bảng liều dùng vitamin B2 sau đây:

Đối tượng cụ thể

Thông tin liều dùng

Trẻ em

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Cần khoảng 300 mcg / ngày.

Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi

Bổ sung 400 mcg / ngày.

Từ 1 tuổi đến 3 tuổi

Cần uống 500 mcg / ngày.

Từ 4 tuổi đến 8 tuổi

Nên bổ sung 600 mcg / ngày.

Trẻ vị thành niên

Trẻ em trai từ 9 - 13 tuổi

Cần dùng 900 mcg / ngày.

Trẻ em gái từ 9 - 13 tuổi

Bổ sung 900 mcg / ngày.

Nam giới từ 14 - 18 tuổi 

Nên dùng 1.2 mg / ngày.

Nữ giới từ 14 - 18 tuổi

Khoảng 1.0 mg / ngày.

Người trưởng thành

Đàn ông từ 19 tuổi trở lên

Cần bổ sung 1.2 mg / ngày.

Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên

Nên bổ sung 1.1 mg / ngày.

Phụ nữ

Đang thời kỳ mang thai

Cần được bổ sung mỗi ngày từ 1.4 mg trở lên.

Đang cho con bú

Cần khoảng 1.6 mg / ngày.

Đối tượng đặc biệt

Người bị nghiện rượu

Cần được bổ sung gấp 5 đến 10 lần bình thường.

Bệnh nhân đang được điều trị

Nên được bổ sung nhiều vitamin B2 hơn tùy vào tình trạng dùng các thuốc khác.

Vận động viên chuyên nghiệp

Luyện tập tần suất cao, tiêu hao năng lượng nhiều nên cần tăng cường khoảng 15 lần bình thường.

 

Liều dùng vitamin B2 dành cho từng đối tượng phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về liều lượng cần được bổ sung tăng cường vitamin B2 đối với từng đối tượng phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên thì mỗi người đều sẽ có những thể trạng tương đối khác nhau, do đó mà khi có ý định dùng thuốc bổ sung dưỡng chất hoặc là điều kiện bắt buộc phải dùng thì cần phải lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa thật kỹ để có thể uống đúng liều và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các tác dụng phụ của vitamin B2 mà bạn cần biết

Nhận ra được tầm quan trọng của việc nên uống vitamin B2 vào lúc nào và liều lượng dùng thuốc phù hợp với từng đối tượng ra sao là cần thiết. Tuy nhiên thì bạn cũng đừng nên bỏ qua việc tìm thêm thông tin về khả năng gây ra dị ứng hoặc tác dụng phụ về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn có dự định sẽ uống. Bởi vì nếu bạn là một người có thể trạng nhạy cảm, người đang sử dụng các loại thuốc khác nhau hoặc là phụ nữ mang thai, đang cho con bú thì việc tìm hiểu thêm vấn đề tác dụng phụ sẽ giúp ta có cái nhìn cẩn trọng hơnnhận biết được dấu hiệu nguy hiểm sớm hơn trước khi nó gây ảnh hưởng nặng. 

Chính vì điều đó mà phần tiếp theo cũng như là phần cuối cùng của bài viết này, ta sẽ tiến hành tìm hiểu thêm về những tác dụng phụ mà khi bổ sung vitamin B2 có thể mang lại. Như một sự khẳng định, vitamin B2 (Riboflavin) hoàn toàn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ, đa phần chúng đều là những triệu chứng hiếm gặp và không phải chữa trị. Sau đây những biểu hiện điển hình của chúng, mà bạn cần phải báo cho bác sĩ thật sớm khi có các dấu hiệu:

  • Trong người khó thở, cổ họng và mặt mũi bị đau, sưng.

  • Dị ứng ngoài da, mẩn đỏ nổi khắp người. 

  • Thiếu máu não, di chuyển kém nhanh nhẹn, chóng mặt và mệt mỏi.

  • Hệ thống thần kinh có thể bị tổn thương.

  • Thường xuyên lâm vào trạng thái lo âu, trầm cảm, suy nghĩ lung tung.

  • Vết loét, viêm xuất hiện ở môi, lưỡi, miệng,...

Đây là những tác dụng phụ mà đa phần sẽ xuất phát ra bên ngoài mà ta có thể trông thấy hoặc cảm nhận được. Những tác dụng phụ thường được xem là không phải chữa trị gì, nhưng nếu như bạn là người dùng vitamin B2 và gặp phải các triệu chứng trên, thì cần phải đến các bác sĩ chuyên môn để khám và có sự điều hướng uống thuốc phù hợp nhé. Bởi vì dù không phải quá nguy hiểm nhưng đây đều là trường hợp hiếm gặpnên có sự can thiệp từ bác sĩ điều trị. 

Xem thêm: Vitamin B12 nên uống lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Các tác dụng phụ có thể gặp khi uống vitamin B2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên thì bạn cũng không cần quá lo lắng khi uống thuốc bổ sung vitamin B2 mà hãy bình tĩnh vì hầu hết đây chỉ là những dấu hiệu rất hiếm và các bác sĩ đều có thể giải quyết được cho chúng ta. Ngoài ra, vẫn có một điều quan trọng hơn đó là những hiện tượng có thể xảy ra khi bổ sung quá liều vi chất B2. Có thể xuất phát từ sơ suất vô ý, hoặc cũng có thể là do cố ý với mong muốn mau chóng hồi phục, thì người gặp phải các dấu hiệu sau đây cần được đến cơ sở y tế sớm nhất để kiểm tra:

  • Gây ngứa, tê và rát hoặc cảm giác châm chích khắp người.

  • Nước tiểu có màu vàng cam.

  • Cảm thấy nhạy cảm nhiều hơn với ánh sáng.

  • Gây tổn thương gan: Đây là một tác hại được xem là nghiêm trọng.

Những dấu hiệu trên đây được cho là chưa thật sự đầy đủ. Vì vậy người dùng nếu như có thấy bất kỳ những dấu hiệu bất thường gì, thì đừng chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được khám chữa thật sớm nhé. Và tất nhiên thì những trường hợp được ghi nhận về dư thừa hoặc bị ngộ độc vitamin B2 đều có nguy cơ rất thấp, do cơ thể con người không có khả năng dự trữ các vi chất như vitamin B2.

Để tránh được các dấu hiệu về tác dụng phụ hoặc các triệu chứng ngoài ý muốn khi dùng thuốc bổ sung tăng cường vitamin B2 thì một việc quan trọng nữa mà bạn cần biết đó là các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin B2 trong cơ thể. Nếu như bạn là một đối tượng đang phải sử dụng một vài hoặc nhiều loại thuốc khác nhau thì cần phải xem xét xem thuốc ấy có phải là các loại sau đây hay không:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thông thường sẽ được dùng các loại như Imipramine hoặc là Tofranil. Chúng có khả năng làm giảm đi nồng độ vitamin B2 đang có trong cơ thể.

  • Thuốc Methotrexate: Đây là thuốc được dùng để điều trị ung thư và cả các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng dưỡng chất vitamin B2 của cơ thể. 

  • Thuốc Phenytoin: Thuốc này được bác sĩ sử dụng trong trường hợp cần kiểm soát các cơn động kinh, co giật. Đây là loại thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ vitamin B2 có trong cơ thể.

  • Thuốc giúp chống loạn thần: Được phổ biến như thuốc Chlorpromazine hoặc là Thorazine, đều có khả năng gây thiếu hụt do giảm nồng độ vitamin B2 của cơ thể.

  • Thuốc Probenecid: Thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh Gout, khi dùng thuốc này cơ thể người uống sẽ dễ gặp tình trạng giảm khả năng hấp thu và bài tiết vitamin B2 thông qua đường nước tiểu.

  • Thuốc Thiazid: Đây là dạng thuốc nước giúp lợi tiểu, do tính chất vitamin B2 được cơ thể bài tiết qua nước tiểu nên thuốc này sẽ khiến cho vi chất bị đào thải nhiều hơn trước.

  • Thuốc Doxorubicin: Thuốc này được các bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị bệnh ung thư, đây là loại thuốc đặc biệt có thể gây tác động qua lại với vitamin B2. Nghĩa là nó có thể gây giảm mạnh nồng độ vitamin B2 trong cơ thể và vi chất ấy cũng có khả năng ảnh hưởng làm giảm lại hàm lượng Doxorubicin mà cơ thể có thể hấp thụ.

Các loại thuốc trên đây vẫn chỉ là các trường hợp phổ biến và điển hình mà bạn nên tránh dùng kết hợp chúng với thuốc bổ sung vitamin B2. Và đương nhiên thì Monkey vẫn khuyên bạn nên trình bày rõ ràng về tình trạng bệnh tình cũng như đưa đơn thuốc mà mình đang dùng cho bác sĩ điều trị để họ có thể đưa ra phác đồ phù hợp về hàm lượng và những lưu ý cần thiết trước khi dùng thuốc uống vitamin B2.

Lưu ý là dù bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ sung vitamin B2, nếu như bạn là người có thể trạng đặc biệt, thì cần nhất là phải lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định uống nhé!

Loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B2 trong cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Monkey đã tìm hiểu và tổng hợp được, bao gồm câu trả lời cho việc nên uống vitamin B2 vào lúc nào và cả về liều lượng lẫn những tác dụng phụ mà bạn cần biết. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có được câu trả lời mà bạn cần cũng như có thêm nhiều hiểu biết về loại thuốc bổ sung vitamin B2 này nhé!

1. Vitamin B2 (Riboflavin) Information - Truy cập ngày 12/7/2022

https://urlis.net/a2roz

2. Vitamin B2: Role, sources, and deficiency - Truy cập ngày 12/7/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219561

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!