Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển não bộ cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ, cảm xúc của bé sau này. Đây cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến giáo dục trẻ giai đoạn này.
Giáo dục trẻ sơ sinh là gì?
Giáo dục trẻ sơ sinh sớm là phương pháp giáo dục cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi con 6 tuổi. Điều này, sẽ kích thích sự phát triển tối đa não bộ của trẻ. Từ đó, giúp bé phát huy một cách hiệu quả tố chất và làm cơ sở để hoàn thiện trí tuệ và cảm xúc của con sau này.
Độ tuổi giáo dục sớm cho bé sơ sinh phù hợp nhất là từ 0 - 3 tháng hoặc có thể áp dụng đến khi con 6 tuổi. Trọng tâm của phương pháp này đó là làm phong phú thêm đời sống tinh thần, thẩm mỹ cũng như xây dựng các môi trường trí tuệ và vận động phù hợp nhất cho con.
Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh có gì đặc biệt?
Để giáo dục trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, cha mẹ cần nắm rõ sự phát triển từng ngày của con. Mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt rõ rệt, chính vì vậy bạn nên lập một bảng theo dõi sự phát triển của bé gồm: Các thông tin về chiều cao, cân nặng, các kĩ năng của bé hay biểu hiện cảm xúc,...
Khi trẻ sơ sinh mới chào đời, não bộ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh (vỏ đại não chiếm 14 tỷ tế bào). Lúc này, kích thước của chúng vẫn còn nhỏ, các sợi nhánh và trục dây thần kinh chưa hình thành nhiều cũng như thông tin chưa thể truyền qua lại giữa các nơron (tế bào thần kinh).
Bản thân trẻ khi mới sinh ra sẽ chưa thể nhìn hoặc nghe thấy gì, việc thay đổi môi trường chỉ khiến chúng phải đón nhận ánh sáng, nghe các âm thanh, các tế bào khu vực thính giác và thị giác phát triển. Đây là quá trình hình thành các liên kết về cảm giác trong não cơ bản.
Khi được tiếp xúc càng nhiều với sự vật, hiện tượng từ môi trường xung quanh, các tế bào não sẽ được kích thích hoạt động, chúng bắt đầu liên hệ với nhau, thúc đẩy các sợi thần kinh nhánh phát triển. Dần dần, các tế bào não hình thành các con đường truyền tải thông tin. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu có những hoạt động tâm sinh lý phong phú và đa dạng hơn.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, 3 năm đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng của sự phát triển não của trẻ. Cụ thể, trong giai đoạn này não đã hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não. Từ năm 4 tuổi trở đi các đường kết nối tế bào sẽ diễn ra ở nhiều phần khác nhau.
Lợi ích giáo dục trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Việc giáo dục trẻ sơ sinh sớm sẽ hướng đến sự phát triển về trí tuệ và cảm xúc cũng như thể chất của con một cách toàn diện. Ngoài ra, phương pháp này còn mang đến những lợi ích khác là:
-
Kích thích sự phát triển toàn diện cả về trí não, cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần của con.
-
Rèn luyện cho trẻ tính nhẫn nại, khả năng tư duy, làm việc nhóm, tính chủ động học hỏi trong tương lai.
-
Được giáo dục từ sớm, bé sẽ sẵn sàng đương đầu với hành trình phát triển trong tương lai.
4 phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh tiên tiến nổi tiếng nhất thế giới
Như đã nói ở trên, việc giáo dục trẻ sơ sinh sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Đây cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu đầu ngành thế giới đã phát minh ra 5 phương pháp hỗ trợ cha mẹ trong quá trình dạy trẻ mang lại kết quả tốt nhất.
Phương pháp Shichida
Shichida được đặt tên theo tên người sáng lập ra - giáo sư Makoto Shichida (1929-2009) Nhật Bản, ra đời năm 1960. Phương pháp này được xem là giải pháp hữu ích giúp các bậc phụ huynh giáo dục cho bé ở giai đoạn từ 0 - 3 tuổi.
Shichida tập trung chủ yếu vào sự phát triển cân bằng 2 bán cầu não, giáo dục tinh thần để giúp bé có ý thức đạo đức từ sớm. Bằng cách kích thích bé phát triển toàn bộ não, khả năng tiếp thu thông qua hoạt động của 5 giác quan là thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.
Bên cạnh đó là những bài tập phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp bé có được những hoạt động thể chất lành mạnh. Ngoài ra, phương pháp này cũng đề cao tính giáo dục dinh dưỡng - Một phần quan trọng không thể thiếu trong nền tảng phát triển của trẻ.
Phương pháp Montessori
Montessori được lấy từ tên của vị bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori (1870–1952). Phương pháp giáo dục này giúp trẻ trên toàn thế giới phát triển theo hình thức cá nhân, chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ. Đồng thời, cho phép bé phát triển theo khả năng và thời gian riêng của mình.
Đặc biệt, Montessori đề cao và tôn trọng tính riêng biệt của trẻ. Ngoài ra, sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên cũng được đề cập đến ở phương pháp này. Vì vậy, Montessori khá phù hợp với những bé từ 2 - 6 tuổi.
Phương pháp Glenn Doman
Glenn Doman được tạo ra bởi giáo sư Glenn Doman. Phương pháp này sử dụng các flashcard và dot card như một trò chơi giúp bé thư giãn, đồng thời kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, tư duy logic và trí thông minh. Ngoài ra, Glenn Doman không dạy bé đọc hay viết mà chỉ dạy cách nhận biết đồ vật nhằm kích thích não bộ của trẻ.
Phương pháp Reggio Emilia
Đây là phương pháp giáo dục trẻ được phát triển bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi và các cha mẹ trong những ngôi làng quanh thành phố Reggio Emilia-Ý, sau Thế chiến thứ 2. Reggio Emilia chú trọng tới việc tăng cường và bồi dưỡng khả năng tự tư duy của trẻ thông qua các loại hình ngôn ngữ biểu đạt, giao tiếp hay nhận thức.
Với phương pháp này, trẻ sẽ biết cách tự giác thực hiện trong mỗi hoạt động. Cha mẹ hoặc người hướng dẫn chỉ đóng vai trò dẫn dắt, làm việc cùng với trẻ để tìm ra cảm hứng và ý tưởng mới mẻ. Đây cũng là lý do Reggio Emilia, thường được áp dụng cho các lớp học theo dự án triển khai dựa trên những ý tưởng, sở thích của trẻ chỉ vài tuần một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.
Xem thêm: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm - Dạy trẻ khoa học trước khi chào đời [REVIEW chi tiết]
Các hoạt động giáo dục trẻ sơ sinh
Có nhiều giai đoạn giáo dục trẻ sơ sinh sớm, nhưng giai đoạn quan trọng nhất vẫn là từ 0 - 3 tháng và từ 3 - 6 tháng. Những giai đoạn này sẽ là tiền đề để bé phát triển một cách toàn diện trong tương lai.
Cách giáo dục cho trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi
Giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu định hình được các giác quan của mình như nghe, nhìn, cảm nhận. Vì vậy, đây được xem là giai đoạn vàng để cha mẹ giáo dục sớm cho con.
Thính giác
Cha mẹ có thể cho bé nghe nhạc có chọn lọc và lưu ý là không mở quá to. Thời gian thích hợp để con nghe là khoảng 15 phút/1 lần và 2 lần/ngày.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng con. Khi bé được hơn 1 tháng tuổi đã có thể hóng chuyện, bố mẹ cần tích cực nói chuyện để kích thích bé. Ngoài ra, phụ huynh nên kết hợp việc trò chuyện với nghe nhạc, để giúp bé tăng dần nhận thức.
Thị giác
Từ 0 - 3 tháng tuổi bé chưa thể nhìn xa được và cũng chỉ có thể nhận biết 2 màu trắng và đen. Vì vậy, cha mẹ nên rèn luyện cho bé nhìn tranh caro đen trắng mỗi ngày chỉ 3 phút để tăng khả năng tập trung cho bé.
Xúc giác
Khi cho bé ti (kể cả bình hay ti mẹ), bạn hãy cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác nhau như môi trên, cằm, má trái, má phải... Điều này giúp bé học được cách cảm nhận không gian, vị trí trên - dưới - phải - trái.
Vị giác
Giai đoạn này mẹ có thể dùng 1 miếng khăn xô thấm nước nguội, lạnh hay nước có vị ngọt, vị chua, vị mặn... Sau đó, lần lượt cho bé thử từng vị để kích thích vị giác của bé.
Cầm nắm
Mẹ có thể cho bé cầm nắm các ngón tay của mình. Bởi nếu ngay từ khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật con sẽ rất thông minh và lanh lợi.
Khứu giác
Các mẹ hãy cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau (không pha trộn mùi). Lâu dần con sẽ nhận biết và hướng về phía có hương thơm. Điều này cũng sẽ kích thích và phát triển khứu giác của bé một cách hiệu quả.
Cách giáo dục cho bé sơ sinh từ 3 - 6 tháng
Giai đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi bé đã có khả năng nhìn xa khoảng 3m và biết cầm nắm đồ vật có ý thức. Lúc này, các giác quan của con cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn.
Thị giác
Giai đoạn này, mẹ có thể cho bé lại gần những bức tranh phong cảnh, thiên nhiên, con vật, bé sẽ thích thú hơn với bức tranh nhiều màu sắc khác nhau. Khi mẹ bật đèn, bé sẽ hướng ánh mắt về phía đèn, đồng nghĩa với việc thị giác của bé đã được kích thích thành công.
Thính giác
Từ giai đoạn trước, nếu bố mẹ thường xuyên trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc đã có thể kích thích phần nào thính giác của con. Vì vậy, sang đến giai đoạn này, bạn vẫn tiếp tục duy trì thói quen ấy kết hợp với biểu cảm khuôn mặt, tay chân đề thu hút bé. Nếu thấy tiếng trả lời hay sự chăm chú của bé, cha mẹ hãy phản hồi lại bé ngay lúc đó.
Xúc giác
Lúc này, bạn có thể xếp các đồ vật khác nhau xung quanh bé hoặc cho bé nằm sấp trên bụng cha mẹ để học cách ngóc đầu dậy. Bé sẽ cầm nắm và thích thú với các loại đồ chơi.
Khứu giác
Giai đoạn này bé đã nhận biết mẹ thông qua mùi hương cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nhiều mùi khác nhau xung quanh. Điều này sẽ kích thích cũng như phát triển khứu giác của bé một cách hiệu quả.
Vị giác
Cha mẹ có thể áp dụng tương tự như ở giai đoạn trước.
Những khó khăn mẹ phải đối mặt khi giáo dục trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Giáo dục trẻ sơ sinh nói riêng và dạy con nói chung chưa bao giờ là dễ. Để con không lớn, phát triển một cách toàn diện, cha mẹ thật sự đã tốn rất nhiều tâm tư và sức lực.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như:
-
Rất khó để hướng sự chú ý của trẻ tới đồ vật mà cha mẹ chuẩn bị.
-
Không phải đứa trẻ nào cũng phát triển theo quy trình thông thường. Một số bé phát triển khá chậm về tư duy cũng như cảm xúc.
-
Vì còn bé nên cha mẹ rất khó nắm bắt tâm lý của trẻ.
-
Dạy trẻ sơ sinh sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
-
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ giáo dục khiến cha mẹ không biết nên áp dụng với con như thế nào cho đúng.
Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn mà cha mẹ phải đối mặt. Tuy nhiên, cách giải quyết chỉ có một đó là bạn cần lựa chọn đúng phương pháp và áp dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.
Những lưu ý cho cha mẹ khi giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh
Việc giáo dục trẻ sơ sinh là một điều không hề dễ dàng. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu cũng như lựa chọn và áp dụng một cách hợp lý. Dưới đây là tổng hợp những lưu ý cho từng cột mốc phát triển theo tháng tuổi của bé, cha mẹ có thể tham khảo để nuôi dạy trẻ.
Một số lưu ý khi giáo dục trẻ trong độ tuổi sơ sinh là:
-
Trẻ 1 tháng tuổi: Lúc này, bé chỉ mới tập làm quen với thế giới. Vì vậy, bạn có thể đưa đồ chơi lên để con quan sát và hình thành thói quen tập trung nhìn ngắm.
-
Trẻ 2 tháng tuổi: Cha mẹ hãy dùng dầu massage nhẹ nhàng cho bé. Bởi lúc này, con đã có cảm nhận được những cảm giác tiếp xúc da thịt rồi.
-
Trẻ 3 tháng tuổi: Bé đã vận động nhiều hơn, lúc này bạn có thể chơi trò “đạp xe tại chỗ” nhẹ nhàng với bé.
-
Trẻ 4 tháng tuổi: Giai đoạn này, trẻ đã cảm nhận và ghi nhớ các khuôn mặt. Do đó, cha mẹ nên trò chuyện thường xuyên với bé.
-
Trẻ 5 tháng tuổi: Lúc này, bé đã biết cầm nắm đồ vật, bạn có thể chơi trò úp mở tay tìm đồ vật với bé.
-
Trẻ 6 tháng tuổi: Cha mẹ có thể tập làm quen với thức ăn dặm để kích thích vị giác của con.
-
Trẻ 7 tháng tuổi: Giai đoạn này bé đã bắt đầu bi bô tập nói, bạn hãy cố gắng nói chuyện nhiều với con nhé.
-
Trẻ 8 tháng tuổi: Lúc này, thính giác của bé đã có thể cảm nhận rõ âm thanh. Vì vậy, cha mẹ nên cho con nghe nhạc và chơi đùa với âm thanh.
-
Trẻ 9 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé tập nói, bạn hãy luyện tập cùng con để bé có thể nói được những từ tròn và rõ.
-
Trẻ 10 tháng tuổi: Bạn có thể kết hợp hoạt động tập nói cùng với những đồ vật có âm thanh để bé cảm nhận.
-
Trẻ 11 tháng tuổi: Lúc này, bé đã bắt đầu tập bò và tập đi, cha mẹ nên tạo ra những trò vận động để kích thích bé di chuyển nhiều hơn.
-
Trẻ 12 tháng tuổi: Bạn có thể chuẩn bị những món đồ chơi thể hiện tính logic hoặc nhiều màu sắc phong phú để giúp bé phát triển não bộ.
Ngoài những những phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh trên cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc phát triển tư duy và làm quen với ngôn ngữ của con thông qua những chương trình học online trên Monkey Edu. Mỗi bài học trên ứng dụng không chỉ mang đến trẻ lượng kiến thức cần thiết mà còn kích thích con có hứng thú hơn với việc học.
Hiện tại, Monkey Edu đang cung cấp các ứng dụng học phù hợp với từng lứa tuổi như Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh. Phụ huynh có thể tham khảo chi tiết từng chương trình sau đây:
Monkey Junior: Chương trình này phù hợp với bé từ 0 - 10 tuổi, giúp trẻ phát triển đồng đều 2 bán cầu não ở giai đoạn vàng "cửa sổ cơ hội”. Ngoài ra, còn kích thích mọi giác quan để bé có hứng thú và tăng tốc độ học và khả năng ghi nhớ.
VMonkey: Bé sẽ được học thông qua việc tương tác, chạm thiết bị cùng nhiều hình ảnh mô tả vô cùng sinh động. Ngoài ra, cấu trúc bài học đa dạng các trò chơi được xây dựng theo sự phát triển của trẻ, từ nhận diện vần cho đến tạo từ bằng vần đã học. Từ đó, giúp trẻ thẩm âm, cảm nhận ngữ điệu và vần điệu một cách tự nhiên.
Monkey Math: Ứng dụng này giúp kích thích sự sáng tạo, phát triển toàn diện 5 năng lực Toán học theo chương trình GDPT để trẻ hoàn thiện trí thông minh ở giai đoạn vàng của sự phát triển não bộ. Đồng thời, tạo hứng thú và thói quen tự giác học của trẻ mà không cần ba mẹ nhắc nhở.
Mong rằng, với những phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh trên đây, cha mẹ sẽ chọn cho mình một cách dạy con phù hợp nhất. Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên ghé thăm trang web chính thức của Monkey để cập nhập thêm nhiều thông tin mới và bổ ích nhất về các chương trình học.