Khi bước sang thai giáo tháng thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm nhận những dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Và cũng trong 4 tuần tiếp theo này, con yêu sẽ có nhiều phát triển rõ rệt. Vì thế bố mẹ cần nắm kĩ những lưu ý mà Monkey trình bày dưới đây để thực hành thai giáo đúng cách nhất.
Sự thay đổi của mẹ và bé từ tuần 5 đến hết tuần 8
Nếu như tháng thai kỳ thứ nhất khá “sóng yên, biển lặng” với nhiều mẹ bầu. Thì giai đoạn 30 ngày tiếp theo cả mẹ và bé đều có những thay đổi đáng kể.
Những triệu chứng “đáng ghét” của mẹ bầu
Những triệu chứng tại tháng thứ 2 cũng giống với tháng thứ 1, tuy nhiên các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn:
-
Mất kinh nguyệt, bụng dưới căng cứng: Hormone mang thai sẽ làm ức chế quá trình rụng trứng và hành kinh. Ngoài ra mẹ bầu có thể sẽ thấy đau nặng bụng dưới, đau mỏi thắt lưng.
-
Ốm nghén (buồn nôn): Đây là triệu chứng sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ 4 và thứ 9. Ốm nghén có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong ngày và không phải người mẹ mang thai nào cũng bị ốm nghén. Mẹ bầu có thể giảm cảm giác buồn nôn bằng việc ăn uống cân bằng, uống trà gừng để làm dịu dạ dày.
-
Tâm trạng thay đổi: Lượng hormone trong cơ thể tăng đột ngột dẫn đến cảm xúc của người mẹ dễ bị dao động. Mẹ bầu có thể trở nên khó chịu và căng thẳng hơn trong giai đoạn này.
-
Ợ nóng và khó tiêu: Sự hoạt động của hormone progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ nóng và cả táo bón. Uống nhiều nước và tránh đồ ăn cay nóng là lời khuyên dành cho các mẹ bầu.
-
Mệt mỏi: Người mẹ sẽ hay cảm thấy mất sức và buồn ngủ hơn bình thường. Vì thế mẹ bầu hãy nghỉ ngơi ngay khi có thể. Tình trạng này sẽ được cải thiện ở chu kỳ 3 tháng tiếp theo.
Bé đã tốt nghiệp lớp “phôi thai”
Thay đổi lớn nhất trong giai đoạn này là phôi thai đã chuyển sang tư thế cuộn tròn hình quả lê. Đây là bước đánh dấu giai đoạn thai nhi chuyển từ phôi thai sang bào thai.
Não và hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu hoạt động và phát triển nhanh chóng. Phần đầu phát triển to hơn hẳn và các đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng cũng bắt đầu hình thành.
Trái tim nhỏ bé của con được hình thành và bắt đầu đập. Tuy còn rất đơn giản nhưng mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của con bằng cách siêu âm. Tứ chi của con cũng bắt đầu có sự phân hóa và đang dần phát triển.
Vào cuối tuần thứ 8, kích thước của bào thai lúc này có thể bằng một quả mâm xôi. Thai nhi có thể dài từ 2-3cm và có trọng lượng khoảng 4g.
Những hình thức thai giáo trong tháng thứ 2 tốt nhất cho bé
Thai giáo bằng dinh dưỡng
Hầu hết các mẹ bầu ở giai đoạn này thường có xu hướng bị giảm cân do ốm nghén và mệt mỏi. Vì thế phương pháp thai giáo tháng thứ 2 này sẽ tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho người mẹ.
Tuy nhiên, cũng đừng vì lo lắng con sẽ không có đủ dưỡng chất mà tăng khẩu phần ăn quá mức. Trên thực tế, mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 300 calo vào thực đơn mỗi ngày ở giai đoạn này.
Để hạn chế tình trạng ốm nghén thì mẹ bầu nên tránh ăn các món có nhiều dầu mỡ. Hãy loại bỏ đồ ăn cay nóng và chất kích thích ra khỏi thực đơn của mình mẹ bầu nhé!
Nếu mẹ bầu chưa biết xây dựng thực đơn ở tháng thứ 2 cho mình, có thể tham khảo tại đây.
Thai giáo bằng cảm xúc
Không chỉ mệt mỏi về thể chất, mà cả tinh thần của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng rất lớn trong khoảng thời gian này. Đây là biểu hiện hết sức bình thường của các mẹ bầu khi mang thai.
Tuy nhiên, cảm xúc của người mẹ sẽ kết nối với con thông qua một sợi dây liên kết vô hình. Nếu như người mẹ thường xuyên mệt mỏi, buồn rầu thậm chí là cáu gắt. Những cảm xúc tiêu cực đó sẽ tác động xấu đến sự phát triển chỉ số cảm xúc của con.
Nhận ra được điều đó, người Nhật từ lâu đã áp dụng phương pháp thai giáo bằng cảm xúc vào tháng thứ 2. Mẹ hãy giữ tinh thần vui vẻ, tích cực và tránh tối đa những cãi vã hay các áp lực từ công việc.
Thai giáo bằng cách trò chuyện với bé
Việc trò chuyện với trẻ là một cách thai giáo đơn giản mà mẹ có thể áp dụng trong suốt quá trình mang thai. Những tương tác giữa mẹ con sẽ đem đến lợi ích cho cả 2:
-
Đối với trẻ: Cảm nhận được tình yêu của mẹ thông qua những câu nói. Hệ thống thần kinh và kỹ năng phản xạ sẽ nhanh chóng phát triển từ những ngày đầu.
-
Đối với mẹ: Giải tỏa được căng thẳng khi trò chuyện với con. Giúp tăng thêm gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.
Thai giáo bằng truyện thai giáo
Nhiều mẹ bầu còn hiểu nhầm rằng truyện thai giáo chỉ phù hợp để đọc khi trẻ bắt đầu có thể nghe. Từ đó bỏ qua phương pháp này ở giai đoạn thai giáo tháng thứ 2.
Việc đọc truyện cho trẻ nghe hay nghe truyện nói cùng trẻ sẽ giúp ích cho cả hai mẹ con. Mẹ sẽ quên đi những mệt mỏi, tâm trạng sẽ được thư giãn bằng những mẩu truyện ngắn. Thai nhi và mẹ cũng dần hình thành được thói quen đọc và nghe sách cùng nhau mỗi ngày.
Một số câu truyện thai giáo hay mà mẹ có thể tham khảo để đọc mỗi ngày như:
-
Chim Sơn Ca
-
Sự tích ngày và đêm
-
Bàn tay vàng
-
Cáo và cò
-
Cậu bé và bó củi
-
Con cú khôn ngoan
Ngoài ra mẹ bầu có thể tìm thêm nhiều tựa truyện thai giáo khác được chọn lọc trên các website và ứng dụng. Trong đó có 2 ứng dụng sách nói nổi bật được nhiều bố mẹ yêu thích trong thời gian qua là: VMonkey với các câu truyện tiếng Việt và Monkey Stories với các câu truyện bằng tiếng Anh.
Thai giáo bằng âm nhạc
Mẹ bầu cũng có thể kết hợp với phương pháp nghe nhạc và nghe truyện thai giáo trong thời gian này. Những bài hát có nhịp chậm rãi và giai điệu nhẹ nhàng sẽ là lựa chọn phù hợp.
Tuy nhiên mẹ bầu chưa thể cho con nghe nhạc bằng tai nghe trong giai đoạn này. Thay vào đó mẹ hãy chọn mở bằng loa ngoài với mức âm lượng nhỏ vừa đủ nghe.
Mẹ bầu có thể tham khảo những bản nhạc thai giáo tốt cho thai nhi 2 tháng tuổi tại đây.
Xem thêm: Thai giáo tháng thứ 3: Những lưu ý và sai lầm thường gặp nhất
Thực hành thai giáo tháng thứ 2 cần chú ý
Monkey xin chia sẻ một số lưu ý sau đến các mẹ bầu khi bắt đầu áp dụng thai giáo tháng thứ 2 cho con mình để tránh mắc sai lầm, gây ảnh hưởng không tốt đến con.
Lưu ý khi chọn truyện thai giáo
-
Nên chọn những mẩu truyện thai giáo ngắn.
-
Hãy chọn những nội dung mang tính chất giáo dục, vui vẻ, gần gũi.
-
Địa chỉ cung cấp truyện đọc hoặc truyện nói là nguồn uy tín, được nhiều bố mẹ tin dùng, nhận về các đánh giá tốt.
Lưu ý khi thai giáo bằng âm nhạc
-
Nhạc cổ điển, nhạc dân gian, nhạc thính phòng được khuyến khích nghe.
-
Không nghe các loại nhạc có tiết tấu nhanh, mạnh như: Rap, Rock, EDM,...
-
Chỉ nên nghe từ 2-3 lần mỗi ngày và mỗi lần không được quá 20 phút.
-
Nghe với âm lượng vừa đủ xuyên suốt, vì trẻ sẽ giật mình nếu như âm lượng tăng lên bất ngờ.
Để thai giáo đạt hiệu quả tốt nhất trong tháng thứ 2
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này, người mẹ sẽ không thể tránh khỏi sự thay đổi bất thường ở cảm xúc. Để hạn chế những cảm xúc không tốt này tác động đến con. Mẹ bầu có thể tự tạo cho mình những cảm xúc tích cực từ trong suy nghĩ.
Thời gian thực hiện thai giáo nên được liên tục và kéo dài trong suốt thai kỳ. Tại tuần thứ 4 bố mẹ có thể chuẩn bị trước các phương pháp thai giáo tháng thứ 2. Và tiếp tục cho các tháng tiếp theo.
Đặc biệt trong ba tháng đầu rất dễ sảy thai. Vì thế không chỉ mẹ bầu mà người bố cũng cần chú ý các đặc điểm sức khỏe của con. Nếu có bất thường xảy ra phải đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để nhận được thăm khám kịp thời.
Vừa rồi là những hướng dẫn chi tiết của Monkey về các phương pháp thai giáo tháng thứ 2. Nhìn chung các phương pháp ở tháng thai kỳ thứ 2 này khá đơn giản và dễ thực hành. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy lưu ý một vài điểm để có thể áp dụng thai giáo hiệu quả cho con nhé!