Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng cho bé phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Chính vì thế phương pháp Montessori được xem là “ứng cử viên” sáng giá để ba mẹ áp dụng giáo dục sớm cho con. Vậy tại sao cha mẹ nên chọn lựa mô hình này để giáo dục trẻ nhỏ và áp dụng như thế nào? Tất cả sẽ được Monkey giải đáp trong những thông tin sau đây.
Phương pháp Montessori là gì?
Montessori là tên phương pháp giáo dục sớm được nghiên cứu và phát triển bởi nhà giáo dục người Mỹ Maria Montessori, sáng lập vào thế kỷ 20. Năm 1907, bà bắt đầu sự nghiệp giáo dục khi được mời tổ chức một trường tại San Lorenzo, Ý. Tại khu ổ chuột này, bà đã quan sát những đứa trẻ, chúng bị cuốn hút hoàn toàn bởi các vật dụng và chất liệu để cảm nhận giác quan.
Tiến sĩ Montessori đã nghiên cứu và thiết kế để giúp trẻ cảm nhận được các giác quan và phát triển sự trợ giúp chuyên biệt dùng cho trẻ trong môi trường thích hợp. Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi bé, đảm bảo sự tôn trọng của các con. Cách giáo dục này chủ yếu áp dụng cho các bé từ 2- 6 tuổi với bản năng nhạy cảm trong các điều kiện khác nhau.
Đây là phương pháp chủ yếu giáo dục trẻ bằng việc học tập qua những giáo cụ trực quan đơn giản như tranh ảnh, sơ đồ, biểu tượng… Khác với những phương pháp giáo dục truyền thống khác, mô hình này chú trọng khai thác dựa trên những tiềm năng sẵn có của trẻ.
Bên cạnh đó, phương pháp Montessori còn có những nguyên tắc giáo dục thú vị, góp phần tạo nên sự khác biệt so với các cách giáo dục thông thường.
Mục đích phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori định hướng cho mỗi đứa trẻ phát huy tối đa tiềm năng độc lập và riêng biệt của mình, mục đích của Montessori là:
-
Hỗ trợ trẻ trong khả năng thể chất, tinh thần để làm việc phù hợp với môi trường.
-
Tạo cho bé sự tự do đi đôi với trách nhiệm, từ đó giúp con sáng tạo trong môi trường an toàn, hợp tác và cộng tác.
-
Tạo cho các bé có ý thức tự giác, độc lập, tập trung và nhạy bén với môi trường xung quanh.
-
Giáo dục toàn diện cho bé, thúc đẩy phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc đồng thời phối hợp với thể chất và chuẩn bị nhận thức.
-
Giúp các bé có ý thức về sự gắn kết giữa con người,xây dựng và đóng góp vào thế giới chung.
-
Phát triển tích cực, tạo cảm giác tự tin, lành mạnh, hình thành thói quen, tập trung và chủ động, bền bỉ.
-
Tạo nên môi trường mà trẻ được tự do đáp ứng nhu cầu tự nhiên, làm việc và học tập.
-
Đánh thức trí tưởng tượng của trẻ, khuyến khích lòng tự trọng.
-
Giúp bé học cách quan sát, đặt câu hỏi, khám phá thế giới, theo đuổi kiến thức và các kỹ năng phù hợp.
-
Tạo nên một nền văn hóa nhất quán, khuyến khích niềm yêu thích học tập và vốn có của trẻ thơ.
Phương pháp Montessori phù hợp với trẻ độ tuổi nào?
Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ đến chương trình học cho bé trong giai đoạn từ sơ sinh đến THPT. Chẳng hạn như ‘Nido’ chỉ trẻ từ 2-14 tháng. ‘Một Cộng đồng Trẻ Nhỏ’ chỉ trẻ từ 1,5-3 tuổi… để có những thiết kế và giáo dục phù hợp. Phương pháp giáo dục Montessori phù hợp cho trẻ nhiều độ tuổi, cụ thể là:
Giai đoạn đầu tiên
Bé trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, bé sẽ trải qua quá trình phát triển tâm lý không ngừng. Trẻ là những cá nhân yêu thích khám phá thế giới bằng những giác quan tinh tế của mình. Từ đó, hình thành nên tính tự chủ, mang đậm nét cá nhân. Phương pháp học Montessori đã chỉ ra rằng bé đang trong thời kỳ “trí tuệ thẩm thấu và giai đoạn “nhạy cảm”.
Đây chính là thời kỳ tối ưu nhất, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh như miếng bọt biển, có thể thẩm thấu mọi thứ. Do đó, mục tiêu giáo dục thời kỳ này là cần trau dồi và tu dưỡng khát khao học tập ở bé. Đặc điểm giáo dục trong giai đoạn này là “sự bình thường hóa”, tức là không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi học tập.
Giai đoạn 2 (6-12 tuổi)
Trong giai đoạn này, Montessori đã quan sát sự thay đổi tâm sinh lý của các bé. Chẳng hạn về sinh lý, bé bắt đầu thay răng, tăng trưởng chiều cao. Về tâm lý, Montessori nhận thấy bé có xu hướng làm việc tập thể và giao tiếp theo nhóm và có trí tưởng tượng phong phú.
Dạy con theo phương pháp Montessori được đánh giá là phù hợp để giúp con hình thành tính tự lập và khôn khéo. Bên cạnh đó con có thể dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức.
Giai đoạn thiếu niên (12-18 tuổi)
Thời kỳ này bé có nhiều thay đổi về sinh lý, đặc biệt là dậy thì. Do đó, tâm lý trẻ thường không ổn định, các con gặp các vấn đề về sự tập trung và sáng tạo, đây là giai đoạn đánh dấu việc hình thành sự trưởng thành của bé.
Giai đoạn trưởng thành (từ 18-24 tuổi)
Phương pháp dạy Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bởi những giai đoạn đầu mới là tiền đề để bé phát huy tốt nhất tiềm năng của mình, từ đó góp phần ảnh hưởng trong xã hội. Montessori nhận thấy giai đoạn này, con có thể tự kiếm tiền và độc lập về tài chính. Nhưng việc học của con người là sự nghiệp theo đuổi suốt cuộc đời.
Như vậy, phương pháp Montessori có thể áp dụng cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng quan trọng và hiệu quả nhất chính là trong những năm đầu đời, đây là trọng điểm để bé có thể học hỏi và trau dồi nhiều thứ về thế giới xung quanh.
Tại sao ba mẹ nên chọn phương pháp Montessori để giáo dục sớm cho trẻ?
Phương pháp Montessori được đánh giá là một trong những cách thức tốt nhất, hiệu quả nhất để áp dụng cho trẻ. Việc áp dụng mô hình giáo dục sớm Montessori mang đến nhiều lợi ích, cụ thể là:
Lợi ích 1: Rèn luyện tính tự giác
Trẻ sẽ bắt đầu hình thành tính tự học và tự lập, chẳng hạn như tự chăm sóc bản thân mình. Phương pháp Montessori luôn tạo ra động lực tích cực để các bé có thể phát huy tính độc lập và tự giác. Khả năng này rất quan trọng có liên quan mật thiết đến năng lực sau này và tinh thần hợp tác của trẻ. Các bé có thể tự tiếp cận với thế giới xung quanh mà không cần có sự trợ giúp từ người khác.
Bên cạnh đó, các con có thể học được cách sắp xếp đồ chơi, vật dụng cá nhân của mình. Mô hình tập trung vào cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với giáo cụ, hạn chế tối đa sự can thiệp của giáo viên. Nhờ vậy, các con có thể tự lập hơn và tự phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân mình .
Lợi ích 2: Tăng cường thể chất cho bé
Trong nội dung phương pháp giáo dục Montessori, các bé sẽ được khuyến khích tham gia khám phá những điều mới mẻ của thế giới quanh mình. Đây là điều quan trọng để giúp bé vừa phát triển trí thông minh, tăng cường hoạt động vừa phát triển tối ưu thể chất cho trẻ. Điều này hoàn toàn khác biệt so với những cách thức giáo dục truyền thống, bởi trẻ phải thụ động trong việc học.
Lợi ích 3: Đề cao thực hành
Đây là một trong những lý do mà nhiều phụ huynh lựa chọn phương pháp Montessori. Trẻ sẽ được học lý thuyết trên lớp và hướng dẫn trẻ học cách ứng dụng điều đó trong đời sống hàng ngày.
Lợi ích 4: Trẻ học theo tốc độ của bản thân
Khả năng nhận thức và tiếp thu ở mỗi người là không giống nhau. Chính vì thế, phương pháp này đề cao sự giảng dạy tùy thuộc và mức độ tiếp thu của mỗi trẻ, đặc biệt quan tâm đến sở thích của các con. Mục đích hướng tới của Montessori chính là để các con học tập theo tốc độ riêng để con có thể thuần thục một kỹ năng nào đó.
Bên cạnh đó, nền tảng trong mô hình giáo dục này chính là sự tập trung của trẻ. Mô hình này sẽ thiết kế theo cấu trúc bài giảng, giúp các bé được học liền mạch, không bị ngắt quãng nếu như bài học chưa hoàn thành.
Lợi ích 5: Đáp ứng được nhiều hình thức học khác nhau
Những giáo cụ thuộc mô hình Montessori đóng vai trò hỗ trợ trong việc dạy trẻ, đồng thời làm phong phú thêm cách thức giảng dạy. Trong các tiết học, giáo viên có thể áp dụng nhiều cách thức và nhiều phương tiện khác nhau để truyền tải kiến thức. Chẳng hạn như trò chơi, hình ảnh, video, âm thanh…
Lợi ích 6: Rèn luyện kỹ năng sống
Tạo điều kiện để giúp cho bé phát triển được khả năng dựa trên niềm đam mê của mỗi em chính là động lực hướng đến của phương pháp Montessori. Ngay từ những ngày đầu để trẻ tham gia mô hình, các con sẽ được học hỏi, tìm tòi những sở thích riêng trong môi trường giáo dục. Từ đó, ba mẹ có thể nhận thấy sớm năng lực và rèn luyện sâu hơn, đánh thức sự tự tin để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn.
Hướng dẫn thực hiện phương pháp Montessori như thế nào?
Trước hết, ba mẹ cần hiểu rằng nội dung của phương pháp Montessori rất rộng, trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện trên mọi mặt. Vậy nên, không có bất kỳ giáo trình cụ thể nào dành cho các bé, mà mỗi bé cần có hướng học tập riêng, độc lập phát huy tiềm năng của bé. Về cơ bản, ba mẹ có thể thực hiện mô hình này dựa trên:
Phát triển kỹ năng
Hướng dẫn dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày như:
-
Bài học về tự phục vụ bản thân: Mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. chuẩn bị đồ ăn…
-
Chăm sóc môi trường: Tưới cây, chăm hoa, quét nhà, vệ sinh giáo cụ, lau bụi kệ, giá…
-
Kiểm soát chuyển động: Thăng bằng, đi bộ trên đường thẳng…
-
Học cách ứng xử: Nói lời cảm ơn, giúp đỡ, từ chối lịch sự, tôn trọng bản thân, người khác…
Hướng dẫn trẻ một cách nhẹ nhàng, mang ý nghĩa cá nhân để con thực hành kỹ năng thuần thục. Nên để trẻ tương tác bằng bàn tay để nâng cao sự cảm thụ về thế giới.
Phát Triển 5 Giác Quan
Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chương trình Montessori, thông qua các giáo cụ trẻ sẽ hình thành trải nghiệm và kinh nghiệm sống của riêng mình. Các hoạt động và bài học phát triển giác quan bao gồm:
-
Thị giác: Học cách nhận biết kích thước, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt của vật thể thông qua những giáo cụ trực quan sinh động.
-
Xúc giác: Để trẻ cảm nhận tính chất của đồ vật xác nhận độ ráp, nhẵn, độ nóng-lạnh, nặng-nhẹ… của vật.
-
Thính giác: Dùng âm thanh để trẻ tập trung lắng nghe, rèn luyện phân biệt âm sắc, độ to nhỏ… qua học đàn, các giáo cụ.
-
Vị giác: Trẻ rất hứng thú để được biết hương vị thông qua vị giác của mình, thông qua các lọ vị giác chua, ngọt, mặn… trẻ có thể phân biệt các mùi vị cơ bản hàng ngày.
-
Khứu giác: Hướng dẫn trẻ ngửi những mùi hương khác nhau như quế, hương thảo, tiêu, hương hoa…Mẹ có thể tự chuẩn bị và bịt mắt để bé đoán xem đó là mùi hương gì.
Phát triển ngôn ngữ
Phương pháp Montessori rất rộng và quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ, trẻ có thể tham gia nhiều hoạt động như đóng kịch, tập hát, hướng dẫn nhận biết mặt chữ, tôi chữ, xếp hình chữ….Trẻ được phát triển toàn diện về 4 lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết với những giáo cụ đa dạng.
Cha mẹ có thể lựa chọn Monkey chính là bạn đồng hành đáng tin cậy phát triển ngôn ngữ cùng trẻ nhỏ. Thông qua các bài học được thiết kế phù hợp, bé có thể “tắm nghe” tiếng Anh với Monkey Stories, học vần giỏi tiếng Việt với VMonkey và giỏi nhiều ngôn ngữ khác với Monkey Junior… trước khi bước vào độ tuổi tiểu học. Bên cạnh đó, chương trình học cũng giúp kích thích phát triển tối ưu thị giác, thính giác và xúc giác cho trẻ.
Xem thêm: Phương pháp Montessori cho trẻ 0 6 tuổi phát triển toàn diện
Toán Học
Montessori sẽ hướng dẫn trẻ học bài với nhiều giáo cụ sinh động, hấp dẫn. Các phép toán hình học, số học được thực hành trực quan. Cha mẹ có thể tham khảo chương trình Monkey Math để con có thể phát triển tối ưu trên phương diện toán học. Các bài học được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ, sinh động và hấp dẫn. Chắc chắn, sẽ Monkey Math sẽ khiến bé yêu thích môn Toán hơn.
Văn Hóa
Văn hóa trong Montessori sẽ giúp bé tìm hiểu rộng hơn về địa lý, khoa học, Nghệ thuật…Những lĩnh vực này đều được dạy trực tiếp thông qua các giáo cụ, hình ảnh sinh động.
Thiết kế lớp học theo Montessori
Lớp học Montessori được thiết kế tạo nên môi trường học tập để tạo nên nhiều lựa chọn cho trẻ. Theo đó, lớp học được thiết kế dựa trên những nguyên tắc:
-
Lớp học: Có không gian phù hợp với học tập theo nhóm, nhưng có khu vực riêng biệt theo hoạt động nhu cầu cá nhân.
-
Phòng học: Là những bàn nhỏ, tấm thảm trải lên sàn để trẻ học thuận lợi, có giá đựng, sách…
Thiết kế giáo cụ theo Montessori
Giáo cụ được thiết kế tinh xảo, thu hút và được chia thành nhiều môn học khác nhau từ khó đến dễ và xếp ở những khu vực riêng biệt. Cô giáo, cha mẹ đóng vai trò người dẫn đường chuẩn bị môi trường học tập chu đáo với những giáo cụ phù hợp.
Các nguyên tắc ba mẹ cần nhớ khi áp dụng phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori có các nguyên tắc giáo dục độc đáo riêng, tạo nên sự khác biệt so với những phương pháp khác, cụ thể là
Nguyên tắc 1: Tôn trọng trẻ
Tôn trọng trẻ là nguyên tắc hàng đầu, là những viên gạch đầu tiên mà cha mẹ cần hướng tới khi áp dụng phương pháp Montessori. Nhà sáng lập, tiến sĩ Maria Montessori cho rằng tất cả mọi trẻ em cần được đối xử tôn trọng và công bằng. Chính yếu tố này đã thể hiện khía cạnh đầy đủ trong phương pháp giáo dục của bà.
Cha mẹ, thầy cô sẽ tạo cơ hội để giúp trẻ suy nghĩ, tự thực hành và học hỏi cho chính bản thân mình. Thông qua việc tự do lựa chọn, các con có thể phát huy được những kỹ năng cần thiết và trở thành con người tự tin.
Nguyên tắc 2: Thời kỳ nhạy cảm
Trẻ em trải qua nhiều thời kỳ trong sự phát triển của mình, một khi trẻ đã sẵn sàng, chúng có thể học được các kỹ năng kiến thức cụ thể. Tiến sĩ Maria Montessori từng đề cập đến khoảng thời gian “nhạy cảm”, lúc này bé có những thay đổi hành vi và quan tâm mãnh liệt và lặp đi lặp lại một hành động nào đó.
Trong thời kỳ này, phương pháp Montessori sẽ áp dụng cách giảng dạy riêng biệt. Cụ thể mô hình sẽ tạo ra chu trình 3 giờ làm việc để trẻ có cơ hội tiếp xúc, làm việc với các giáo cụ mà không bị gián đoạn. Điều này giúp các con được làm việc, học hỏi theo sở thích cá nhân và tiến bộ rất tốt. Đồng hành cùng con là cha mẹ, giáo viên sẽ quan sát trẻ để hướng dẫn trẻ học với giáo cụ phù hợp.
Nguyên tắc 3: Trí tuệ thẩm thấu
Theo nội dung của cách dạy này, trong 6 năm đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng. Đây được xem là giai đoạn phát triển "trí tuệ thẩm thấu", khi mà bé đã sẵn sàng hấp thu những kiến thức mới mẻ xung quanh.
Trong đó, từ 0-3 tuổi là giai đoạn tiềm thức, trẻ sẽ học cách nói chuyện, đi bộ và phát triển ý thức về bản thân qua những trải nghiệm. Tiếp đến là giai đoạn 3-6 tuổi là lúc bé phát triển tích cực về ý thức, các con yêu thích tham gia khám phá để phát triển trí thông minh và sự phối hợp, độc lập.
Nguyên tắc 4: Nhóm tuổi hỗn hợp
Các lớp học Montessori có thể bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau và trộn lẫn với nhau. Mô hình này sẽ khuyến khích những trẻ ở độ tuổi lớn hơn đóng vai trò lãnh đạo và trẻ nhỏ hơn sẽ học hỏi thông qua hành vi bắt chước. Ngoài ra, lớp học hỗn hợp cũng dạy trẻ cách để giao tiếp với nhau, xây dựng mối quan hệ xã hội.
Nguyên tắc 5: Môi trường chuẩn bị
Tiến sĩ Maria cho rằng, trẻ học tập tốt nhất là khi học trong môi trường chuẩn bị, nơi trẻ có quyền tự do và lựa chọn độc lập. Chính vì thế, phương pháp Montessori là giúp trẻ chuẩn bị môi trường, không gian lấy trẻ làm trung tâm.
Trong đó môi trường sẽ giúp trẻ được tự lập nhưng hoạt động trong khuôn khổ. Các yếu tố môi trường chuẩn bị bao gồm: Tự do, cấu trúc, vẻ đẹp, tính chất, trật tự và sự hội nhập của các khía cạnh xã hội, trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ.
Nguyên tắc 6: Góc giảng dạy
Phương pháp Montessori chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực giảng dạy chính là Thực hành cuộc sống, Cảm quan, Toán học, Ngôn ngữ và Văn hóa. Các chương trình tập trung nhấn mạnh vào học tập không có sự phân cấp hay xác định dựa trên độ tuổi. Bởi mỗi đứa trẻ sẽ là một cá thể độc lập, có khả năng tiếp nhận khác nhau.
Chính vì vậy, quá trình học tập theo phương pháp Montessori được xác định bởi tốc độ học tập riêng. Các con sẽ lĩnh hội một kỹ năng, một kiến thức trước khi đi đến những kiến thức kế tiếp.
Nguyên tắc 7: Giáo cụ Montessori
Giáo cụ Montessori là công cụ học tập trực quan được thiết kế để dạy trẻ thông qua trải nghiệm thực tế và thực hành. Không chỉ vậy, các giáo cụ này còn được thiết kế với vai trò kiểm soát lỗi và cho phép trẻ khám phá kết quả độc lập đối với người lớn. Chính vì thế nên trẻ được khuyến khích tổ chức suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ có thể tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nguyên tắc 8: Vai trò của người đồng hành
Đối với phương pháp Montessori, nguyên tắc chính là học sinh mới là trung tâm, cha mẹ, giáo viên là người đồng hành. Qua đó, người đồng hành và hướng dẫn trẻ nên tập trung vào trẻ hơn là giáo án. Mặc dù các giáo viên cũng lập kế hoạch hàng ngày, nhưng cũng cần chú trọng đến sự thay đổi tâm trạng, hành vi, tiến bộ của trẻ điều chỉnh cho phù hợp.
So sánh Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống
Phương pháp Montessori ra đời từ lâu nhưng đến nay vẫn là mô hình áp dụng phù hợp cho mọi thời đại, thậm chí là tiến bộ hơn so với những mô hình giáo dục sớm khác. Những điểm nổi bật của phương pháp này được thể hiện trong những khía cạnh đó.
Tiêu chí | Phương pháp Montessori | Phương pháp truyền thống |
Mô hình | Cá nhân hóa theo hướng tích cực, thông qua những giáo cụ trực quan. | Lớp học thụ động thông qua giáo án trên giấy. |
Hoạt động học | Hoạt động thông qua trải nghiệm thực tế và lấy tự học để làm nền tảng phát triển. | Trẻ được dạy trực tiếp, hạn chế sự tư duy làm việc của mỗi trẻ. |
Chương trình học | Trẻ có thể tự do hoạt động theo sở thích cá nhân | Chương trình học yêu cầu theo những chương trình giống nhau, hạn chế lĩnh vực giáo dục của trẻ. |
Trẻ được hoạt động tự do trong khuôn khổ, sẵn sàng thỏa mãn đáp ứng nhu cầu tối đa của trẻ. | Trẻ bị kiểm soát theo những yêu cầu của giáo viên, hoạt động của giáo viên theo sự phân chia. | |
Để trẻ có thể thực hiện theo nhịp độ cá nhân, giúp trẻ tập trung học tập mà không bị ngắt quãng. | Mỗi môn học sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định và bị ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình của cả lớp. | |
Giáo dục tích hợp cân bằng với hoạt động tự do, tinh thần xã hội với các hoạt động tương quan. | Nền giáo dục phân tán, các môn học không có sự tương quan. Các môn học đặt nặng lý thuyết,môn học thể chất được xem là giải tỏa áp lực. | |
Có sự tương tác mạnh mẽ giữa giáo viên và học sinh, đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác. | Các bài kiểm tra áp đặt lên trẻ, giảm sự tương tác của trẻ với giáo viên. | |
Học tập đồng thời chú trọng phát triển nhiều kỹ năng của trẻ. | Không tập trung đến phát triển các kỹ năng xã hội. |
Bên cạnh đó, Montessori còn khác biệt lớn nhất so với những phương pháp giáo dục khác đó chính là tôn trọng sự riêng biệt của mỗi trẻ. Từ đó, để trẻ phát huy tiềm năng của mình tốt nhất.
Như vậy, Monkey đã tổng hợp các thông tin về phương pháp Montessori. Đây là mô hình giúp con phát triển toàn diện và khai phá tiềm năng ẩn giấu. Hãy để Monkey Edu trở thành trợ thủ thân thiết trong quá trình lớn lên của trẻ bằng cách đăng ký ngay những ứng dụng học tập thông minh.