zalo
Thai giáo trong đạo Phật: Những điều mẹ nên làm để con khỏe mạnh, thông minh
Giáo dục sớm

Thai giáo trong đạo Phật: Những điều mẹ nên làm để con khỏe mạnh, thông minh

Alice Nguyen
Alice Nguyen

10/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thai giáo trong đạo Phật được căn cứ  vào 3 điều: Thân – Miệng – Ý. Áp dụng thai giáo theo đạo Phật không chỉ giúp thai nhi có được nền tảng tâm lý, thể chất tốt nhất mà còn giúp mẹ bầu có một thai kỳ bình an, khỏe mạnh.

Thai giáo trong đạo Phật là gì?

Thai giáo trong đạo Phật là một quá trình tạo ra những tác động tích cực giúp thai nhi phát triển các giác quan và não bộ thông qua các hoạt động tương tác giữa mẹ và thai nhi.

Thai giáo trong đạo Phật là một quá trình tạo ra những tác động tích cực cho mẹ và thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp thai giáo được áp dụng và phương pháp thai giáo trong đạo Phật đã được biết đến là một phương pháp giáo dục hiệu quả không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thông minh mà còn nuôi dưỡng tính cách, tâm hồn khi thai nhi còn ở trong bào thai.

Thai giáo trong đạo Phật được căn cứ  vào 3 điều: Thân – Miệng – Ý. Trong đó, Thân có nghĩa là đi đứng phải cẩn thận; Miệng có nghĩa thì không được ăn uống bậy bạ, không nói xằng bậy; Ý có nghĩa là phải gạt hết tham sân si. Áp dụng thai giáo theo đạo Phật không chỉ giúp thai nhi có được nền tảng tâm lý, thể chất tốt nhất mà còn giúp mẹ bầu có một thai kỳ bình an, khỏe mạnh. 

Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, dây rốn thai nhi ngoài tác dụng truyền thức ăn dinh dưỡng trực tiếp thì đây còn chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc của mẹ bầu và liên kết trực tiếp cho thai nhi. 

Thai giáo theo nhà Phật đem lại lợi ích cho cả mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu người mẹ luôn ở trong cảm giác buồn bực, hận thù hay ấm ức thì cơ thể sẽ tạo ra adrenalin, còn khi người mẹ sợ hãi thì cơ thể sẽ phóng thích cholamine, nếu mẹ bầu căng thẳng sẽ làm tăng lượng hormone cortisol và dolpamine… Những chất này sẽ qua nhau thai và đến với thai nhi chỉ sau một vài giây sau khi mẹ bầu trải qua các cảm xúc trên. 

Những tâm lý tiêu cực của người mẹ có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy máu, ảnh hưởng tới thành tố hóa học, dinh dưỡng, từ đó có thể gây dị tật thai nhi,....

Ngược lại, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ luôn có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc có thái độ sống tích cực sẽ tạo ra hóa chất enophin và endorophine giúp thai nhi sau khi ra đời luôn được vui vẻ, hạnh phúc và năng động, hoạt bát.

Thai giáo theo nhà Phật giúp ích gì cho mẹ và thai nhi?

Thực tế, thai giáo trong đạo Phật cũng như nhiều các phương pháp thai giáo khác, đều chú trọng đến việc tương tác giữa mẹ bầu và thai nhi thông qua các hoạt động thường ngày. Mẹ bầu có thực hiện thai giáo theo đạo Phật ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất mà không nhất thiết phải đợi đến khi trẻ có phản ứng với môi trường bên ngoài.

Dưới đây là những lợi ích mà phương pháp thai giáo trong đạo Phật mang lại cho cả mẹ và thai nhi:

Giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng mỗi ngày

Dây rốn có chức năng truyền chất dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi và cũng chính là sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé. Vì thế, cảm xúc của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. 

Thai giáo theo đạo Phật giúp bé hình thành tư duy từ sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu người mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hận thù, đau khổ sẽ tạo ra các chất adrenalin, cholamine hormone cortisol sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ cũng như sự phát triển thể chất của người mẹ. 

Do đó, phương pháp thai giáo trong đạo Phật sẽ giúp tâm trí của người mẹ được thanh tịnh, ổn định, giảm áp lực, căng thẳng và giúp mẹ bầu luôn có cảm giác hạnh phúc.

Rèn luyện nhân cách cho con ngay từ trong bụng

Thai giáo theo đạo Phật giúp thai nhi được hình thành nhân cách tốt từ rất sớm. Những bài nhạc theo đạo Phật hay các bài kinh Phật luôn đề cao sự vị tha, lòng từ bi giúp thai có tâm hướng Phật, có lòng nhân từ, hướng thiện, tránh điều ác sau này.

Giúp bé hình thành trí tuệ, tư duy từ trong bụng mẹ

Thai giáo bằng đạo Phật cũng giúp thai nhi có thể hình thành tư duy và trí tuệ từ rất sớm nhờ những triết lý sâu sắc từ Phật giáo. Quá trình thai giáo theo đạo Phật cũng giúp mẹ bầu học được chữ tâm, chữ nhẫn, giúp chia sẻ và giải tỏa đi những căng thẳng, cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Chính những tâm lý vui vẻ, suy nghĩ tích cực tác động đến thai nhi để từ đó thai nhi phát triển tốt và toàn diện về mọi mặt.

Xem thêm: Review 11+ sách thai giáo cho mẹ bầu đáng đọc nhất

3 phương pháp thai giáo đạo Phật khuyên mẹ bầu nên thực hiện

Thai giáo trong đạo Phật đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Để đạt được hiệu quả tốt nhất từ phương pháp thai giáo này mang lại thì mẹ bầu hãy tham khảo các phương pháp như sau: 

Thai giáo bằng cảm xúc

Với phương pháp thai giáo này thì mẹ cần tránh tối đa những phản ứng tiêu cực, đồng thời cần phát triển nhân cách tích cực như: Thương người, cảm thông, luôn tạo ra sự vui vẻ, đồng thời buông bỏ những nỗi buồn, uất hận.

Thai giáo bằng cảm xúc tránh những cảm xúc tiêu cực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một đứa trẻ khi được đầu thai vào người cha, người mẹ thì hẳn đã có ý niệm, thần thức. Do đó, việc khởi tâm động niệm và những hành động của người mẹ đều có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Nếu trong khoảng thời gian này, mẹ bầu khởi tâm động niệm thiện thì thai nhi cũng sẽ rất được rất nhiều phước báu. Cũng trong chính khoảng thời gian này, thì bản thân người mẹ cũng cần  phải tận hiếu, sự hiếu thảo đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

Mẹ có thể mở cho thai nhi nghe các bài nhạc thiền, nhạc không lời. Theo đó mẹ nên chọn nghe các bản nhạc mà khi nghe thấy tâm rũ bỏ được sự muộn phiền, đau khổ để tạo ra những cảm xúc tích cực có lợi cho cả mẹ và bé.

Thai giáo bằng ngôn ngữ

Thai giáo bằng ngôn ngữ là một trong 3 phương pháp thai giáo đạo Phật khuyên mẹ bầu nên thực hiện.

Thai giáo theo đạo Phật bằng mỹ học đem lại tác động tích cực lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có 4 cách truyền tải ngôn ngữ mà mẹ có thể áp dụng như: 

  • Nói đúng lời sự thật; 

  • Nói những lời mang tính xây dựng, tạo sự hòa hợp, hàn gắn;

  • Nói bằng ngôn ngữ hòa ái, không văng tục, chửi bậy, không nói châm biếm, hai chiều khiến người khác phải buồn;

  •  Nói những điều thật sự có thể đem lại lợi ích.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên tránh xa những câu chuyện mang tính thị phi và cũng không nên mang những câu chuyện đó kể với những người xung quanh mình. Những phát ngôn từ ái phải xuất phát từ tâm, tránh xa những ngôn ngữ gây căng thẳng để tránh trường hợp mẹ khó kiểm soát. 

Thai giáo bằng mỹ học

Mỹ học là quan niệm thẩm mỹ, lệ thuộc vào chính lối sống của con người. Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ cũng đừng quên bỏ qua cách giáo dục này. Theo đó, mẹ có thể treo các hình ảnh về Phật, tượng Bồ Tát hoặc những em bé dễ thương để ngắm nhìn. Điều này sẽ đem lại những tác động tích cực rất lớn đến trẻ sau khi ra đời.

Thai giáo trong đạo Phật theo từng thai kỳ của mẹ như thế nào?

Qua những thông tin trên có thể thấy tâm lý, tinh thần của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. 

Tâm lý người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người mẹ vừa nắm giữ vai trò quan trọng, vừa giống như một người cư sĩ hiểu được những giáo lý, sự hữu ích của Phật giáo đối với con người thì nên áp dụng để giáo dục cho thai nhi để đem lại lợi ích cho cả bản thân và bé về sau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ mà mẹ có thể lựa chọn cách giáo dục phù hợp:

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng đầu

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi còn rất nhỏ và chỉ dần phát triển ở các tháng tiếp theo với đầy đủ các bộ phận trên cơ thể. Lúc này người mẹ bắt đầu cảm nhận được sự phát triển của sinh linh bé bỏng trong cơ thể của mình. Mẹ có thể bị dồn ép tâm lý rất lớn do các cơn ốm nghén, dễ dàng cáu gắt, mệt mỏi, sinh ra những tâm lý tiêu cực…

Để cân bằng lại thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp thiền định, thiền hành. Cụ thể: 

  • Trong quá trình ăn uống: Mẹ nên ăn chậm rãi, nhai kỹ thức ăn để hấp thu tốt chất dinh dưỡng. 

  • Thiền hành: Đi lại nhẹ nhàng để giúp cả mẹ và thai nhi được vận động, tạo sự phát triển tốt nhất cho trẻ về sau. Trong quá trình vận động, đi bộ, mỗi bước chân mẹ có thể kết hợp niệm thầm hoặc niệm thành tiếng hồng danh Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Nam mô A Di Đà Phật.

Ngoài ra, một phương pháp cũng khá phổ biến và được nhiều mẹ bầu áp dụng là nghe nhạc thiền từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Những giai điệu du dương, êm ái sẽ tạo cho mẹ bầu cảm giác thư thái và từ đó truyền được nguồn năng lượng tích cực cho thai nhi.

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng giữa

Ở giai đoạn mang thai 3 tháng giữa thì cơ thể người mẹ đã thích nghi được với việc mang thai, những cơn nghén cũng đã giảm bớt và tâm lý cũng đã ổn định hơn nên mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được sự di chuyển của bé và thai nhi cũng đã có thể “phản kháng” lại với những tác động của người mẹ. 

Do đó, ở giai đoạn này thì mẹ hãy tiếp tục cho con nghe các bài nhạc Phật, thiền định, nghe giảng Phật Pháp. Bên cạnh đó, duy trì tâm lý ổn định, vui vẻ để truyền cho thai nhi những nguồn năng lượng tích cực.

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng giữa mẹ nên cho thai nhi nghe các bài nhạc Phật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai giáo theo đạo Phật 3 tháng cuối

Khi thai nhi đã phát triển đến 3 tháng cuối thì thính giác của bé đã phát triển rất mạnh mẽ nên việc mẹ cho bé nghe những bài nhạc thiền, nhạc Phật có thể đem lại được rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể tham khảo và chọn lọc các loại sách, truyện, luận văn về Phật Giáo hay các câu chuyện về Nhân - Quả, các bài hát ru, niệm Phật để cho con nghe. 

Khi thực hiện những điều này cũng giống như việc mẹ hình thành, gieo rắc sự tốt lành, hướng thiện để nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách trẻ sau này. Ngoài ra, sự vận động nhẹ nhàng, hoạt động thiền định, đi bộ vẫn nên được mẹ duy trì hàng ngày để tăng khả năng vận động cho trẻ mai sau.

Những lưu ý mẹ cần biết khi thực hiện thai giáo theo đạo Phật

Thai giáo trong đạo Phật hay bất kỳ phương pháp thai giáo nào khác đều đem lại những lợi ích nhất định cho cả mẹ và bé. Những cảm xúc của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, trong quá trình thực hiện thai giáo trong đạo Phật cho thai nhi thì mẹ nên chú ý đến một số điều sau đây:

  • Mẹ nên học cách vị tha, chia sẻ: Khi có những muộn phiền trong lòng thì mẹ hãy tìm đến người chồng, bạn bè đáng tin cậy để giải tỏa những lo lắng, căng thẳng và tìm ra cách giải quyết.

  • Suy nghĩ tích cực: Mẹ có gắng luôn tạo tâm lý vui vẻ, thường xuyên trò chuyện, tâm sự thủ thỉ với con thường xuyên. Bên cạnh đó cần giữ cho tâm hồn của mình luôn được thoải mái, suy nghĩ tích cực.

  • Niệm phật: Mẹ hãy thành tâm niệm Phật và cầu nguyện cho cả thai nhi, bản thân và gia đình luôn được bình an, khỏe mạnh.

  • Không lo lắng thái quá: Không nên lo lắng một cách thái quá mà cần học cách bình tâm để thông suốt xử lý. Việc lo lắng thái quá có thể gây ra những tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

  • Chú ý sinh hoạt, vận động: Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, chuẩn bị tốt cho quá trình vượt cạn sắp tới.

Ngoài thai giáo theo đạo Phật mẹ có thể mở các loại nhạc thiếu nhi, tiếng Anh cho bé. (Ảnh: Monkey)

Ngoài thực hiện thai giáo theo đạo Phật thì mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp thai giáo khác nhau như tập yoga, cho con nghe những bài hát thiếu nhi, trữ tình, hay mở cho con nghe những câu thơ, truyện tiếng Việt hay truyện, sách nói tiếng Anh qua Monkey Stories để giúp thai nhi tiếp thu làm quen, hiểu rõ hơn về ngôn ngữ để phát triển tư duy nhạy bén về sau.

Alice Nguyen
Alice Nguyen
Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!