Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là kiến thức cơ bản nhất bé cần học khi đến trường. Tuy nhiên, nếu chỉ học ở trường thôi là chưa đủ. Cha mẹ có thể dạy thêm kiến thức này cho bé khi ở nhà. Việc này sẽ giúp bé củng cố lại kiến thức đã học để nhớ lâu hơn.
Vậy dạy bé như thế nào cho chuẩn? Dạy thế nào để bé muốn học? Tất tần tật câu trả lời đều nằm trong bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Để xem bảng chữ cái tiếng Việt 1 nào là chuẩn chắc hẳn cần phải tìm hiểu bảng chữ cái do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát hành. Phụ huynh có trẻ sắp đến tuổi đến trường hãy cùng Monkey tìm hiểu các thông tin dưới đây để biết rõ và dạy bé cho đúng nhé.
Những điều cha mẹ cần biết trước khi dạy bé học tiếng Việt
Trải qua nhiều lần phổ cập giáo dục để phù hợp với sự phát triển của xã hội, môn học tiếng Việt cũng có không ít sự thay đổi. Bảng chữ cái ngày nay cũng sẽ có nhiều khác biệt so với bảng chữ cái mà các phụ huynh học 20 hay 30 năm về trước.
Thế nào là bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn
Xét theo công bố của Bộ Giáo Dục, Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 được viết theo 2 dạng là chữ thường và chữ in hoa. Cả 2 dạng đều có 29 chữ cái bao gồm 17 nguyên âm đơn, 12 phụ âm ghép và 5 dấu thanh.
Tại sao cha mẹ cần hiểu rõ về bảng chữ cái
Trước khi dạy cho bé có thể học tốt chữ tiếng Việt, cha mẹ cần phải có những hiểu biết thật kỹ về bảng chữ cái. Nếu phụ huynh muốn trẻ có nền tảng tốt để sau này học thật giỏi, thì chính bản thân ba mẹ cũng cần phải nắm kỹ các kiến thức để dạy trẻ. Bước đầu tiên tiếp cận với con chữ sẽ rất quan trọng với bé.
Các bước dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Để dạy tiếng Việt cho trẻ thì cần có những trình tự nhất định. Sau đây là từng bước để cho bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1, phụ huynh tham khảo và làm theo, cũng không nên nóng vội để đốt cháy các giai đoạn này nhé.
Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ thường
Mỗi ngày ba mẹ chỉ cần đặt mục tiêu cho bé học được 2-5 từ là được. Lặp đi, lặp lại quá trình này cho đến khi bé thuộc lòng 29 chữ cái trong bảng. Thời gian bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của mỗi bé.
Bước 2: Học chữ cái in hoa
Về cơ bản thì khi đã thuộc bảng chữ cái thường, bé học chữ in hoa rất dễ. Cha mẹ chỉ cần giúp bé hiểu rằng cách phát âm giữa hai chữ đều giống nhau, chỉ khác nhau về cách viết.
Bước 3: Học dấu thanh
Sau khi đã hoàn toàn thuộc được cả 2 dạng chữ cái. Cha mẹ có thể cho bé học phần âm sắc trong câu bằng những từ nối đơn giản. Ví dụ như chữ Qua, khi kết hợp với dấu thanh sẽ thành Qua, Quả, Quà,... Áp dụng tương tự với những từ nối khác.
Bước 4: Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với bảng chữ cái tiếng Việt
Đây là bước cuối cùng, giúp trẻ có thể ghi nhớ các chữ cái đã học và biến chúng trở thành một phần của sự phản xạ tự nhiên của trẻ. Ba mẹ cũng biết rằng, khi "học vẹt" (tức là học nhưng không hiểu, hay học nhưng không dùng đến) thì não bộ sẽ dễ dàng quên mất các kiến thức ấy ngay sau khi vượt qua bài kiểm tra từ cô giáo hay phụ huynh. Vì thế, để biến bảng chữ cái tiếng Việt trở thành một phần của trẻ, thì bạn phải chắc chắn rằng trẻ được tự thể hiện, tự tư duy và xây dựng sự hứng thú với bảng chữ cái.
Giải pháp tốt nhất chính là cho trẻ tiếp xúc nhiều với bảng chữ cái thông qua sự vật, hiện tượng & cả các trò chơi thú vị. VMonkey được xây dựng dựa trên nhu cầu đó của trẻ, con sẽ được tiếp xúc một cách hoàn toàn tự nhiên với các câu chuyện thú vị tại phần mềm. Sau mỗi phần học, trẻ sẽ được tích lũy một phần quà của Khỉ Con, từ đó xây dựng cả khu vườn hay "cung điện" của riêng mình.
VMonkey được rất nhiều bố mẹ thông thái tin dùng, bằng chứng là có hơn triệu lượt tải tại CH Play & chục ngàn lượt tải tại App Store. Từ đó, minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ phát triển Monkey đã đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đại gia đình nhà Khỉ còn có các anh em khác, như: Monkey Junior (Tiếng Anh cho trẻ từ 0-10 tuổi), Monkey Stories (Tiếng Anh cho trẻ mầm non & tiểu học); Monkey Math (Kết hợp học toán bằng tiếng Anh cho trẻ),....
Cần dạy bé học như thế nào để nhớ bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1?
Theo các bước trên chúng ta có thể chi tiết thêm một số cách để dạy bé học bảng chữ cái. Từ khi bé biết a,b,c đến khi bé học hết x,y sẽ cần một khoảng thời gian để bé ghi nhớ. Đây là lúc bé cần ba mẹ ở bên cạnh để hướng dẫn, khuyến khích bé học tập.
Học theo nhóm chữ
Chúng ta có 17 nguyên âm và 12 phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1. Các mẹ hãy nhóm các từ có cách phát âm và cách viết giống nhau lại để bé dễ học hơn. Ví dụ như :
- Nhóm 1 : a, ă, â, o, ô, ơ,...
- Nhóm 2 : b, h, k, l,...
- Nhóm 3 : n, m, r, t,...
Sau đó, cha mẹ hãy giải thích cho bé hiểu về những nét chữ, phát âm như thế nào và chúng có gì tương đồng. Từ đó bé có thể học bảng chữ cái nhanh hơn.
Tập viết bảng chữ cái
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tập viết là cách học thuộc nhanh nhất. Hằng ngày bạn có thể cho bé tập viết 2-3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ 5 lần. Khuyến khích là các mẹ nên cho bé tập viết chữ thường. Việc viết chữ thường xuyên sẽ giúp bé học nhớ được lâu. Bên cạnh đó cũng giúp các bé có thể rèn được nề nếp vở sạch chữ đẹp ngay từ khi còn nhỏ.
Tập cho bé phát âm chuẩn
Điều này yêu cầu sự kiên trì của cha mẹ trong hành trình bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1. Thường thì ở độ tuổi này, phát âm của bé vẫn chưa được hoàn chỉnh.
Nhưng đừng vì thế mà cha mẹ sẽ quát mắng và bắt ép con mình nhé. Các bé sẽ cảm thấy sợ với việc học tập đấy. Thay vào đó, cha mẹ hãy để ý và thường xuyên phát âm mẫu lại mỗi khi con phát âm sai. Việc thường xuyên được chỉnh sửa trong thời gian dài sẽ giúp bé dần cải thiện được cách phát âm của mình.
Tổng hợp 10+ kênh học bảng chữ cái tiếng Việt online giao diện sinh động, dạy học cực chất
Thứ tự bảng chữ cái tiếng việt như thế nào?
Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt là gì? Có bao nhiêu phụ âm?
Học vui vẻ hơn khi có công cụ hỗ trợ
Đừng ngại sử dụng những công cụ để hỗ trợ để giúp bé học tốt hơn các mẹ nhé. Ví dụ như các bảng chữ cái màu sắc, những hình ảnh, tập truyện tranh vui nhộn có hình chữ cái,... Tất cả những điều này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Những niềm vui của bé cũng sẽ được khơi dậy trong quá trình học tập.
Những cuộc thi với các bạn đồng trang lứa
Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể liên kết với các phụ huynh khác để tổ chức những cuộc thi cho con em của mình. Trong khoảng thời gian này, bé có thể vừa học thêm về bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1, vừa chơi những trò chơi mình thích cùng bạn bè. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp bé trở nên hoạt bát, năng động và học vui hơn.
Tạo cho bé thói quen học tập giờ cố định
Ở độ tuổi này, bé thường rất ham chơi và không chú ý tới việc học. Vì thế, cha mẹ nên tạo cho con mình sự hứng thú với việc học tập. Từ đó tạo ra một khung giờ học cố định riêng cho bé. Lúc đầu có thể bé vẫn còn ham chơi. Nhưng khi đã dần quen, bé sẽ hình thành một thói quen sắp xếp thời gian học tập tốt. Từ đó việc học tập của bé sẽ mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm: Tại sao phải dạy bé 4 tuổi học bảng chữ cái và nên dạy như thế nào cho đúng?
Một số sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh khi dạy con học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Ngoài các mẹo dạy con học tốt bảng chữ cái tiếng Việt nói trên, các ba mẹ cũng cần phải chú ý và khắc phục những sai lầm dễ mắc phải sau đây:
- Dạy con học bảng chữ cái tiếng Việt từ quá sớm: Tuy thời gian bắt đầu học của từng trẻ đều khác nhau, tùy theo môi trường sống và giáo dục. Tuy nhiên, đừng dạy trẻ học bảng chữ cái từ quá sớm (thường là 2-3 tuổi), hãy để trẻ cảm nhận được hết vẻ đẹp của tiếng Việt thông qua các câu chuyện, cuốn sách,... Việc này sẽ giúp trẻ xây dựng sự hứng thú, và học tiếng Việt một cách chủ động, cũng như hiệu quả hơn.
- Ép trẻ học ra học, chơi ra chơi: Quan điểm này từ lâu đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Cũng như, việc tích hợp các trò chơi và trong học tập để gây được sự tò mò và hứng thú cho trẻ, đã được rất nhiều chuyên gia giáo dục nghiên cứu và áp dụng. Không chỉ kết quả học tập của trẻ được nâng cao, mà đời sống tinh thần của trẻ dường như được cải thiện hơn rất nhiều.
Việc giúp bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 chưa bao giờ là sự khó khăn. Tuy nhiên, quá trình này cũng yêu cầu khả năng nghiên cứu, để ý của các bậc phụ huynh để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho con mình. Mong rằng, từ những thông tin mà Monkey mang đến hôm nay. Cha mẹ có thể lựa chọn cho bé nhà một phương pháp học tốt hơn. Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân của bạn nhé!