Hiện nay, nhiều bé đã thuộc lòng bảng chữ cái tiếng việt lớp 2 trước khi vào tiểu học. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể đọc chuẩn và lưu loát. Nếu con em của quý phụ huynh đang gặp những vấn đề này nhưng không biết lý do là gì? Dạy bé như thế nào?
Trong quá trình xây dựng nền tảng ngôn ngữ cho bé. Không phải phụ huynh cứ áp dụng là phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cho bé. Cha mẹ cần tìm hiểu xem khả năng con mình như thế nào? Gặp những khó khăn gì?. Từ đó chọn được hướng đi đúng đắn cho các em.
Dưới đây là một số khó khăn mà đa số các bé thường gặp trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 2.
Những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình bé học
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Các bé nhỏ cũng có những vấn đề của riêng mình mà chỉ ba mẹ mới có thể thấu hiểu được. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của mỗi bé mà phụ huynh sẽ có những cách dạy khác nhau.
1. Ảnh hưởng “phương ngữ” từ cha mẹ
Khi chưa có sự nhận thức, việc học của bé thường diễn ra thụ động. Bé thường sẽ học theo những cuộc nói chuyện hằng ngày của cha mẹ. Việc trẻ thường xuyên nghe cha mẹ sử dụng “phương ngữ’ đặc trưng vùng miền để giao tiếp sẽ khiến bé bị ảnh hưởng.
2. Bé bị ngọng
Ngọng là một hiện tượng rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra với trẻ dưới 4 tuổi. Trẻ em bị ngọng thường sẽ phát âm chưa chuẩn hoặc tự thay thế âm này bằng âm khác như N thành Nh, K thành Kh,...
Vì thế, cha mẹ cần quan tâm và khắc phục nếu đến 4 tuổi bé vẫn còn ngọng. Nếu không thể tự chữa, hãy đưa bé đi khám để chữa kịp thời, tránh hậu họa sau này.
3. Yếu tố thể chất
Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ. Ví dụ như : Thính giác của trẻ kém, từ đó khó tiếp thu những kiến thức được dạy. Hoặc do lưỡi ngắn khiến bé nói không được chuẩn,...
Vì vậy, trong quá trình phát triển từ 0-6 tuổi của bé cần sự quan tâm rất nhiều từ cha mẹ. Nếu có vấn đề gì về thể chất, cha mẹ cần can thiệp ngay từ sớm để giúp trẻ hoàn thiện hơn.
4. Bé nhút nhát, thiếu tự tin
Việc phát âm sai bảng chữ cái tiếng Việt lớp 2 thỉnh thoảng sẽ khiến bé bị bạn bè chọc ghẹo. Theo đó, bé sẽ dần mất đi sự tự tin và không dám đọc nữa.
Những lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn và cổ vũ để tiếp thêm động lực cho bé học tập tốt hơn.
6. Môi trường ít sự giao tiếp
Ngày nay, cha mẹ thường quá chú tâm vào công việc mà ít giao tiếp với bé khi ở nhà. Từ đó, trẻ sẽ thiếu đi một môi trường để rèn luyện khả năng nói. Ngoài ra, việc ít giao tiếp trong gia đình cũng tạo nên cho trẻ một tính cách lầm lì và thụ động. Cha mẹ cũng không thể hiểu được con em mình nếu ít trò chuyện với bé.
Với những lý do trên, ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến bé trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Để khắc phục các rào cản thường gặp này, Monkey sẽ mang đến cho quý phụ huynh những bí quyết giúp bé có thể học nhanh và đọc trịa toàn bộ bảng chữ cái.
Bí quyết giúp bé học chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt lớp 2
1. Bé học chuẩn với VMonkey
VMonkey là ứng dụng học trực tuyến số 1 Việt Nam cho bé từ 0-10 tuổi. Tại đây bé sẽ được học tiếng Việt với:
-
600+ truyện tranh tương tác cùng 800+ những câu hỏi sau truyện
-
Hơn 300 đầu sách nói được chọn lọc phù hợp với độ tuổi
-
112 bài học Học Vần theo tiêu chuẩn của bộ GD&ĐT
Các nội dung của VMonkey đảm bảo bám sát theo chương trình GDPT mới. Ngoài ra, việc học với các nhân vật được thiết kế sinh động trong truyện sẽ tạo cho bé sự hứng thú, giúp bé học tập hiệu quả hơn.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng ứng dụng VMonkey cho con em mình. Bạn có thể tải ứng dụng về máy theo 2 đường link dưới đây:
VMonkey trên HĐH Android: Tại đây
VMonkey trên HĐH IOS: Tại đây
2. Môi trường học tập tốt sẽ giúp bé phát triển thuận lợi hơn
Đa số việc phát âm sai của trẻ không bắt nguồn từ bẩm sinh mà đến từ việc nghe thụ động những người xung quanh. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát xem tại sao bé nói chưa chuẩn ? Bé thường tiếp xúc với ai ?...
Ví dụ như khi bé học trên lớp, cô giáo dạy bé không chuẩn thì bạn hãy xin cho bé đổi lớp. Hoặc nếu bé bị ngọng do chơi với bạn thì hãy cho bé hạn chế tiếp xúc với bạn đó. Tuỳ tình huống cụ thể mà đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Xem thêm: Dõi theo hành trình của người tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt
3. Khuyến khích bé nói nhiều hơn
Theo các chuyên gia, những đứa trẻ vượt trội về ngôn ngữ thường rất hay nói. Bé sẽ phát âm chuẩn hơn khi việc nói diễn ra thường xuyên. Cha mẹ có thể thực hiện việc này bằng cách trò chuyện cùng bé, đưa bé đi chơi cùng những bạn nhỏ khác,...
Nhưng các mẹ cũng nhớ phải lưu ý là “sàng lọc” những người mà bé tiếp xúc nhé. Nên tránh cho bé tiếp xúc với những người nói ngọng hoặc nói đặc giọng địa phương,...
4. Tiến độ học tập phù hợp
Mỗi bé sẽ có một khả năng tiếp thu khác nhau. Có những em khi vừa bước vào tiểu học là đã có thể thuộc nằm lòng và phát âm tròn trịa bảng chữ cái tiếng Việt lớp 2. Nhưng có có những bé lên lớp 2 mới chỉ thuộc hình dáng chữ cái trong bảng.
Vì vậy, việc học của bé cần được thực hiện theo một tiến độ hợp lý. Phụ huynh đừng nên thấy con mình học chậm mà la mắng hay đốc thúc bé. Việc đó chỉ khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi, chán ghét việc học.
5. Hát cùng bé
Âm nhạc là một điều kỳ diệu với con người. Có những người khi nói chuyện thì phát âm sai, nhưng khi hát lại đúng, chuẩn. Trẻ em cũng như vậy. Cha mẹ có thể tận dụng điều này bằng cách dạy con hát những bài hát mà bé thích. Trong quá trình đó, bé sẽ tự điều chỉnh phát âm của mình theo những bài hát đó.
Nhưng lưu ý là cha mẹ nên chọn những bài hát vừa phải và có nội dung thiếu nhi. Vì nếu hát quá nhiều, bé sẽ bị đau họng với mệt mỏi đấy.
Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt lớp 2 tưởng chừng là một việc không khó. Nhưng điều đó sẽ trở nên khó không tưởng nếu phụ huynh không biết phương pháp dạy phù hợp với con em mình.
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm thêm những phương pháp học tập phù hợp cho con mình, có thể tham khảo thêm những bài viết khác tại đây. Monkey rất hân hạnh khi được trở thành người bạn đồng hành cùng con em quý vị trên con đường tạo dựng nền tảng ngôn ngữ vững chãi.