Câu ghép là gì? Có mấy loại? Cách sử dụng như thế nào? Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài học này nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Câu ghép là gì? Đặc điểm & chức năng
Trong phần đầu tiên, bạn sẽ tìm hiểu những điểm chung của câu ghép tiếng Việt thông qua: Khái niệm câu ghép, đặc điểm và chức năng kèm ví dụ.
Khái niệm: Thế nào là câu ghép?
Câu ghép là câu được ghép từ 2 vế trở lên, trong đó mỗi vế câu đều có đủ thành phần của cấu trúc câu gồm một cụm chủ ngữ - vị ngữ. Về ý nghĩa, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.
Ví dụ:
1. Cô ấy đẹp lên mỗi ngày/ vì / cô ấy đã tìm được bí quyết dưỡng và chăm sóc da đúng cách cho mình.
- Chủ ngữ 1 và 2: Cô ấy
- Vị ngữ 1: đẹp lên mỗi ngày
- Vị ngữ 2: đã tìm được bí quyết dưỡng và chăm sóc da đúng cách cho mình
2. Cô ấy đạt thành tích tốt trong học tập vì vậy cả nhà ai cũng vui mừng.
- Vế 1: Cô ấy đạt thành tích tốt trong học tập
- Chủ ngữ 1: Cô ấy
- Vị ngữ 1: đạt thành tích tốt trong học tập
- Vế 2: Cả nhà ai cũng vui mừng
- Chủ ngữ 2: Cả nhà
- Vị ngữ 2: ai cùng vui mừng (Đây là 1 cụm chủ - vị)
Đặc điểm của câu ghép
Dựa vào ví dụ câu ghép nêu trên, bạn sẽ nhận thấy 2 đặc điểm của loại câu này:
-
Mỗi vế của một câu ghép là một câu đơn – mỗi câu đơn diễn đạt một nghĩa trọn vẹn.
-
Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép.
Như vậy, đối với bài tập về câu ghép ta cần quan tâm hai vấn đề chính: Các vế của câu ghép và cách nối (+) các vế câu ghép với nhau.
Tác dụng của câu ghép
Về chức năng, câu ghép trong tiếng Việt có công dụng như sau:
-
Bổ sung ý nghĩa giúp cho câu văn đầy đủ, không bị thiếu ý, vô nghĩa.
-
Trong quá trình nói chuyện, câu ghép giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Nếu dùng câu đơn, câu chuyện rất dễ lan man, khó hiểu.
Câu ghép có mấy loại?
Trong ngữ pháp Tiếng Việt, câu ghép được chia thành 5 loại gồm: Câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép hỗn hợp, câu ghép chuỗi và câu ghép hô ứng. Dưới đây là khái niệm các câu ghép và ví dụ.
Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Trong đó, các mệnh đề của câu lại phụ thuộc lẫn nhau, kết nối bằng quan hệ từ chính phụ nên mối quan hệ thường rất chặt chẽ.
Về ý nghĩa, loại câu ghép này cũng sẽ bao hàm nhiều ý như chỉ mục đích, nguyên nhân – kết quả, điều kiện…
Ví dụ:
1. Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.
-
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Em chăm chỉ - Em đã thành công
-
Cấu trúc: Từ nối - mệnh đề - từ nối - mệnh đề
-
Ý nghĩa: nguyên nhân - kết quả
2. Bạn cần ôn tập kỹ để làm bài thi thật tốt.
-
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Bạn cần ôn tập kỹ - Làm bài thi thật tốt
-
Cấu trúc: Mệnh đề - từ nối - Mệnh đề
-
Ý nghĩa: chỉ mục đích
Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ ngang hàng và độc lập về mặt ý nghĩa. Các vế trong câu được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.
Theo đó, trong câu ghép đẳng lập, các vế khi kết hợp thường biểu thị các mối quan hệ thông qua các quan hệ từ tương ứng gồm:
-
Quan hệ liệt kê: và
-
Quan hệ tiếp nối: và
-
Quan hệ lựa chọn: hoặc (là), hay (là)
-
Quan hệ đối chiếu: nhưng, song, mà,...
Lấy ví dụ cho mỗi trường hợp như sau:
Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập |
Ví dụ |
Diễn giải |
Mối quan hệ liệt kê |
Trời xanh và gió mát |
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Trời xanh - Gió mát Mối quan hệ liệt kê biểu thị thời tiết trong cùng 1 thời điểm. |
Mối quan hệ tiếp nối |
Tôi đã trộn bột bánh và sau đó tôi nướng nó. |
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Tôi đã trộn bột bánh - Sau đó tôi nướng nó Mối quan hệ tiếp nối thể hiện trình tự làm bánh của “tôi”. |
Mối quan hệ lựa chọn |
Bạn có thể làm hôm nay hoặc ngày mai. |
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Bạn có thể làm hôm nay - Mai làm. Mối quan hệ lựa chọn thể hiện việc chọn làm việc vào ngày nào. |
Mối quan hệ đối chiếu |
Cái bát này bị mẻ nhưng nó vẫn dùng được. |
Câu ghép gồm 2 mệnh đề: Cái bát này bị mẻ - Nó vẫn dùng được. Mối quan hệ đối chiếu thể hiện cái bát vẫn dùng tốt dù bị mẻ. |
Câu ghép hỗn hợp
Câu ghép hỗn hợp được hình thành bằng sự kết hợp của câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.
Câu ghép đẳng lập: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe…
-
Mệnh đề 1: tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng
-
Mệnh đề 2: nó không nghe
-
Cấu trúc câu: Từ nối (mặc dù) - mệnh đề 1 - từ nối (nhưng) - mệnh đề 2
-
Ý nghĩa: Mối quan hệ đối chiếu
Câu ghép chính phụ: Nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.
-
Mệnh đề 1: nó không nghe
-
Mệnh đề 2: nó vẫn chưa tìm được việc
-
Cấu trúc câu: Mệnh đề 1 - từ nối (nên) - mệnh đề 2
-
Ý nghĩa: Chỉ nguyên nhân - kết quả
Câu ghép chuỗi
Câu ghép chuỗi có 2 vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,).
Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.
Câu ghép hô ứng
Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Trong câu, các vế kết nối bằng phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…
Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.
Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Xét về mặt ý nghĩa, các câu ghép thường biểu thị 5 mối quan hệ: Nguyên nhân - kết quả, giả thiết - kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ mục đích và quan hệ tăng tiến. Cụ thể:
Quan hệ nguyên nhân và kết quả
Cách nhận biết: Trong câu thường sử dụng các cặp quan hệ từ như: “do … nên”, “vì thế … cho nên”, “vì … nên”, “bởi vì .. cho nên”,… hoặc các quan hệ từ như: “do, vì, nên, bời vì, cho nên,…”.
Ví dụ:
-
Vì tôi ngủ quên nên tôi đã đi làm muộn.
-
Do thời tiết tốt nên gia đình tôi quyết định đi cắm trại.
Quan hệ giả thiết – kết quả
Cách nhận biết: Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường được dùng để diễn tả một sự việc hoặc một hành động chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác xảy ra. Một số cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “nếu như … thì”, “hễ như … thì”, “nếu … thì”,… Hoặc có thể sử dụng các từ nối để liên kết các vế trong câu như: giá, nếu, thì, hễ,..
Ví dụ:
-
Nếu như chị ấy không quên tài liệu thì buổi họp hôm nay đã thuận lợi hơn.
-
Hễ mà anh ấy đi trễ thì tôi sẽ bị trễ xe buýt.
-
Giá như tôi chăm học thì tôi đã đạt giấy khen.
Quan hệ tương phản
Cách nhận biết: Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản thường sẽ có hai mệnh đề nói về hai vấn đề trái ngược nhau, chúng thường sử dụng những mệnh đề quan hệ như “mặc dù…nhưng”, “tuy…nhưng”.
Ví dụ:
-
Mặc dù bị đau bụng nhưng anh ấy vẫn cố gắng đi học đầy đủ.
-
Tuy rất cố gắng đi sớm nhưng tôi vẫn bị trễ học.
Quan hệ mục đích
Cách nhận biết: Các vế trong câu ghép biểu thị mối quan hệ mục đích thường được kết nối với nhau thông qua các quan hệ từ như: thì, để,..
Ví dụ:
-
Tôi đã cất điện thoại để tôi tập trung học bài hơn.
-
Để bổ sung vitamin cho cơ thể thì tôi cần mua nhiều trái cây và rau xanh.
Quan hệ tăng tiến
Cách nhận biết: Câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các mệnh đề trong câu thường sẽ thông qua một số cặp quan hệ từ như “không chỉ…mà còn”, “không những…mà còn”.
Ví dụ:
-
Mai không chỉ biết hát mà cô ấy còn biết đàn.
-
Không những mẹ tôi nấu ăn rất ngon mà bà ấy còn là người rất tốt bụng.
3 Cách nối các vế câu ghép
Nắm rõ cách nối giúp các bạn đặt câu ghép chính xác và đảm bảo rõ ràng về mặt ý nghĩa.
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
Trong những mệnh đề của câu ghép, thường chúng còn được nối với nhau bằng những cặp từ hô ứng như “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “càng …càng”, “vừa…vừa”, “vừa…đã”, “đâu…đấy”, “ai…nấy”…
Ví dụ:
-
Bạn càng cố gắng, bạn càng học được nhiều điều hay.
-
Tôi vừa làm việc vừa nghe nhạc để tập trung.
-
Trách nhiệm của ai người nấy phải nhận.
-
Bạn ở đâu thì tôi ở đấy.
Nối câu ghép không dùng từ nối (Câu ghép nối trực tiếp)
Câu ghép không chứa từ nối còn được gọi là câu ghép nối trực tiếp. Trong câu này, người ta thường dùng dấu “,” để tách 2 vế.
Ví dụ:
-
Chủ nhật, tôi ăn sáng ở trên phố.
-
Trời sáng, nhiều bạn trẻ dậy chạy thể dục.
-
Hôm nay mẹ tôi được nghỉ, tôi ở nhà phụ mẹ dọn nhà.
Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ
Trong câu ghép còn có cách nối là sử dụng các cặp quan hệ từ phổ biến như: “chẳng những…mà còn”, “nếu…thì”, “tuy…nhưng”, “vì…nên”… hay những quan hệ từ như “và, hoặc, rồi, thì, nhưng, hay…”
Ví dụ:
-
Em tôi chẳng những học giỏi mà còn luôn giúp đỡ bạn học nhiệt tình.
-
Nếu tôi đi sớm thì tôi đã không lỡ xe buýt.
-
Tuy cô ấy không được giấy khen nhưng cô ấy đã cố gắng chăm chỉ trong học tập.
Dấu hiệu nhận biết câu ghép và sự khác biệt với câu đơn câu phức
Câu ghép thường dễ nhầm lẫn với câu đơn, câu phức. Vì vậy, sau khi đã nắm được các loại câu ghép, các bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với 2 loại câu trên.
Các loại câu |
Giống nhau |
Khác nhau |
Câu đơn |
Đều là thành phần câu quan trọng để cấu thành nên đoạn văn, bài văn. |
Câu đơn là câu có duy nhất 1 mệnh đề bao gồm một cụm chủ ngữ - vị ngữ. VD: Tôi học bài |
Câu ghép |
Câu ghép là câu gồm nhiều mệnh đề, mỗi mệnh đề bao gồm cụm chủ vị và các mệnh đề này có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các mệnh đề này có thể liên kết với nhau bằng cặp từ hô ứng, từ nối hoặc các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy,... |
|
Câu phức |
Câu phức là câu gồm 2 hay nhiều cụm chủ ngữ vị ngữ, trong đó có một cụm chủ vị chính và các cụm chủ vị còn lại là phụ, các cụm chủ vị phụ bổ sung về mặt ngữ nghĩa cho các cụm chủ vị chính. VD: Tôi giúp mẹ các công việc nhà như nấu cơm, quét nhà, giặt đồ,... |
Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép (Bài tham khảo)
Nhằm giúp bạn hiểu được cách ứng dụng câu ghép trong viết câu văn, đoạn văn, Monkey đã sưu tầm và chia sẻ các mẫu bài tham khảo trong phần này:
Chủ đề tả một người bạn
Yêu cầu: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
Bài số 1
Thu Cúc là lớp trưởng của lớp em. Bạn ấy có vóc dáng mảnh mai và cao ráo. Tóc của Cúc đen dài, mượt mà như người mẫu quảng cáo tóc. Bình thường, cậu ấy tết tóc thành cái đuôi sam ở phía sau, còn vào những dịp đặc biệt thì Cúc sẽ xõa tóc tự nhiên. Khuôn mặt của cậu ấy rất đáng yêu, toát lên vẻ dịu dàng, tựa như cô tiểu thư khuê các ngày xưa mà em vẫn xem ở trên tivi.
→ Câu ghép: Bình thường, cậu ấy tết tóc thành cái đuôi sam ở phía sau, còn vào những dịp đặc biệt thì Cúc sẽ xõa tóc tự nhiên.
→ Cách nối 2 vế câu ghép: sử dụng dấu phẩy và quan hệ từ “còn”
Bài số 2
(1) Mai Lan là bạn thân nhất của em. (2) Cậu ấy có bề ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu. (3) Mái tóc của Lan đen, dài ngang lưng còn khuôn mặt thì bầu bĩnh. (4) Kết hợp với đôi mắt tròn long lanh. (5) Trông đáng yêu vô cùng.
→ Câu (3) là câu ghép: gồm 2 vế (2 cụm chủ vị) được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.
Bài số 3
Nam là một học sinh có vóc dáng cân đối và khỏe mạnh. Vì Nam thường xuyên chơi thể thao, nên cậu ấy rất rắn chắc và nhanh nhẹn. Cậu ấy cắt mái tóc ngắn, để lộ vầng trán cao và đôi mắt đen láy sáng ngời. Mỗi khi mỉm cười, mắt Nam nheo lại; cái miệng nhoẻn ra khoe hàm răng trắng sứ.
→ Câu ghép: Vì Nam thường xuyên chơi thể thao, nên cậu ấy rất rắn chắc và nhanh nhẹn. → Cách nối 2 vế: sử dụng cặp quan hệ từ vì nên
→ Câu ghép: Mỗi khi mỉm cười, mắt Nam nheo lại; cái miệng nhoẻn ra khoe hàm răng trắng sứ. → Cách nối 2 vế câu: sử dụng dấu chấm phẩy.
Bài số 4
(1) Hà là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. (2) Bạn ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. (3) Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. (4) Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. (5) Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. (6) Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh.
→ Câu 2 là câu ghép: gồm 2 vế (2 cụm chủ vị) được nối với nhau bằng quan hệ từ "không những... mà còn"
Bài số 5
(1) Hùng là bạn hàng xóm của em. (2) Cậu ấy có thân hình cao lớn hơn nhiều so với bạn cùng lứa tuổi. (3) Làn da Hùng rám nắng khỏe mạnh, mái tóc đen cắt ngắn gọn gàng và thân hình chắc chắn, mạnh mẽ. (4) Ngoại hình đó khiến cho Hùng như một chàng trai học lớp 7, lớp 8 vậy. (5) Tất cả là nhờ cậu ấy siêng năng tập luyện thể dục, thể thao.
→ Câu (3) là câu ghép có 3 vế (3 cụm chủ vị), vế 1 và vế 2 được nối trực tiếp bằng dấu phẩy, vế 2 và vế 3 được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.
Chủ đề học tập
Yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có sử dụng câu ghép.
Bài số 1
Học tập chính là một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người. Học tập giúp chúng ta có thêm kiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quang ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này.
Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học để trau dồi mỗi kiến thức mà chúng ta còn cần phải học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết.
Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta phải không ngừng học tập và học tập, không ngừng hoàn thiện bản thân mình để mình có thể cống hiến sức mình cho đất nước.
→ Câu ghép: Không chỉ học để trau dồi mỗi kiến thức mà chúng ta còn cần phải học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết.
Bài số 2
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Kiến thức là vô tận chính vì thế mà chúng ta cần tìm ra cho mình phương pháp học đúng đắn để đen lại hiệu quả học tập tốt nhất cho mình.
→ Câu ghép: Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi.
Hướng dẫn soạn bài câu ghép & giải bài tập mẫu
Trong phần này, Monkey sẽ giúp ba mẹ hỗ trợ con soạn bài câu ghép và giải bài tập trong chương trình tiếng Việt lớp 5 VNEN: Bài 22C cùng đặt câu ghép.
Câu 1: Thi đặt câu ghép
Học sinh tiếp nối nhau thi đặt nhanh, nhiều câu ghép nói về hoạt động hoặc đặc điểm của người, vật trong những tranh, ảnh sau:
Hướng dẫn giải:
Ảnh |
Đặt 2 - 3 câu ghép tương ứng |
Ảnh 1 |
|
Ảnh 2 |
|
Ảnh 3 |
|
Ảnh 4 |
|
Câu 2: Phân tích cấu tạo của các câu ghép dưới đây (viết vào phiếu học tập)
Câu ghép |
QHT/cặp QHT |
Vế câu 1 |
Vế câu 2 |
||
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
||
Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. |
|||||
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. |
Hướng dẫn giải:
Câu ghép |
QHT/cặp QHT |
Vế câu 1 |
Vế câu 2 |
||
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
||
Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. |
Mặc dù …. nhưng…… |
giặc Tây |
hung tàn |
chúng |
không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ. |
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. |
Tuy |
rét |
vẫn kéo dài |
mùa xuân |
đã đến bên bờ sông Lương |
Câu 3: Chọn vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a) Tuy hạn hán kéo dài... b) ... nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng. |
(1) tuy trời đã sẩm tối (2) mặc dù mặt trời rực rỡ đã lên (3) nhưng người dân quê em rất lo lắng (4) nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi |
Hướng dẫn giải:
a. Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi
b. Tuy trời đã sẩm tối nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Câu 4. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện sau:
Tên truyện: Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:
"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8".
Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
Hướng dẫn giải:
Câu ghép trong câu chuyện trên là: "Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8".
Cặp quan hệ từ trong câu ghép là: Mặc dù ........ nhưng ...........
Tìm các vế câu của câu ghép:
(Mặc dù) tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo (nhưng cuối cùng) hắn/ vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8
-
CN1: tên cướp
-
VN1: rất hung hăng, gian xảo
-
CN2: hắn
-
VN2: vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8
Câu 5. Em hãy viết bài văn kể chuyện theo một trong các đề bài sau:
(1) Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
(2) Kể lại một câu chuyện em thích nhất trong những truyện đã được học
(3) Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Hướng dẫn giải: Học sinh tham khảo các bài mẫu sau:
(1) Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Mẫu 1:
Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Vũng Tàu cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.
Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Vũng Tàu. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và "thu hoạch" được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Vũng Tàu cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán gẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......
Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.
Mẫu 2:
Thời gian trôi qua nhanh. Chỉ còn lại những kỉ niệm…”. Thật vậy, bây giờ tôi đã trải qua hơn chục năm học nhưng mỗi lần lời bài hát ấy vang lên lòng tôi lại nâng nâng khó tả nhớ về những kỉ niệm của tôi và Lan năm chúng tôi học lớp 4.
Tôi và Lan là đôi bạn thân với nhau từ nhỏ vì nhà Lan gần nhà tôi. Có gì chúng tôi cũng chia ngọt sẻ bùi cho nhau như hai chị em gái vậy. Hằng ngày Lan thường sang gọi tôi đi học kể cả trời mưa lẫn trời nắng. Nhưng hôm nay trời mưa cũng như mọi khi thôi mà tôi ở nhà chờ mãi…chờ mãi đến gần bảy giờ mà vẫn không thấy Lan sang gọi mình đi học. Tôi liền nghĩ và nói thầm: “Hôm nay không đợi mình đi học thì hôm sau mình sẽ đi trước và không đợi bạn nữa đâu.” Nói xong tôi liền nhanh chóng chạy vội đến trường vì sợ vào lớp muộn. Trời mưa, nước tát vào mặt, đường bị trơn nên tôi bị vấp ngã bẩn hết quần áo. Đến lớp lại bị các bạn trong lớp trêu là con áo ộp nên tôi càng bực và giận bạn hơn. Nhìn xung quanh trong lớp cũng không thấy Lan tôi lại nghĩ bạn đang chơi với các bạn ngoài sân. Lúc này tôi càng giận hơn và dường như trong đầu tôi lúc này Lan không còn là bạn thân nữa.
Tùng…tùng…tùng ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp, tất cả mọi người đã ngồi vào hết chỗ của mình chỉ còn chỗ Lan vắng. Một lúc sau cô bước vào lớp và nói: “ Hôm nay bạn Lan bị ốm nên xin phép cô nghỉ các em ạ.” Nghe cô nói lúc này tôi cảm thấy thương bạn và có lỗi với bạn vô cùng. Dường như giờ học hôm ấy tôi chẳng tiếp thu được gì. Cô bảo đọc thì đọc, cô bảo viết thì viết. Tôi chỉ mong sao tiết học hôm đấy trôi đi thật nhanh để còn chạy về thăm bạn. Nhưng không ngờ tiết học hôm đấy trôi đi lâu lắm chắc bởi vì tôi không chú ý nghe giảng. Thế rồi tiết học cũng kết thúc, tôi chạy nhanh về nhà bạn, rồi bước vào nhà thấy bạn đang nằm giường, người xanh xao, khuôn mặt bạn nhợt nhạt hẳn đi. Mới có một ngày mà trông bạn khác hẳn. Tôi đến bên bạn và nói: “ Cho mình xin lỗi bạn nhé”. Lan vừa nghẹn ngào vừa nói: “ Mình mới thật có lỗi với bạn. Mình đã không báo trước với bạn mình bị ốm nên không đi học được.” Thế rồi chúng tôi lại thương yêu và quý mến nhau như cũ. Và từ đó tình bạn của chúng tôi lại càng trở nên thắm thiết hơn.
Những kỉ niệm về tình bạn thật đúng là chân thành. Nó xuất phát từ trái tim đến với trái tim. Chính vì vậy mà trong thơ ca cũng có câu:
“Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.”
(2) Kể lại một câu chuyện em thích nhất trong những truyện đã được học.
Trong những câu chuyện đã được học, em thích nhất là câu chuyện Cây tre trăm đốt.
Truyện kể về một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ lại thật thà. Được phú ông hứa sẽ gả con gái cho, anh đã làm việc quần quật suốt ba năm liền cho hắn, tạo ra rất nhiều của cải. Thế nhưng khi đến hẹn, phú ông lại trở mặt. Ông ta bắt anh nông dân phải tìm được một cây tre trăm đốt mới gả con gái cho.
Trong lúc anh nông dân bất lực tìm kiếm trên rừng, ở nhà, phú ông làm đám cưới gả con gái cho một tên nhà giàu khác. May mắn thay, ông Bụt đã hiện ra và giúp anh nông dân. Ông bảo anh chặt về một trăm đốt tre, rồi dạy anh câu thần chú gắn chúng lại với nhau và tách rời ra lại để tiện di chuyển.
Trở về nhà, nhìn thấy đám cưới linh đình, anh nông dân tức giận lắm. Liền chạy vào đòi lại lẽ công bằng. Thấy phú ông trơ tráo lật lọng, anh liền dùng thần chú gắn ông ta vào cây tre đến khi nào ông ta chịu thực hiện lời hứa mới thả ra.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt đã khuyên nhủ người đọc rằng không được gian dối, phải biết giữ lời hứa của mình.
(3) Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Ta tên là Mai An Tiêm. Ta từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, lại được nhà vua nuôi lớn, hết mực tin tưởng, nên đã rất kiêu căng. Một lần, ta buông lời chưa đúng mực, nên bị vua đày ra đảo hoang.
Ra đảo hoang, ta vô cùng hối hận, vì đã khiến cả gia đình phải cùng chịu khổ. Tại đó, ta đã ra sức dựng nhà, trồng trọt để sống sót. Một hôm, ta nhìn thấy mấy chú chim đang tranh nhau ăn một quả gì đó màu xanh, ruột đỏ. Ta liền chạy lại lấy nếm thử, thấy rất ngon nên đã lấy hạt đem trồng.
Mấy tháng sau, trên bờ cát mọc đầy dây leo màu xanh với các quả lớn tròn. Khi quả chín, bổ ra bên trong đỏ tươi, ăn giòn lại ngọt. Ta đem loại quả ấy bán cho các thuyền buôn đi ngang qua, đổi lấy gạo thịt, vải vóc. Nhờ vậy cuộc sống trở nên đủ đầy.
Tiếng tăm của ta và loại quả ngon kia ngày càng lan xa. Nhà vua biết được ta có khả năng tự gây dựng cơ nghiệp, nên đã công nhận khả năng của ta. Cho mời lại về triều đình để cống hiến cho đất nước. Loại quả mà ta trồng ra được đặt tên là dưa hấu và trồng rộng rãi khắp đất nước ta.
Bài tập về câu ghép trong tiếng Việt
Dưới đây là một số bài luyện tập kèm lời giải. Các bạn cùng thực hành để kiểm tra lại bài đã học nhé!
Câu 1: Cho đoạn văn sau
(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.
a. Em hãy xác định câu ghép trong đoạn văn trên.
b. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được. Sau đó cho biết, các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
Câu 2: Câu nào dưới đây là câu ghép? Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép trong các câu sau:
☐ Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.
Câu 3:
a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép đã tìm được ở câu 2.
b. Hãy cho biết các vế trong các câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào. Theo em, còn có cách nào khác để nối các vế câu ghép nữa không? Nếu có thì đó là cách gì.
Câu 4: Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo các câu ghép hoàn chỉnh
a. Mỗi khi trời đổ mưa to …………………………..
b. ………………………….. thì em sẽ đạt kết quả cao.
c. ………………………….. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp …………………………..
Câu 5. Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây:
a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài … chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b. Trời mưa to như trút nước … các con sông đều đầy ăm ắp.
c. … trời có nắng to … nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d. ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh … em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e. … mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh … bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
Câu 6. Em hãy đặt các câu ghép có:
a. Ba vế câu.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Câu 7: Trong các câu sau câu nào là câu ghép? Câu nào là câu đơn?
a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.
c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.
d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.
e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.
f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.
i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.
k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.
l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.
m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.
n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.
q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.
r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.
s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.
t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.
u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.
v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.
w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.
x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.
Câu 8. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:
1. Nếu ... thì ...
....................................................................................................
2. Mặc dù ... nhưng ...
....................................................................................................
3. Vì ... nên ...
...................................................................................................
4. Hễ ... thì ...
...................................................................................................
5. Không những ... mà ...
...................................................................................................
6. Nhờ ... mà ...
....................................................................................................
7. Tuy ... nhưng ...
....................................................................................................
Câu 9: Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu ghép, câu đơn đó.
Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
Đây là dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.
Câu 10: Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.
Đáp án bài tập câu ghép trong tiếng Việt
Dưới đây là đáp án bài tập câu ghép, bạn hãy giúp con kiểm tra nhé!
Câu 1:
a. Câu ghép: câu (1), (4).
b. (1) Đèn Am/ vừa bật lên //, một cảnh đẹp kỳ dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
(4) Thuyền trôi/ từ từ // nên ánh đèn/ cứ thay đổi chỗ mãi.
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.
Câu 2:
☐ Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.
☑ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.
☑ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.
Câu 3:
a. Cây đa già/ run rẩy cành lá //, nó/ đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
Cây đa già/ run rẩy cành lá trong làn gió mới //, nó/ đang vẫy tay chào ngày mới đó.
b. Cả hai câu ghép, đều nối các vế câu với nhau bằng dấu phẩy.
Ngoài cách dùng dấu phẩy, chúng ta còn có thể nối các vế của câu ghép với nhau bằng cách khác. Như dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, dấu chấm phẩy.
Câu 4:
a. Mỗi khi trời đổ mưa to thì em lại thích thú lắng nghe tiếng giọt mưa rơi tí tách trên vòm lá.
b. Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt kết quả cao.
c. Dù đêm đã rất khuya rồi nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp, em liền chạy ra sân thu áo quần khô vào và gấp gọn gàng.
Câu 5:
a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.
c. Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d. Dù buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e. Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
Câu 6:
a. Ba vế câu.
Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
Đúng 6 giờ sáng, chiếc đồng hồ kêu lên liên tục, em vội thức dậy để sửa soạn đến trường.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
Chú chó nằm ngủ say sưa vì được cô chủ may cho một chiếc chăn ấm áp.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Dù mùa xuân đã đến nhưng thời tiết vẫn còn rất lạnh lẽo.
Câu 7:
a. Nhờ bác lao công/, sân trường/ luôn sạch sẽ. → Câu đơn
b. Vì học giỏi/, tôi/ đã được bố thưởng quà. → Câu đơn
c. Nhờ An/ học giỏi// mà bạn/ được thưởng quà. → Câu ghép
d. Nhờ tôi/ đi học sớm// mà tôi/ tránh được trận mưa rào. → Câu ghép
e. Do không học bài/, tôi/ đã bị điểm kém. → Câu đơn
f. Tại tôi/ mà cả lớp/ đã bị mất điểm thi đua. → Câu đơn
g. Vì nhà nghèo/ mà cậu ấy/ phải bỏ học. → Câu đơn
h. Nhờ tập tành đều đặn/, Dế Mèn/ rất khoẻ. → Câu đơn
i. Vì thành tích của lớp/, các bạn ấy/ đã thi đấu hết mình. → Câu đơn
j. Vì Dế Mèn/ tập tành đều đặn// nên nó/ rất khoẻ. → Câu ghép
k. Vì sự cổ vũ/ của lớp//, các bạn ấy/ thi đấu rất nhiệt tình. → Câu ghép
l. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn ấy/ không hề kiêu căng. → Câu ghép
m. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn/ ít khi đạt điểm cao. → Câu ghép
n. Tuy rét/ nhưng các bạn ấy/ vẫn đi học đều. → Câu đơn
o. Mặc dù/ nhà/ nghèo// nhưng bạn ấy/ vẫn học giỏi. → Câu ghép
p. Lan/ không chỉ học giỏi// mà chị ấy/ còn hay giúp đỡ bạn bè. → Câu ghép
q. Nếu thời tiết/ khắc nghiệt//, bà con quê tôi/ sẽ không còn gì để ăn. → Câu ghép
r. Nếu mưa/, chúng tôi/ sẽ ở lại nhà. → Câu đơn
s. Tôi/ về đến nhà// thì trời/ đổ mưa rào. → Câu ghép
t. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi// để thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép
u. Thầy cô/ rất vui lòng// khi chúng tôi/ phấn đấu học giỏi. → Câu ghép
v. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi//, thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép
w. Anh ấy/ đi học// bằng chiếc xe máy/ màu đỏ. → Câu ghép
x. Vừa đi làm/ mà anh ấy/ đã mua được xe máy. → Câu đơn
y. Chưa sáng rõ/, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu đơn
z. Mặt trời/ chưa lên//, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu ghép
Câu 8:
1. Nếu... thì…
Nếu mai trời trở rét thì em sẽ mặc chiếc áo len màu tím mà mình thích nhất.
2. Mặc dù... nhưng…
Mặc dù cô giáo khen Hoa trước cả lớp nhưng bạn ấy vẫn không hề kiêu căng.
3. Vì... nên…
Vì Tuấn được bố cho đi biển chơi nên em được bơi lội dưới dòng nước mát lạnh.
4. Hễ... thì…
Hễ tiếng trống trường vang lên ba hồi thì chúng em biết là đã vào tiết học mới.
5. Không những... mà…
Tuấn không những học giỏi mà em còn rất dũng cảm.
6. Nhờ... mà…
Nhờ cô Lan chỉ đường mà em tìm được nhà bà ngoại.
7. Tuy... nhưng…
Tuy Cúc đã học bài được một tiếng rồi nhưng em vẫn không hề thầy mệt.
Câu 9:
-
Câu 1, 3: Câu ghép
-
Câu 2: Câu đơn
-
Đã tách CN, VN ở phần đề.
Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo.
CN VN CN VN CN VN
Mặt ao / sóng sánh, một mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.
CN VN CN VN
Câu 10:
Câu ghép: b) và d)
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên
CN VN
lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông /
CN VN
còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.
CN VN
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.
CN VN CN VN
Trên đây là toàn bộ kiến thức về câu ghép và hướng dẫn giải bài tập trong sách kèm bài tập thêm. Ba mẹ hãy tham khảo thật kỹ và hướng dẫn bé học thật tốt phần ngữ pháp tiếng Việt này nhé! Đừng quên theo dõi Blog Học tiếng Việt của Monkey để cập nhật bài học & phương pháp dạy bé hiệu quả tại nhà!