Hồ sơ xin học lớp 1 trái tuyến cần giấy tờ gì? Quy trình nộp đơn và thủ tục nhập học như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Hồ sơ xin học lớp 1 trái tuyến cần giấy tờ gì?
Theo quy định nhà nước và của các trường Tiểu học, ba mẹ chuẩn bị hồ sơ xin học lớp 1 trái tuyến cho con cần có 6 loại giấy tờ, trong đó giấy chứng nhận ưu tiên là không bắt buộc và 5 loại giấy tờ còn lại cần có đủ.
- Đơn xin nhập học: có thể viết tay hoặc đánh máy theo mẫu, có chữ ký đầy đủ.
- Bản sao giấy khai sinh của con: Bản sao từ giấy khai sinh gốc có công chứng.
- Bản sao hộ khẩu có công chứng: Cần có dấu công chứng trong 6 tháng gần nhất.
- Giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo do trường mẫu giáo cấp.
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
- Đơn xin nhập học trái tuyến: Ba mẹ cần điền đầy đủ thông tin của con (họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo đã học, hiện đang sinh sống ở đâu, địa chỉ sinh sống) & thông tin thêm của bố mẹ (Họ tên, nơi công tác, địa chỉ và số điện thoại liên hệ) một cách chính xác, rõ ràng.
Xem thêm: Chi tiết cách chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho con
Mẫu đơn xin nhập học lớp 1 trái tuyến
Đơn xin nhập học trái tuyến là mẫu đơn được sử dụng với mục đích xin xét tuyển vào trường muốn học do phụ huynh, học sinh nộp trực tiếp cho Nhà trường. Tùy thuộc vào quy định của mỗi trường mà mẫu đơn này sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Mẫu đơn xin nhập học trái tuyến
Phụ huynh có thể tham khảo mẫu đơn xin nhập học thường và trái tuyến dưới đây:
Phụ huynh tải mẫu đơn đầy đủ TẠI ĐÂY
Cách viết đơn xin nhập học trái tuyến
Đơn xin nhập học cho học sinh lớp 1 (đúng tuyến và trái tuyến) đều có 3 phần nội dung chính: Mở đầu, thông tin các bên và nguyện vọng, lời cảm ơn và cam kết. Cụ thể:
Phần 1: Mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên văn bản: Đơn xin nhập học lớp 1
- Thời gian và địa điểm viết đơn.
Phần 2: Thông tin chính & nguyện vọng
- Thông tin Ban giám hiệu nhà trường hoặc bộ phận quản lý tuyển sinh.
- Thông tin của cha, mẹ học sinh, người làm đơn xin nhập học: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ nơi cư trú và số điện thoại liên hệ.
- Thông tin của học sinh: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo đã theo học, hiện đang sống với ai.
Phần 3: Lời cảm ơn & cam kết
- Lời cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường
- Lời cam đoan của phụ huynh sau khi con được nhập học.
- Ngày tháng năm viết đơn, chữ ký của phụ huynh học sinh và tên đầy đủ.
Thủ tục nhập học lớp 1 trái tuyến đúng quy trình
Về thủ tục nhập học lớp 1 cho học sinh trái tuyến, phụ huynh cần nắm được quy trình các bước như sau:
Bước 1: Cán bộ tuyển sinh (CBTS) hướng dẫn phụ huynh làm hồ sơ xin nhập học trái tuyến cho con
- CBTS cần cung cấp thông tin về nhà trường cho phụ huynh biết;
- Tiến hành vào sổ thông tin, thông tin phụ huynh học sinh;
- Bán hồ sơ tuyển sinh cho phụ huynh và hướng dẫn hoàn thiện thông tin.
Bước 2: Phụ huynh hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ cho phòng tuyển sinh
Chi tiết hồ sơ nhập học đã trình bày ở phần đầu của bài viết.
Bước 3: Học sinh tiến hành thủ tục nhập học vào lớp 1
- Cán bộ trực tuyển sinh kiểm tra, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học;
- Cán bộ tuyển sinh tiến hành thủ tục ghi giấy hẹn nhập học.
Bước 4: Thông báo danh sách các lớp sau khi nhập học
- Trước ngày nhập học Ban giám hiệu xếp học sinh vào các lớp và chuyển danh sách lớp cho phòng tuyển sinh;
- Cán bộ tuyển sinh dán danh sách học sinh lên bảng tin ở trường để hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh đến nhận lớp.
Bước 5: Tiếp nhận học sinh vào lớp học
- Đến ngày nhập học phụ huynh đưa học sinh đến nhận lớp học;
- Giáo viên được phân công đón tiếp, điểm danh và nhận học sinh vào lớp.
Chuẩn bị hành trang "Vào lớp 1" cùng con với chương trình chuẩn GDPT mới được tối ưu hóa trên Monkey Math - VMonkey giúp con phát triển năng lực, tư duy vượt trội. |
Lưu ý một số quy định pháp luật về học trái tuyến
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học lớp 1 trái tuyến, ba mẹ cần nắm rõ quy định về đúng tuyến, trái tuyến và quyền lựa chọn môi trường học tập để hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của cả phụ huynh & học sinh.
Quy định về đúng tuyến và trái tuyến
Theo quy định trong tuyển sinh, đúng tuyến là trường hợp học sinh đăng kí học ở trường PHẢI CÓ sổ hộ khẩu tại nơi có trường học muốn đăng ký. Nếu không có sổ hộ khẩu tại nơi có trường muốn đăng ký học thì học sinh phải có bố hoặc mẹ có sổ hộ khẩu trong khu vực có trường học muốn đăng ký theo diện KT2.
Trái tuyến là trường hợp học sinh đăng kí học ở trường KHÔNG CÓ sổ hộ khẩu tại nơi có trường học muốn đăng ký. Việc đăng ký học trái tuyến có thể do bố mẹ chuyển địa điểm trong quá trình sinh sống & làm việc hoặc có thể do bố mẹ muốn con được học ở một môi trường chất lượng hơn nhưng ngôi trường đó không nằm trên phường, xã là hộ khẩu của gia đình.
Quyền lựa chọn môi trường học tập
Theo Khoản 1 Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Điều lệ Trường tiểu học có quy định rõ như sau:
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, pháp luật quy định việc đăng ký học tại nơi mà học sinh hay phụ huynh học sinh lựa chọn là quyền của học sinh, phụ huynh đó. Việc cấm hay từ chối không nhận học sinh nhập học đối với trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi mà học sinh muốn đăng ký học phải được thực hiện đúng quy định pháp luật và hợp pháp.
Trên đây là thông tin chi tiết về cách làm hồ sơ xin học lớp 1 trái tuyến cho các con, ba mẹ hãy đọc kỹ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết nhé! Đừng quên đọc thêm các thủ tục, quy trình để việc nhập học được diễn ra thuận lợi.