Lỗi phát âm trong tiếng Việt chắc hẳn có nhiều người mắc phải từ trẻ em, người lớn và người nước ngoài. Vậy có những lỗi phát âm nào mà mọi người thường hay mắc phải? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Có những lỗi phát âm trong tiếng Việt thường gặp?
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có độ khó riêng mà khi học khiến nhiều người gặp khó khăn. Đặc biệt là lỗi phát âm chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề lớn.
Nhưng thậm chí khi đã biết tiếng Việt thì từ trẻ em, người lớn hay người nước ngoài học ngôn ngữ này cũng sẽ dễ mắc phải những lỗi phát âm cơ bản như:
Lỗi phát âm l/n
Đây được xem là một trong những lỗi phát âm khá phổ biến ở một số tỉnh thành phố miền Bắc. Nhiều người không nhận biết được đâu là l và đâu là n, nên chính sự nhầm lẫn này về mặt từ vựng khiến việc phát âm hay viết cũng bị sai chính tả.
Để khắc phục lỗi này phát âm l và n, mọi người có thể dựa vào âm đệm và láy âm. Cụ thể:
- Âm đệm: Với chữ l thường đứng trước âm đệm như uy, uê, oe, uâ, oă, oa còn n sẽ không.
- Mẹo láy âm: Khi đứng vị trí đầu của một từ láy âm, thường l sẽ láy âm với những âm đầu khác còn n sẽ không. Ví dụ như l hay láy với b (lạch bạch, lu bu…), c, d, đ, h, m, x, t, r, v, ch, nh, kh, ng,…
Lỗi phát âm x/s
Cũng tương tự như lỗi phát âm l/n, nhưng về tính chất ở vùng miền nữa mà sẽ do một số người không phân biệt được khi nào nên dùng s khi nào dùng x. Ví dụ như “sâu sắc” hay phát âm nhầm là “xâu sắc” hay “sâu xắc”.
Vậy nên, để khắc phục được những lỗi phát âm tiếng Việt cơ bản này, mọi người có thể áp dụng theo cách sau:
- Kết hợp âm đệm: Với x thường sẽ đi cùng với các âm đệm như oa, oă, uê, oe, còn s sẽ không.
- Mẹo láy âm: x thường sẽ láy âm với những âm đầu khác, còn s sẽ không. Ví dụ: lòa xòa, lao xao…
- Mẹo từ vựng: Đối với tên thức ăn, đồ uống thường sẽ dùng x (ví dụ như xúc xích, cái xoong, xôi…), còn các danh từ còn lại sẽ dùng s (ví dụ: sấm sét, sông suối….), trừ trường hợp ngoại lệ (mùa xuân, cái xẻng, túi xách, xương, xá, xoài, xoan, xuồng, xe…)
Lỗi phát âm ch/tr
Ch/tr cũng là lỗi phát âm khá phổ biến mà nhiều người Việt mắc phải. Đa phần, mọi người thiên về việc phát âm ch nhiều hơn là tr, vì âm tr khi phát âm cần độ cong của lưỡi và lấy hơi sâu hơn nên thường khó kiểm soát được.
Để có thể khắc phục được lỗi này, mọi người có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt: Với những từ mang dấu huyền, dấu nặng thường sẽ đi với tr, còn ch thì không. Ví dụ: Trụ sở, trụy lạc, trị giá, trịnh trọng, truyền thống….
- Mẹo láy âm: Với âm ch thường sẽ láy âm với những phụ âm khác ở vị sau hoặc đầu, còn tr sẽ không láy với các âm khác ngoài trừ trót lọt, trụi lủi, trọc lóc.
- Mẹo trường từ vựng: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thường phát âm cùng ch như cha, chú, chị, chồng, hay đồ dùng trong gia đình cũng sẽ đi với ch nhiều hơn như chổi, chăn, chiếu, chai.
- Mẹo kết hợp âm đệm: ch thường sẽ kết hợp với các vần oa, oă, oe còn tr thì không.
Lỗi phát âm với các từ có thanh điệu
Đây có lẽ là một trong những lỗi phát âm trong tiếng Việt mà hầu như ai cũng mắc phải. Nhất là giữa các từ có dấu hỏi và ngã, dấu huyền và sắc, dấu nặng và dấu hỏi.
Với lỗi phát âm này, đòi hỏi mọi người cần phải xác định được các âm tiết đi cùng. Chẳng hạn như âm tiết đầu của từ chuẩn mang dấu huyền, còn âm tiết thứ 2 là một nguyên âm mang dấu nặng thì khi phát âm sẽ thành dấu hỏi. Ví dụ Tủ = tù + ụ => tủ (Cái tủ).
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các dấu thanh điệu để phát âm chuẩn hơn tại đây.
Lỗi phát âm do tiếng địa phương
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thống nhất. Nhưng do nước ta có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên có nhiều nét dị biệt trong cách dùng từ, cách phát âm giữa các vùng miền tạo ra từ giọng miền Bắc – Trung – Nam.
Chính vì vậy, nhiều người nước ngoài khi học tiếng Việt Nam họ không biết cách phát âm nào mới chuẩn. Ví dụ như từ “sao vậy trời” nhưng qua giọng đọc của người miền Nam sẽ là “zì zậy chời” mà trong từ điển sẽ không có cách viết, cách đọc này.
Đây là một lỗi phát âm mang đặc trưng của vùng miền, không quá ảnh hưởng tới văn nói. Nhưng việc phát âm chuẩn cũng sẽ quá trình viết, nói chính xác hơn. Nhất là các bé đang trong độ tuổi học chữ, hay người nước ngoài học tiếng Việt.
Lỗi phát âm trong tiếng Việt ảnh hưởng như thế nào trong học tập, giao tiếp?
Đã gọi là “lỗi” nên chắc hẳn sẽ gây ảnh hưởng tới chính người mắc lỗi. Và lỗi phát âm của người nói cũng không ngoại lệ.
-
Trong học tập, làm việc: Khi phát âm sai cũng sẽ dẫn tới việc viết sai, đọc sai, nói sai chính tả. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, cũng như việc truyền đạt ý kiến trong công việc cũng sẽ bị tác động.
-
Trong giao tiếp: Khi người nói phát âm sai cũng sẽ dễ truyền đạt sai ý tới người nghe. Thậm chí người nghe sẽ không hiểu được ý, từ của người nói và dễ gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp.
Chính vì vậy, việc phát âm chuẩn cực kỳ quan trọng trong đời sống. Vậy nên, ngay từ thời điểm đầu học chữ tiếng Việt thì mọi người nên luyện phát âm chuẩn, cũng như cần luyện tập thường xuyên để giúp quá trình học tập, làm việc và giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn.
Cách khắc phục lỗi phát âm trong tiếng Việt hiệu quả
Nếu như bạn đang mắc phải một trong những lỗi phát âm tiếng Việt cơ bản trên, hay bất kỳ lỗi nào thì có thể áp dụng một số cách sau đây để khắc phục hiệu quả.
Phát âm mỗi âm tiết tiếng Việt
Đặc điểm của tiếng Việt chủ yếu là những từ một âm tiết. Chính vì vậy, khi học phát âm thì mọi người cần phát âm chính xác từng âm tiết đó, nhất là khẩu hình miệng, cách lấy hơn, chuyển động của lưỡi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc âm….
Nhất là người nước ngoài khi học tiếng Việt, cần phải có người hướng dẫn cách phát âm này để có thể phân biệt, thực hành và sửa lỗi ngay lập tức.
Nhận diện các âm tiết và phát âm chuẩn xác
Trước khi học phát âm chính xác, mỗi người phải nhận diện được đâu là âm tiết để có thể đưa ra cách phát âm chính xác.
Thủ pháp nhận diện âm tiết trong tiếng Việt cũng sẽ tương tự như nhiều các ngôn ngữ khác, bằng cách bạn sẽ phải nghe và thực hiện đọc đi đọc lại âm tiết đó nhiều lần để bắt chước và phát âm đúng chuẩn.
Nâng cao khả năng phản xạ trong việc phát âm tiếng Việt
Sau khi đã làm chủ được các âm, mọi người sẽ cần chuyển sang việc luyện tập, thực hành để có thể nâng cao khả năng phản xạ của mình với mỗi từ.
Ở đây, bố mẹ hoặc giáo viên có thể chỉ những từ mà bé thường xuyên mắc lỗi phát âm một cách bất kỳ, để bé có thể luyện phát âm chuyển đổi, phản xạ một cách nhanh chóng.
Phát âm chuỗi âm tiết trong tiếng Việt
Mọi người khi đã phát âm được các từ có một âm tiết chính xác, không có nghĩa khi phát âm chuỗi nhiều âm tiết sẽ chuẩn. Vậy nên, bố mẹ cũng nên hướng dẫn con phát âm chuỗi nhiều âm tiết với nhau, vì trong thực tế thì dù văn nói hay văn viết, một câu sẽ có nhiều từ phối hợp.
Chú ý đến thanh điệu trong tiếng Việt
Thường các học viên sẽ mắc lỗi thanh điệu khi tiến hành phát âm 1 âm tiết hay chuỗi âm tiết. Để khắc phục lỗi sai này, bố mẹ cần phải hướng dẫn các bé luyện theo theo hướng chuyển đổi liên tục các từ có thanh điệu.
Chẳng hạn, nếu bé phát âm thanh ngang giống với thanh huyền thì khi luyện tập, sẽ luyện tập với các từ có các dấu “huyền – huyền – ngang” để các con nhận biết và tránh mắc lỗi.
Tạo môi trường luyện nói
Việc ôn tập không chỉ đến từ sách vở, các bài tập được giao mà việc cải thiện lỗi phát âm sẽ hiệu quả hơn thông qua việc giao tiếp mỗi ngày, cũng như tạo được môi trường để mình luyện tập.
Vậy nên, với những bạn hay mắc lỗi phát âm nào thì hãy cố gắng tạo môi trường để tập luyện nói các âm tiết mắc lỗi sai đó. Cũng như thực hành luyện nói với bạn bè, gia đình, thầy cô,… thường xuyên, nghe họ nói và thực hành sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát âm tốt hơn rất nhiều.
Chú ý đến khẩu hình miệng, lưỡi khi phát âm tiếng Việt
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát âm chính là khẩu hình miệng. Như đã nói trên, ở mỗi âm tiết, mọi người nên phát âm “tròn vành rõ chữ” khuôn miệng, vị trí đặt lưỡi, cách lấy hơi, nhả hơi,… để có thể đọc chính xác từng từ đó.
Đánh vần, phát âm đúng chuẩn cùng Vmonkey
Với các bé đang trong độ tuổi học chữ, nếu bố mẹ không có nhiều thời gian hay kinh nghiệm để hỗ trợ và đồng hành cùng con thì có thể lựa chọn Vmonkey.
Vmonkey là một ứng dụng dạy học tiếng Việt cho bé mầm non và tiểu học online, với nội dung được thiết kế bám sát chương trình GDPT mới nhất. Để qua đó trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức để hỗ trợ việc học tập trên trường, cũng như ngoài đời sống hiệu quả.
Cụ thể ở đây các con sẽ được học các kiến thức về tiếng Việt từ bảng chữ cái, cách phát âm, đánh vần, luyện đọc, chính tả,… thông qua 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói.
Mỗi bài học đều được minh họa với hình ảnh rõ ràng, sắc nét, cùng giọng đọc chuẩn để qua đó giúp con thẩm âm, cảm nhận ngữ điệu, vần điệu một cách tự nhiên và chính xác nhất.
Đồng thời, Vmonkey còn thiết lập bộ Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới giúp trẻ có thể đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, viết đúng chính tả và con không còn bị nói ngọng hay nói giọng địa phương khi luyện tập thường xuyên.
Xem thêm: Trạng Nguyên Tiếng Việt tiểu học là gì? Cách đăng ký tham gia và luyện thi bất bại
Kết luận
Trên đây là những thông tin về các lỗi phát âm trong tiếng Việt phổ biến. Qua đó có thể thấy việc phát âm chuẩn quan trọng như thế nào. Vậy nên, dù bạn đang có con em trong độ tuổi học chữ, hay người nước ngoài học tiếng Việt thì hãy cố gắng luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu, để không gây ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp và học tập.