Thời điểm khi trẻ ở tuổi 3 - 4 chính là khoảng thời gian các ba mẹ thường lo lắng liệu rằng nên dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái không. Đây là tùy theo nhu cầu và quan điểm của mỗi gia đình, nếu chúng ta cho trẻ học sớm thì sẽ thuận lợi cho bé sau này, nhưng nếu ép trẻ học thì đó lại đi theo chiều hướng khác.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
1. Trẻ lên 3 có phải là thời điểm thích hợp để học bảng chữ cái?
Khi bé bước sang độ tuổi từ 3 - 4 sẽ thường bắt đầu biết khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì thế, các ba mẹ sẽ đặt niềm tin, tạo cơ hội để con học hỏi và tiếp thu nhanh để khi bé lên mẫu giáo hay tiểu học sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc trông chờ quá nhiều vào một đứa trẻ 3 tuổi sẽ vô tình dập tắt tuổi thơ của con.
Các ba mẹ Việt Nam thường có xu hướng giáo dục con từ sớm nhưng điều này sẽ rất tốt nếu chúng ta biết cách giúp trẻ “Vừa chơi vừa học”.
Mục đích cho việc học tập sớm chính là nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ, giúp trẻ tư duy tốt về thế giới xung quanh và dễ dàng nêu lên những suy nghĩ cá nhân của bé. Vì thế, việc học chữ sớm sẽ hiệu quả nếu ba mẹ kiên nhẫn đồng hành cùng con trên những chặng đường đầu tiên.
Nếu chạy theo sự mong muốn con mình toàn diện, ba mẹ sẽ dần làm mất đi ước mơ và sự tự do của trẻ em. Để không tạo sự áp lực lên sức sáng tạo của bé, sau đây là những cách giúp bạn dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái nhưng vẫn giữ được sự hứng thú của trẻ.
2. 5 cách giúp tạo hứng thú cho trẻ 3 tuổi tự học bảng chữ cái
Tuy rằng việc giáo dục trẻ sớm sẽ khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ ba mẹ rất nhiều. Vì bé luôn được vui chơi mỗi ngày, nên việc đưa bé vào nề nếp học tập ngay lập tức dễ tạo áp lực lên con mình. Nhưng nếu ba mẹ biết cách tạo hứng thú cho trẻ tập nói, tập đọc sẽ tăng khả năng sáng tạo, sự tò mò và tăng cường trí thông minh cho bé.
Hãy tham khảo ngay 5 cách sau giúp tạo hứng thú để bé học tiếng việt tốt hơn.
2.1. Dạy trẻ học thông qua các trò chơi
Trẻ em ở các độ tuổi này thường thích đắm mình vào các trò chơi, các hoạt động giải trí. Vì thế, ba mẹ có thể tận dụng thời điểm này để khuyến khích con mình thể hiện khả năng sáng tạo thông qua các trò chơi con chữ. Chẳng hạn, ba mẹ có thể cùng con viết phấn lên vỉa hè hay sân gạch, gọi tên chữ cái và kêu bé nhảy vào bên trong chữ cái đó.
Việc tạo ra các trò chơi giúp kích thích tính hiếu kỳ, sự hứng thú cho “bé yêu” nhà bạn học tiếng việt tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình vừa chơi vừa học mà bé lỡ đọc sai hoặc nhớ nhầm, các ba mẹ có thể bình tĩnh, kiên nhẫn nhắc nhở trẻ. Vì những lời nói nhẹ nhàng sẽ giúp bé yên tâm, thoải mái học cùng với gia đình hơn nhé.
2.2. Áp dụng phương pháp truyện tranh tương tác của VMonkey
Phương pháp truyện tranh tương tác được dùng khá phổ biến trong quá trình học tiếng việt của bé. Vì đây là cách giúp trẻ tăng khả năng tư duy, kỹ năng đọc, viết đặc biệt là mang đến cho trẻ sự thích thú với nhiều câu truyện đa dạng khác nhau. Hiểu được điều đó, VMonkey đã trang bị kho tàng với hơn 700 cuốn truyện tranh đưa trẻ đến những câu điều lý thú, tăng tính tò mò, hấp dẫn cho bé.
Ngoài ra, VMonkey sẽ là người bạn đồng hành dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái vì đã xây dựng thành công nền tảng tiếng việt vững chắc cho bé, tăng khả năng đọc - hiểu cùng kho truyện đồ sộ, phong phú được phân chia rõ ràng theo các độ tuổi từ mầm non đến tiểu học như: 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện, 300+ sách nói chọn lọc cùng với nhiều lối diễn đạt trong các văn cảnh khác nhau.
Truyện tranh tương tác của VMonkey chính là thư viện giáo dục trẻ về cuộc sống, tình yêu thương, lòng nhân ái, mở ra những tư duy phong phú cho trẻ thỏa sức sáng tạo, học hỏi.
VMonkey chính là phương tiện hữu ích mang lại lộ trình học tiếng Việt bài bản, bám sát chương trình giáo dục mới. Đặc biệt với những gia đình quá bận rộn, không đủ thời gian dạy trẻ học thì bạn có thể tham khảo ngay ứng dụng này.
Chỉ vài nghìn đồng mỗi ngày đã giúp ba mẹ trang bị cho con mình một nền tảng tiếng việt vững chắc, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức thông qua các chủ đề đa dạng từ cổ tích, thiên nhiên đến thế giới động, thực vật vô cùng phong phú.
Xem thêm: Tất tần tật về bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa
2.3. Tạo sự hứng thú cho bé khi học
Khi trẻ ở độ tuổi từ 2 - 5, ba mẹ có thể dẫn bé đi chơi thường xuyên để mở mang thế giới đầy màu sắc xung quanh cho bé. Và hãy tận dụng những buổi đi chơi, đi siêu thị,... để áp dụng phương pháp cho trẻ đọc ở mọi nơi nhé. Không gì bằng việc “vừa học vừa thực hành”, bạn nên tạo điều kiện để bé tiếp cận với chữ cái một cách tự nhiên mà thường xuyên để trẻ học một cách thoải mái nhất.
Ví dụ, ba mẹ có thể đặt các câu hỏi như: Đố con chữ cái trên đó là chữ gì? Con hãy tìm giúp mẹ chữ A,B,C…. ở khu vực này nhé. Hãy vận dụng các yếu tố xung quanh để dạy bé hiệu quả mà không gò bó. Việc dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái quan trọng là bạn có thời gian để nghiên cứu các phương pháp phù hợp với bé mà không tạo áp lực lên bản thân trẻ.
Nếu bé thích đọc ở mọi lúc mọi nơi sẽ phát triển tốt khả năng đọc nhanh, đọc đúng và là bước đệm vững chắc cho bé vào lớp 1. Nhưng không vì thế mà ba mẹ phải tạo môi trường học tập ở mọi nơi cho bé, hãy phân bổ thời gian học và chơi phù hợp với trẻ 3 tuổi.
2.4. Chú ý cách phát âm của bé
Chúng ta thường có quan niệm khi trẻ còn nhỏ thì chưa thể phát âm chuẩn nên không cần sửa quá nhiều. Và đó cũng là cách để bé phát triển giọng nói và cách đọc được tự nhiên nhất, tuy nhiên bạn cũng không nên xao lãng việc rèn luyện phát âm của bé.
Thông thường, với những trẻ 3 tuổi sẽ rất khó đọc đúng và chuẩn ngay từ ban đầu, hãy lắng nghe con để sửa kịp thời. Đồng thời, bạn nên giải thích cho con rằng việc phát âm chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích như: giúp người nghe hiểu mình đang nói gì, có kỹ năng nói sẽ tạo nhiều cơ hội tốt cho chính mình,...
2.5. Gắn chữ cái cùng với hình ảnh sinh động
Với phương pháp dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái này sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú vì các bé thường thích những bức ảnh màu sắc, đa dạng, vui nhộn. Ba mẹ có thể dễ dàng tìm các quyển sách học chữ kèm các hình minh họa đơn giản, sinh động. Vì chỉ mỗi học chữ rất dễ gây nhàm chán, trẻ sẽ khó tập trung học.
Ngoài ra, bạn có thể cùng bé trang trí cho những chữ cái kèm hình nữa đấy. Chẳng hạn, khi bé học đến chữ ô, bạn có thể vẽ một chiếc ô che nắng, khi bé học chữ e thì bạn có thể vẽ chiếc xe đơn giản để bé tự trang trí. Do vậy, việc học chữ sẽ không giới hạn độ tuổi nếu bạn biết cách dạy phù hợp với bé.
Bài viết này đã giúp ba mẹ bỏ túi vài mẹo vặt giúp dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái hiệu quả hơn. Với trẻ em, chúng ta đều có thể giáo dục con sớm ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên đừng quá khắt khe vô tình tạo nên những áp lực, giết chết sự hồn nhiên của bé. Hãy để trẻ tự vận dụng não bộ để sự lớn lên của con chính là niềm hạnh phúc của gia đình nhé!