Tiếng Việt vốn là một trong những môn học nền tảng quan trọng đối với trẻ nhỏ bậc tiểu học. Bộ môn này không chỉ trau dồi vốn từ vựng cho bé mà còn giúp bé giao tiếp tốt hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi về chương trình GDPT mới khiến nhiều cha mẹ không biết nên dạy con như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây để biết phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học chuẩn chương trình GDPT.
Tìm hiểu về chương trình GDPT mới cho bậc tiểu học
Trước khi biết phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học chuẩn chương trình GDPT, bạn cần hiểu về chương trình này. Đây là một chương trình dạy học cho học sinh theo hướng mở. Nó giúp đảm bảo nội dung giáo dục cốt lõi nhưng vẫn có cách giảng dạy mới đối với học sinh.
Chương trình GDPT mới ở bậc tiểu học chủ yếu xây dựng theo hướng vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển kỹ năng. Các bé sẽ không còn học 1 phía từ giáo viên theo cách dạy trước kia. Thay vào đó, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và tương tác với trẻ trong suốt buổi học.
Không chỉ vật, phụ huynh ở nhà cũng cần tham gia vào quá trình học tập của trẻ nhỏ tại nhà. Việc này sẽ giúp cha mẹ biết được con mình đang học gì và nắm rõ học lực của con cái. Từ đó vạch ra các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo chuẩn chương trình GDPT mới hiệu quả.
Xem thêm: Dạy bé học màu sắc tiếng Việt đơn giản và hiệu quả
Các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học chuẩn chương trình GDPT
Đối với trẻ nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1, việc cho con học trước tiếng Việt cực kỳ quan trọng. Bởi tiếng Việt là nền tảng để giúp bé tiếp thu được kiến thức từ các môn học khác một cách tốt hơn. Biết tiếng Việt còn giúp trẻ thêm tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và người xung quanh.
Thế nhưng, trước sự thay đổi của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình GDPT mới, có không ít cha mẹ lo lắng việc dạy con học Tiếng Việt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi có nhiều bậc phụ huynh chưa nắm rõ về chương trình học này. Dưới đây là một số cách dạy cho trẻ học tiếng Việt theo GDPT mới bạn nên biết:
Tập cho trẻ làm quen với mặt chữ trước khi vào lớp 1
Bé ở độ tuổi mẫu giáo đã được học mặt chữ cái tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Thế nhưng, độ tuổi này trẻ vẫn còn ham chơi và chưa có ý thức học tập nên rất hay quên. Vì vậy, muốn con nhận biết mặt chữ tiếng Việt thì cha mẹ cần dạy con học thêm tại nhà theo phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Phụ huynh hãy tạo ra các tình huống để bé làm quen với tiếng Việt như cho bé học bảng chữ cái. Hoặc đọc sách, đọc truyện cho trẻ hay để bé chơi những món đồ chơi có hình chữ tiếng Việt…. Thực hiện lặp lại những điều là phương pháp dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả giúp hình thành phản xạ cho trẻ nhỏ khi nhìn thấy mặt chữ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tổ chức các trò chơi nhận biết chữ cái để tăng sự ham học ở trẻ nhỏ. Hãy cho bé học mặt chữ qua bộ thẻ flashcard rồi đố con những chữ cái con đã học. Thông qua việc trả lời câu hỏi tương tác từ cha mẹ, bé sẽ ghi nhớ được mặt chữ nhanh và lâu hơn.
Thường xuyên trò chuyện và luyện tập tiếng Việt cùng trẻ
Để bé học Tiếng Việt ở Tiểu học chuẩn chương trình GDPT, cha mẹ hãy ngồi học bài cùng với con. Việc có cha mẹ ngồi cạnh khi học sẽ giúp bé tập trung hơn vào nội dung bài học mà không bị xao nhãng. Phụ huynh hãy thường xuyên nói chuyện và khuyến khích bé đặt các câu hỏi về tiếng Việt.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kết hợp giữa việc học và chơi một cách hợp lý. Bởi trẻ nhỏ tầm 5 - 6 tuổi thường không thể tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài. Cha mẹ nên xen kẽ học 15 phút rồi nghỉ giải lao 5 phút để bé lấy lại năng lượng và có hứng thú học.
Khi dạy bé học theo phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, phụ huynh cũng nên giảng giải về đặc điểm của các mặt chữ giúp bé tiếp thu nhanh hơn. Cho bé nghe nhạc, hát vè hay đọc bài đồng dao có chữ cái tiếng Việt sẽ giúp bé càng nhanh biết chữ. Ngoài ra, cha mẹ hãy hội thoại với con hằng ngày để bé có môi trường vận dụng tiếng Việt đã học.
Không tạo áp lực cho bé khi đang học tiếng Việt
Có nhiều bậc phụ huynh dạy con học tiếng Việt nhưng sẽ quát con khi con nhận diện sai mặt chữ. Điều này vô tình tạo thành một áp lực học tập cho bé và khiến bé sợ học chữ cái tiếng Việt. Để tránh điều này xảy ra, cha mẹ đừng nên tạo quá nhiều áp lực lên con nhỏ khi dạy bé học chữ.
Hãy nhớ rằng độ tuổi 5 đến 6 tuổi là thời điểm mà bé thích chơi hơn là ngồi yên một chỗ để học bài. Do đó, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là chơi cùng con. Phụ huynh có thể bày ra các trò chơi đố vui hoặc trò ghi nhớ mặt chữ để kích thích sự hứng thú của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng nên tạo ra các chỉ tiêu về việc học chữ mà hãy thoải mái với con nhất có thể. Mỗi lần dạy học, phụ huynh có thể dạy trong vài phút rồi dừng lại khi bé thấy chán. Việc này sẽ giúp kéo dài sự hứng thú của trẻ đối với học tiếng Việt.
Dạy cho bé học tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học yêu cầu sự nhẫn nại lớn từ cha mẹ cũng như cần phương pháp dạy đúng. Nếu bé nhà bạn không thích ngồi yên 1 chỗ để học thì bạn có thể cho bé học ngoài trời. Phụ huynh nên tận dụng mọi đồ vật xung quanh và dạy bé nhận biết chúng bằng tiếng Việt.
Điều này sẽ tạo cho bé tâm lý thoải mái, không bị người lớn ép học và gò bó một chỗ. Từ đó bé sẽ yêu thích môn tiếng Việt và chủ động hơn trong việc học chữ cái, ghép âm hay ghép vần…Khi đi chơi, cha mẹ vẫn có thể dạy con về tiếng Việt bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu bé trả lời.
Việc dạy học cho con mọi lúc, mọi nơi sẽ hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ nhỏ. Bé sẽ tự động thu nạp các kiến thức về tiếng Việt và tăng cường vốn từ vựng cho bản thân. Cha mẹ cũng nên động viên và khích lệ trẻ nhỏ để giúp bé thêm tự tin khi học từ vựng tiếng Việt.
Hình thành thói quen tự học tiếng Việt cho trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường có xu hướng ham chơi và không hay tập trung vào việc ngồi yên một chỗ học tập. Điều này khiến quá trình học tiếng Việt của bé bị gián đoạn và trẻ không tiếp thu được nhiều. Để khắc phục, cha mẹ hãy đặt ra các mốc thời gian cho con nhỏ khi con đang học tiếng Việt.
Vào những ngày đầu tiên, phụ huynh nên để giờ học của con từ 5 đến 10 phút mỗi ngày rồi cho bé đi chơi. Khi trẻ đã quen thì tăng cường giờ học lên thành 20, 30 hoặc 1 tiếng mỗi ngày. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen tự giác ngồi học tiếng Việt ở trẻ nhỏ mà không cần bố mẹ bắt ép.
Ngoài ra, cha mẹ còn có thể kể chuyện cho con nghe vào mỗi tối trước lúc con đi ngủ. Hãy chọn những câu truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích để giúp bé tiếp thu tiếng Việt một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, kể chuyện còn là phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo hiệu quả.
Cho con nhỏ học tập qua ứng dụng thông minh VMonkey
Ngoài việc áp dụng các cách dạy học trên, cha mẹ còn có thể cho con học tiếng Việt với VMonkey. Đây là ứng dụng được tạo ra với mục đích giúp trẻ bậc mầm non và tiểu học học tiếng Việt tốt hơn. Với phần mềm này, bé sẽ nhận biết và phân biệt được toàn bộ 37 âm tiếng Việt một cách nhanh chóng.
VMonkey có các trò chơi tương tác như nghe truyện đọc, nhận diện mặt chữ hay tìm từ/tiếng. Bé học trên ứng dụng sẽ được tiếp xúc đa giác quan và ôn luyện nhuần nhuyễn tiếng Việt. Đặc biệt, phần mềm còn soạn thảo bài học theo chương trình GDPT mới giúp trẻ không bị bỡ ngỡ khi học trên lớp.
Trên đây là những phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học chuẩn chương trình GDPT cực hiệu quả. Phụ huynh có thể tham khảo thêm các phương pháp dạy trẻ học khác tại đây hoặc hãy liên hệ đến số 1900.636.052 để được tư vấn kỹ hơn về phần mềm dạy học VMonkey.