100+ Bài tập làm văn tả đồ vật lớp 2-5 có chọn lọc hay nhất
Học tiếng việt

100+ Bài tập làm văn tả đồ vật lớp 2-5 có chọn lọc hay nhất

Phương Đặng
Phương Đặng

22/10/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Tập làm văn tả đồ vật là chủ đề quen thuộc mà các con sẽ học từ lớp 2 cho đến lớp 5. Nội dung bài viết trong mỗi bậc lớp được nâng cao dần về tính chi tiết, cách diễn đạt và trình bày bài. Trong bài học này, Monkey sẽ chia sẻ cách thực hiện bài viết kèm dàn ý và bài mẫu từ lớp 2-5.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Dàn ý chung bài tập làm văn tả đồ vật 

Để triển khai nội dung bài tập làm văn tả đồ vật, các con cần thực hiện lập dàn ý trước khi viết với 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài như sau:

Dàn ý chung bài tập làm văn tả đồ vật. (Ảnh: Canva)

Phần Mở bài: Giới thiệu chung

Giới thiệu về đồ vật mà em yêu thích: 

  • Đó là đồ vật nào? Thuộc loại đồ vật gì? (Đồ dùng trong nhà/ Đồ dùng học tập/…)

  • Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?

  • Vì sao em thích đồ vật đó? (Đặc điểm hoặc công dụng nổi bật khiến em yêu thích)

Phần Thân bài: Mô tả chi tiết & Công dụng

A. Mô tả bao quát

  • Hình dáng, kích thước (có thể so sánh với 1 vật gần gũi khác)

  • Chất liệu: mềm hay cứng, dẻo dai hay thô ráp…

  • Màu sắc (màu tổng thể)

  • Âm thanh khi di chuyển (nếu có)

B. Mô tả các chi tiết, bộ phận 

Quan sát kỹ các phần từ trong ra ngoài và miêu tả về:

  • Đồ vật có những bộ phận, chi tiết nào? 

  • Chi tiết nào là quan trọng nhất? Vì sao?

  • Các chi tiết, bộ phận khác trông như thế nào?

  • Những điểm riêng để phân biệt với đồ vật khác

C. Công dụng và lợi ích 

  • Nêu công dụng chính của đồ vật

  • Những lợi ích mà đồ vật đó mang lại trong việc học tập, trong cuộc sống,...

Phần Kết bài: Cảm nhận & hành động

  • Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

  • Em sẽ làm gì để giữ gìn đồ vật đó?

Bài mẫu tập làm văn lớp 2 tả đồ vật

Trong bài tập làm văn tả đồ vật mà em yêu thích lớp 2, các con chỉ cần viết 3 phần mở, thân, kết đơn giản với các ý chính:

  • Giới thiệu đồ vật yêu thích là gì?

  • Miêu tả các đặc điểm nổi bật như: Hình dáng, màu sắc, một số bộ phận dễ thấy. (Nên chọn đồ vật dễ quan sát để viết).

  • Nêu cảm nhận về đồ vật đó.

Bài mẫu tập làm văn lớp 2 tả đồ vật. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là các bài mẫu giúp các con nắm được cách diễn đạt và trình bày:

Bài số 1: Tả chiếc tủ lạnh

Bố em mới mua một chiếc tủ lạnh. Nó có hình chữ nhật và rất to. Chiếc tủ cao khoảng một trăm xăng-ti-mét, rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Bên ngoài tủ được làm bằng thép, có màu xám. Bên trong tủ gồm có một ngăn lạnh và một ngăn mát. Mỗi ngăn có hai tầng. Ở cánh tủ còn có các ngăn nhỏ. Chiếc tủ đã giúp gia đình em bảo quản thực phẩm. 

Bài số 2: Tả hộp bút chì màu

Năm học mới sắp đến, mẹ đã mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập. Trong đó, em thích nhất là hộp bút chì màu. Vỏ hộp được làm bằng nhựa, có hình vuông. Trên mặt hộp có in hình chú thỏ trắng dễ thương. Bên trong hộp gồm có bốn mươi tám cây bút chì màu. Hôm nào có môn Mĩ thuật, em lại mang hộp bút chì màu đi. Em dùng chúng để vẽ tranh, tô màu. Em sẽ giữ gìn hộp bút chì màu này.

Bài số 3: Tả chiếc thước kẻ

Em vừa mua một chiếc thước kẻ mới. Nó được làm bằng nhựa dẻo trong suốt. Thước có chiều dài là 30cm. Còn chiều ngang là 5cm. Mặt thước có các vạch đo đơn vị màu đen. Phía góc trái của thước in hình những bông hoa đào nhỏ. Chiếc thước giúp em khi làm toán, vẽ tranh. Em rất thích chiếc thước kẻ này.

Bài số 4: Tả quyển vở yêu thích 

Nhân dịp sinh nhật, bạn Thu tặng cho em một tập vở. Tất cả có mười quyển vở giống nhau.Chiều dài là hai mươi lăm xăng-ti-mét. Còn chiều rộng là mười sáu xăng-ti-mét. Bìa vở khá cứng, có in hình chú mèo máy Đô-ra-ê-mon rất ngộ nghĩnh. Bên trong quyển vở có bảy mươi hai trang. Mỗi trang giấy đều rất mỏng, có màu trắng tinh. Các ô ly có hình vuông. Phía bên trái trang giấy có đường kẻ thẳng màu đỏ làm lề. Mùi giấy rất thơm tho. Em rất thích món quà này.

Bài số 5: Tả cái bàn học

Chiếc bàn học này là món quà mà bố mẹ đã tặng em năm học lớp một. Nó được làm bằng gỗ. Mặt bàn được phun một lớp sơn bóng màu trắng ngà. Bề mặt chiếc bàn là một hình chữ nhật có chiều dài 120cm và chiều rộng là 60cm. Bên dưới được thiết kế làm ba ngăn kéo có độ rộng vừa phải để đủ em đựng ít sách và vở cộng thêm đồ dùng học tập hàng ngày từ đó làm cho chiếc bàn học của em trở lên ngăn nắp hơn. Em rất yêu quý chiếc bàn này.

Xem thêm các bài mẫu khác TẠI ĐÂY.

Tập làm văn quan sát đồ vật lớp 3

Dưới đây là các bài văn mẫu tả đồ vật dành cho các em học sinh lớp 3:

Bài mẫu tập làm văn lớp 3 tả đồ vật. (Ảnh: Internet)

Bài số 1: Tả chiếc xe đạp

Trong sinh nhật tròn sáu tuổi, em được mẹ tặng một chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp có kích thước phù hợp với em. Nó có màu hồng rất đẹp. Trên thân xe có in hình những nàng công chúa đang khiêu vũ. Ở phía trước xe có một chiếc giỏ nhỏ để đựng đồ dùng khi cần thiết. Xe được lắp thêm hai bánh phụ ở sau để giúp em giữ thăng bằng khi đạp xe. Đây là món quà mà em vô cùng yêu thích. Vì vậy em sẽ cố gắng giữ gìn nó cẩn thận.

Bài số 2: Tả chú gấu Misa

Gấu Misa là món quà mà em được bạn Nhi tặng nhân ngày sinh nhật. Misa có một bộ lông trắng muốt. Đôi mắt chú to tròn, đen láy trông dễ thương vô cùng. Những lúc rảnh rỗi, em thường may áo mới cho Misa. Vậy nên Misa trông sành điệu hơn những chú gấu khác. Buổi tối, em thường ôm Misa đi ngủ. Chú ta mềm và ấm áp vô cùng. Em rất yêu quý Misa.

Bài số 3: Tả chiếc hộp bút

Nhân dịp năm học mới, em được mẹ mua cho một chiếc hộp bút. Chiếc hộp được làm bằng vải, có màu xanh lá cây. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài là 20 xăng-ti-mét và chiều rộng là rộng 5 xăng-ti-mét. Mặt trên của hộp bút có in hình một chú lợn rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hộp bút có hai ngăn, có khóa để đóng mở. Chiếc hộp bút giúp em đựng được các đồ dùng học tập khác như bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,... Em rất thích chiếc hộp bút này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Xem thêm các bài mẫu khác TẠI ĐÂY.

Quan sát & miêu tả đồ vật tập làm văn lớp 4

Đối với các bạn lớp 4, các con cần miêu tả chi tiết hơn về đồ vật mình yêu thích, đồng thời đưa thêm công dụng và vai trò của nó trong đời sống. Ví dụ dàn bài miêu tả một chiếc bút máy như sau:

Mẫu dàn ý bài văn tả đồ vật lớp 4

1. Mở bài:

Giới thiệu cây bút máy em tả? Vì sao em có được cây bút máy đó? Cây bút đó gắn bó với em như thế nào?

2. Thân bài:

* Tả bao quát:

Em đã gắn bó được với cây bút máy bao lâu?

Cây bút máy được làm từ chất liệu gì? Nhãn hiệu của bút?

Màu sắc của chiếc bút máy đó?

Hình dáng và kích thước của chiếc bút.

* Tả chi tiết

Em hãy tả từng bộ phận của chiếc bút máy theo chiều từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.

Khi tả chi tiết cần miêu tả đặc điểm hình dáng, màu sắc, chất liệu (nếu có) và công dụng của từng bộ phận đó.

Nêu đặc điểm đặc biệt mà cây bút của em khác so với những chiếc bút khác. (nếu có)

Nói về tình cảm, kỷ niệm và cách bảo quản cây bút máy

Em sử dụng cây bút vào việc gì, tác dụng khi sử dụng và cảm giác của em khi sử dụng nó.

Kể về kỉ niệm của em với cây bút này.

Em đã bảo quản cây bút máy ra sao?

3. Kết bài: Khẳng định lại vai trò quan trọng của cây bút máy trong việc học tập và nêu cảm nhận của em về nó.

Bài mẫu tập làm văn lớp 4 tả đồ vật. (Ảnh: Internet)

Bài mẫu tập làm văn tả đồ vật lớp 4

Dưới đây là các bài văn mẫu tả đồ vật dành cho các em học sinh lớp 4:

Bài số 1: Tả chiếc bút máy

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.

Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.

Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. 

Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.

Chiếc bút mực mãi là đồ dùng học tập ưa thích của tôi. Chiếc bút sẽ mãi là người bạn đồng hành với tôi trong những tháng năm đi học và cả sau này.

Bài số 2: Tả chiếc đèn học

Khi bước vào học lớp một thì mẹ em cũng đã mua cho em một đè học để cho em có đủ ánh sáng khi học bài về nhà thật gọn gàng và xinh xắn biết bao nhiêu.

Chiếc đèn học của em được đặt ở ngay trên chiếc bàn học cạnh bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Chiếc đèn học của em có màu đỏ, nó được lắp bởi bóng đèn có 25W mà thôi, theo bố em bảo thì bóng với độ sáng như thế này là rất tốt cho mắt của con, không lên lấy bóng sáng quá nó sẽ làm cho mắt lúc nào cũng phải điều tiết nên rất dễ gây ra cận thị.

Chiếc bóng đèn của em lại có được một cái đế rất chắc chắn để giữ cho đèn không bị đổ. Hơn nữa với thiết kế cái cổ đề có thể quay đi quay lại đề cúi xuống gần hay cho lên cao cũng rất dễ dàng và thuận tiện biết bao nhiêu. Nhưng em lại không thấy được công tắc của chiếc đèn này ở đâu, hỏi ra mới biết đó chính là chỉ cần chạm nhẹ vào cái vỏ bao phủ bóng đèn, đó được gọi là cái chùm.

Cái chùm được làm bằng kim loại và được sơn màu đỏ, khi em chạm vào một thì chiếc bóng bật lên những ánh sáng còn yếu, chạm tiếp lầm hai bóng lại càng sáng thêm nữa, cho đến lần thứ 3 cũng vậy. Thế rồi em chạm đến lần thứ 4 thì bỗng nhiên tắt ngấm. Em rất thích chiếc đèn này nó đã giúp em học tốt hơn rất nhiều.

Em rất yêu cái đèn học này, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em như cũng đã đều lau chùi rất cẩn thận chiếc đèn màu đỏ này.

Bài số 3: Tả con búp bê

Trong gia đình em được bố mẹ rất yêu quý và nuông chiều nên đã mua cho em rất nhiều đồ chơi nào là gấu bông, bộ xếp hình, đồ chơi nấu ăn... Tất cả những món đồ chơi đó em đề rất thích nhưng em thích nhất là em búp bê baby mà bố mẹ mua trong đợt đi hội đầu năm.

Em búp bê của em xinh lắm trông như người thật luôn và ngay khi mua về em đã đặt tên ngay cho nó là Lyly. Lyly không to mà nhỏ nhỏ xinh xinh chắc chỉ cao khoảng 20 cm. Tóc của Lyly màu vàng nên trông rất Tây. Em vẫn thường lấy chiếc lược mini để chải tóc cho Lyly và sáng tạo nhiều kiểu tóc cho nó như bện hai bên, buộc đuôi ngựa,búi lên cao... Tuy chỉ là búp bê nhưng khuôn mặt của Lyly được vẽ rất tỉ mỉ công phu với đôi mắt to tròn đen láy như mắt bồ câu, chiếc mũi dọc dừa thẳng tắp và chiếc miệng đỏ tí hon trông mới xinh làm sao. Đặc biệt khi mua về Lyly còn được mặc trên mình một bộ váy màu hồng trông rất đáng yêu. Em còn rất thích lấy những mảnh vải nhỏ để làm thành quần áo cho Lyly mặc. Có lẽ vì vậy nên Lyly có rất nhiều quần áo và ngày nào cũng được thay một bộ khác nhau. Không chỉ có quần áo mà Lyly còn có một đôi giày cao gót màu đỏ nhỏ xinh để phối hợp với quần áo. Bên cạnh đó Lyly còn có một biệt tài đặc biệt đó là có thể hát nhờ bộ cảm ứng bên trong người và bộ pin được lắp phía sau. Đây là một điều đặc biệt mà không phải búp bê nào cũng có được. Từ ngày có Lyly em đều dành thời gian cho nó và Lyly đã trở thành món đồ chơi yêu thích nhất của em. Em còn lấy những đồ chơi khác hợp lại cùng với Lyly để tạo thành một gia đình nhỏ. Thậm chí em còn xin bố mẹ mua cho mình một căn nhà tí hon để làm nhà cho Lyly ở. Chúng em đã gắn bó với nhau mọi lúc mọi nơi ngay cả khi em ngủ thì Lyly cũng ngủ cùng với em. Lyly đã trở thành người bạn đồng hành cùng em trên mọi nẻo đường.

Em yêu em búp bê của mình nhiều lắm. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã dành tặng cho mình món quà ý nghĩa này và hứa sẽ giữ gìn nó thật tốt.

Bài số 4: Tả cái máy giặt

Máy giặt chính là một đồ dùng hiện đại trong xã hội hiện đại ngày nay. Hầu như nó không còn xa lạ với chúng ta và nhà em cũng có một chiếc máy giặt ngày ngày nó như giúp cho công việc nhà của mẹ em như giảm đi được những vất vả.

Em như thấy được chiếc máy giặt dường như thật thông minh, đó chính là một cái máy được thiết kế có lập trình phần mềm để có thể giúp con người trong việc giặt quần áo như các hành động cho nước, ngâm, giặt, xả nước (giũ), vắt khô. Em nghe mẹ em kể thì thấy được có một số loại máy hiện đại hơn có thể bao gồm cả tính năng sấy và là quần áo. Chiếc máy giặt hoạt động được chính là nhờ nguồn năng lượng là điện năng.

Hiện nay, thông thường có hai loại máy giặt chủ yếu là máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang. Và máy giặt nhà em có máy giặt lồng đứng, cứ mỗi khi giặt là mẹ em chỉ cần cho quần áo vào, đậy nắp lại và ấn nút giặt sau đó khởi động. Chiếc máy giặt sẽ quay thật nhanh cho quần áo trong đó được bật ra hết tất cả các chất bẩn sau đó tự xả nước và vắt khô. Khi đã xong xuôi nó như không quên kêu lên vài tiếng tít tít tít để báo hiệu cho mẹ em rằng quần đã vắt xong, hãy lấy nhanh ra phơi. Hoạt động thật là thông minh. Nên nhiều lúc công việc của mẹ nhiều quá em cũng đã có thể mang quần áo ra cho vào máy giặt để máy giặt giúp mẹ. Công việc của mẹ em như đã giảm đi được bao nhiêu từ khi có chiếc máy giặt này. Và cả nhà em ai ai cũng thích chiếc máy giặt này không chỉ vì độ tiện lợi mà quần áo được máy giặt cũng thật là sạch sẽ biết bao nhiêu.

Em và cả nhà ai ai cũng yêu quý chiếc máy giặt thông minh này. Nhờ có nó mà công việc nhà cũng hoàn tất nhanh chóng, quần áo em đến trường lúc nào cũng thơm tho sạch sẽ.

Xem thêm các bài mẫu khác TẠI ĐÂY.

Bài tham khảo tập làm văn tả đồ vật lớp 5

Tương tự các bạn học lớp 4, dàn ý cho bài tả văn lớp 5 cũng yêu cầu miêu tả chi tiết nhiều hơn, bổ sung thêm công dụng, lợi ích. Thêm nữa là các yếu tố cảm nhận như kỷ niệm, suy nghĩ về sự hiện diện của đồ vật đó và cách để giữ gìn, thể hiện sự trân trọng với đồ vật được nói tới.

Bài tham khảo tập làm văn tả đồ vật lớp 5. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là các bài văn mẫu tả đồ vật dành cho các em học sinh lớp 5:

Bài số 1: Tả cuốn sổ tay

Vào ngày sinh nhật tôi năm ngoái, bố đã mua tặng tôi rất nhiều đồ dùng học tập xinh đẹp nào là: bút mực, bút chì, cái bảng, cuốn sổ tay, cục tẩy. Nhưng cuốn sổ tay là đồ dùng tôi yêu thích và cũng gắn bó với tôi lâu nhất. Cho đến bây giờ, tôi vẫn coi nó như một người bạn tốt.

Cuốn sổ dài bằng một bàn tay và có hình vuông. Nó có màu sắc thật ấm áp và đáng yêu. Bìa ngoài của cuốn sổ tay có màu hồng nhạt thật tươi tắn. Trên bìa có một bé kì lân trắng hồng mềm mại thật đáng yêu! Xung quanh là những con kì lân bé khác, những hình kim cương, ngôi sao hồng nho nhỏ và cầu vồng rực rỡ với bảy sắc màu tươi tắn. Mở cuốn sổ ra là những trang giấy trắng thơm phức. Trên trang giấy còn có hàng kẻ ô li đều tăm tắp từng hàng, từng hàng một. Trang bìa cuối cùng có những hình trái tim đỏ rực được trang trí lên trên. Trang giấy trắng của cuốn sổ tay được làm từ gỗ rất thân thiện cho môi trường.

Cuốn sổ của tôi thường nhắc nhở tôi những công việc hằng ngày và quan trọng thường làm. Khi tôi có nỗi buồn, niềm vui, tôi đều chia sẻ cho cuốn sổ biết và nó luôn ở bên tôi. Tôi rất yêu cuốn sổ tay của mình. Khi đến trường, tôi cầm cuốn sổ tay theo để ghi chép thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Được điểm tốt ở trường, nhìn vào cuốn sổ, nó như tự hào về tôi và vui vẻ như tôi đã chăm chỉ học tập. Khi bị điểm thấp, cuốn sổ đồng cảm, buồn bã, chia sẻ với tôi và nhắc nhở để giúp tôi có động lực để chăm chỉ học hơn nữa.

Cuốn sổ tay là người bạn tri kỷ của tôi, đồng hành cùng tôi cho đến bây giờ. Tôi rất yêu cuốn sổ của mình và thường nâng niu như một đồ vật quý!

Bài số 2: Tả bộ bàn ghế gỗ

Mỗi đồ vật đều mang một hình dáng khác nhau và đặc trưng khác nhau. Ngày hôm nay bố em mới mua cho nhà em một bộ bàn ghế để làm chỗ tiếp khách, em nhảy nhót vui sướng khi thấy được bộ bàn ghế đó. Thế là từ nay nhà em đã có bộ bàn ghế mới em thấy vui sướng làm sao.

Bộ bàn ghế ấy có màu vàng thẫm, cái màu vàng ong ong chứ không vàng chói trông mới thật sang trọng làm sao. Bộ bàn ghế ấy có bốn cái ghế và một cái bàn. Cái ghế dài nhất được đặt ngang ra dựa vào tường nhà em. Nhìn nó như một ông hoàng trong nhà với dáng hình to lớn và bộ áo vàng hoành tráng sang trọng ấy. Hai chiếc ghế đơn thì vuông vắn hơn nó không dài không hình chữ nhật nhưng cũng có thể dành cho hai người ngồi vào đó. Thật sự rất đẹp, thêm đó là một chiếc ghế nhỏ nữa, không tựa mà chỉ đơn giản là ghế ngồi bình thường thôi nhưng phần dưới vẫn được khắc những nét chạm trổ như những chiếc ghế to khác. Một chiếc bàn ở giữa, hình chữ nhật cao hơn so với ghế ngồi một chút trong nó thật đẹp làm sao. Chao ôi chỉ nhìn thôi là em đã thấy sung sướng hết cả lên rồi.

Những nét chạm trổ trên ghế thật đẹp đó là hình ảnh của những bông hoa trên phần tựa của ghế, những phần hoa ấy được khắc nổi lên trên bề mặt tựa nhưng rất mỏng không khiến cho chúng ta đau mỗi khi ngồi tựa vào đó. Những chiếc ghế tựa khi ngồi còn có hai tay vịn nữa, hai cái chỗ ấy phình ra trông thật đẹp làm sao. Như kiểu ghế dành cho quan lại vua chúa ngày xưa ngồi vậy. Bên dưới những hình con long con phượng được khắc trên những chỗ tựa cao nhất nhìn những đường nét mềm mại mới thấy được sự điêu luyện của những bàn tay nghệ nhân. Những khúc gỗ to đùng sần sùi như thế mà họ vẫn có thể khắc nên những con rồng con phượng tuyệt đẹp đến như vậy. Nó không cứng nhắc như khúc gỗ mà mềm mại như một con rồng thật vậy. Phần để dựa đầu vào được làm cho mềm mại nhẵn nhụi làm cho ai tựa lên đó cũng có cảm giác dễ chịu và không bị đau đầu.

Bộ bàn ghế mới ấy thật sự rất đẹp, nó không chỉ lấp được khoảng trống trong chính căn nhà em mà nó còn mang đến sự sung túc và đầy đủ nữa. Nhìn vào căn phòng khác với bộ bàn ghế mới trong thật sự là đẹp mắt và sang trọng. tối hôm ấy khi ăn cơm xong cả gia đình em ngồi quây quần bên nhau trên chiếc ghế ấy để xem những bộ phim hay. Hình như ngồi trên chiếc ghế ấy em thấy bộ phim hôm ấy hay hơn thấy gia đình có một sự hạnh phúc không hề nhỏ. Thằng em của em không biết chắc là ghế em quá cho nên nó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Nó kê đầu trên đùi mẹ mà ngủ một cách ngon lành. Bố mẹ cùng em ngồi xem hết bộ phim bố không thôi thỉnh thoảng ngắm nghía lại những đường nét trên ghế. Mẹ thì trêu bố và cười thật vui vẻ.

Em cảm thấy bộ bàn ghế mới đã gắn kết gia đình em, giúp gia đình em có một không gian thật tuyệt vời và hạnh phúc bên nhau.

Bài số 3: Tả bình hoa

Trong nhà em có rất nhiều đồ dùng mới và hiện đại, như tủ lạnh, tivi, điều hòa… Nhưng em thích nhất chính là chiếc bình hoa ở trong bếp.

Chiếc bình hoa ấy đã có lâu lắm rồi. Nó được mẹ mua về từ lúc gia đình em vừa chuyển đến ngôi nhà này. Vậy nên, nó có một ý nghĩa khó có thể xóa bỏ được. Vì được làm từ lâu, nên chiếc bình đã có phần hơi cũ và xước xát đôi chỗ, nhưng những điều đó chẳng chút nào ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nó.

Chiếc bình cao khoảng 25cm, có hình trụ như bao chiếc bình khác. Phần thân to như bắp tay của mẹ. Phần đế có xòe ra một chút để giúp cho bình dễ giữ thăng bằng. Phần miệng bình thì hơi mở ra, tạo hình như các cánh hoa đang nở. Bình được làm bằng gốm, tráng men trắng. Bên ngoài, được trang trí bằng hình ảnh của những đóa hoa cúc vàng ươm. Tuy đơn giản nhưng lại rất đẹp và tinh tế.

Thành bình được làm khá dày so với những chiếc bình thủy tinh bây giờ nên rất chắc chắn. Họa tiết trên bình cũng được vẽ tay rất tỉ mỉ và cẩn thận. Vì thế, đến nay bình vẫn đẹp lắm. Trước đây, mẹ để bình trên chiếc bàn nhỏ trong phòng khách. Nhưng do bình đã cũ, nên mẹ chuyển vị trí vào bàn ăn ở trong bếp, chứ không hề bỏ đi. Cứ cách vài ba ngày, mẹ sẽ lại thay hoa mới trong bình. Có khi là vài đóa hồng nhung, lúc là chùm hoa cúc, lúc thì là hoa ly đỏ… Vì bình thiết kế đơn giản, trang nhã, nên mẹ cắm hoa gì vào cũng đẹp, cũng xinh.

Đối với gia đình em, chiếc bình không chỉ là một đồ vật bình thường, mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần quý giá. Chiếc bình chứa đựng những kỉ niệm của gia đình, đồng hành cùng mọi người, với ngôi nhà. Em sẽ giữ gìn chiếc bình thật cẩn thận, để nó có thể tiếp tục cống hiến cho ngôi nhà thật lâu nữa.

Bài số 4: Tả cái tivi nhà em

Vật dụng dùng trong gia đình có cái tĩnh lặng, có cái phát sáng, có cái tỏa nóng… Trong muôn vàn vật tiện nghi của con người, anh chàng Ti-vi là vật ồn ào rôm rả nhất.

Anh chàng ngự chễm chệ trên đầu tủ buýt-phê đặt dưới chân cầu thang của phòng khách. Anh là nhân vật trung tâm và ồn ào nhất phòng. Thân hình anh là một khối chữ nhật. Mặt anh phẳng, mang một lớp gương màu xám nhạt. Anh khoác một cái áo làm bằng nhựa cao cấp màu xám tro vỏ ngoài của anh có từng chấn song song cách đều, có kẽ hở. Khoác một cái áo ngoài như thế, bộ máy bên trong của anh đỡ nóng lên khi anh hoạt động. Ôm lấy gương mặt phẳng của anh là viền bọc nhựa xi kim loại, phía dưới gắn liền với một bảng điều khiển và một nút tròn tắt mở. Ngay chính giữa viền bọc phía dưới, nhãn hiệu công ty điện tử SONY gắn nổi bật trên nền xi kim loại của Ti-vi. Anh Ti-vi luôn tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình và rất chăm chỉ hoạt động, xứng danh với hãng đã sinh ra anh. Gương mặt phẳng của anh luôn phát hình rõ nét, màu sắc đẹp chuẩn xác. Âm thanh Tivi phát ra được lọc qua loa hifi nên nghe rất trong và ấm. Ban ngày cả nhà đi vắng, anh Ti-vi lim dim ngủ dưới cái khăn ren mẹ phủ, anh nghỉ ngơi. Chiều về, cơm nước xong, bố mẹ mở Tivi để theo dõi chương trình thời sự. Anh Ti-vi làm việc nhiều nhất vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Với hệ thống truyền hình cáp, Tivi có rất nhiều kênh giải trí, học tập. Chương trình Thế giới Động vật là chương trình mà em thích nhất. Em cũng có thể đi du lịch qua màn ảnh nhỏ. Nếu biết tự chủ, chỉ xem những chương trình bổ ích thì Tivi giúp ta có thêm nhiều hiểu biết về đời sống. Ngoài việc giúp cho cả nhà thư giãn, anh Ti-vi còn đem lại cho cả nhà không khí vui vẻ, đầm ấm khi quây quần ở phòng khách.

Cũng như mọi vật trong nhà, anh tivi trở thành "thành viên” thân thuộc, chứng kiến mọi vui buồn trong gia đình. Đi dài theo năm tháng, anh tivi cũng trở nên "có tuổi”. Dù có nhiều loại tivi mới sản xuất tối tân và đẹp hơn, gia đình em vẫn thích dùng tivi hiện có. Cả nhà rất quý anh ti-vi, xem anh như một người có tâm hồn vậy.

Bài số 5: Tả hộp bút

Trong những tháng ngày cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có riêng cho mình những bộ dụng cụ học tập riêng. Nào là bút, tẩy, thước kẻ, ... Nhưng trong rất nhiều những dụng cụ hữu ích, em lại thích nhất là chiếc hộp đựng bút được mẹ mua tặng từ ngày đầu năm học.

Hộp đựng bút có kết cấu hình hộp chữ nhật gọn gàng, phù hợp với tay cầm của em. Bên ngoài hộp có hai mặt dán màu xám, trên mỗi mặt lại có những đường nét trang trí rất mềm mại, huyền bí. Hai bên cạnh hộp được dán nền màu đen trắng, bên trên là dòng chữ " Nét chữ nết người" như một lời động viên gửi tới người dùng. Mặt dưới hộp bút được làm bằng sắt để chiếc hộp trở nên chắc chắn hơn. Ở góc trái phía dưới cùng là những dòng chữ ghi nơi sản xuất, mã vạch sản phẩm. Mặt trên cũng là nắp để mở hộp. Khi nhấc nắp lên, bên trong là một khoảng trống đủ để đựng tới năm hay sáu cái bút. Bên trong có một ô riêng để đựng tẩy và một ô dài hẹp khác để đựng thước. Đầu trên cùng có những đầu cắm để cố định bút trong hộp. Tuy bên ngoài vỏ là những màu xám, màu đen nhưng bên trong là lớp nền màu trắng sữa. Cuối hộp bút có một ô nhỏ riêng dùng để đựng chiếc gọt bút chì gắn liền với đáy hộp. Phần gọt chì được tách ra một vị trí riêng cuối góc hộp bút với chiếc nắp che riêng màu đen huyền trong suốt. Chiếc lưỡi gọt chì màu bạc đôi khi lại lóe lên dưới ánh sáng, làm cho hộp bút trở nên độc đáo đến lạ. Chiếc hộp bút đã gắn liền với em trong suốt một năm học. Với thiết kế như vậy, hộp bút đã đem lại rất nhiều lợi ích cho em, giúp em bảo vệ những dụng cụ học tập bé nhỏ khác. Hộp đựng bút giống như ngôi nhà lớn che chở cho những cậu bé bút chì, bút mực, bút màu,... và mỗi khi nhớ đến đây là dụng cụ vô cùng hữu ích, là món quà mẹ tặng thì em càng nâng niu, trân trọng hơn chiếc hộp đựng bút ấy.

Chiếc hộp đựng bút gắn với lời chúc của mẹ, là người bạn vô cùng quan trọng của em trong hành trình học tập. Mỗi chúng ta nên có một chiếc hộp đựng bút riêng để giúp đỡ ta trên hành trình học tập từ giờ đến mãi sau này.

Xem thêm các bài mẫu khác TẠI ĐÂY.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn lập dàn ý và bài tập làm văn tả đồ vật mẫu cho các bé từ lớp 2 đến lớp 5. Để hỗ trợ các bé hoàn thành bài hiệu quả, ba mẹ hãy tham khảo và dạy con cách làm nhé! Đừng quên theo Blog Học tiếng Việt để cập nhật thêm kiến thức môn học và những phương pháp dạy học đồng hành cùng con tốt nhất!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online