zalo
Soạn bài Tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương SGK trang 76
Học tiếng việt

Soạn bài Tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương SGK trang 76

Thúy Anh
Thúy Anh

30/01/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Để các em học sinh lớp 3 có thể hiểu chi tiết câu chuyện cũng như chuẩn bị soạn bài tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương bám sát theo nội dung sách giáo khoa, cùng tìm hiểu những phân tích, hướng dẫn từ giáo viên sau đây. 

Bài đọc tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương

Trước khi tìm hiểu, phân tích nội dung bài đọc, mời các em và phụ huynh cùng đọc lại Giọng quê hương trong trang 76 của Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 thêm một lần nữa, cụ thể như sau: 

Giọng quê hương

1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.

2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói:

- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:

- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là…

Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:

- Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…

3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:

- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa…

Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:

- Cảm ơn anh…

Anh thanh niên xua tay:

- Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải.

Rồi người ấy nghẹn ngào:

- Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi.

Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

Theo THANH TỊNH

Sau khi đọc bài, các em và phụ huynh cùng tham khảo giải thích một số từ mới trong bài đọc của sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương để các em học sinh lớp 3 bổ sung vào vốn từ của mình:

  • Từ “đôn hậu” trong đoạn 2 dùng để chỉ phẩm chất của con người, có nghĩa là hiền từ, thật thà.

  • Từ “thành thực” trong đoạn 2 dùng để chỉ phẩm chất của con người, có nghĩa là người có tấm lòng chân thật.

  • Từ “bùi ngùi” dùng để chỉ cảm xúc, nghĩa là một người có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.

Ngoài ra, nếu các em học sinh còn từ ngữ hay câu văn nào chưa hiểu rõ ý, thì phụ huynh cần giải thích cho các em, để đọc hiểu tốt hơn. Từ bài đọc Giọng quê hương trên đây, cùng đi tìm hiểu nội dung chi tiết cũng như trả lời các câu hỏi liên quan tới bài đọc để hiểu sâu sắc hơn về bài đọc trong phần tiếp theo. 

Nội dung bài 

Bài tập đọc Giọng quê hương trong trang 76 của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tuần 10, chủ đề Quê hương đã cho chúng ta thấy được tình cảm tha thiết, gắn bó của các nhân vật đối với quê hương của mình nói riêng và cả đối với những người cùng quê hương dù chưa từng gặp gỡ, thông qua giọng nói quê hương đầy yêu dấu và thân thương.

Minh họa bài đọc Giọng quê hương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thêm vào đó, để các em học sinh lớp 3 hiểu chi tiết hơn về nội dung bài đọc, cùng tham khảo phân tích các câu hỏi từ 1 tới 5 trong sách giáo khoa trong trang 77.

Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

Phương pháp giải

Mỗi một đoạn văn đã được đánh dấu bằng số thứ tự từ 1 tới 3, đối với câu hỏi này, phụ huynh hướng dẫn các em đọc đoạn 1 của truyện, tương ứng với đoạn được đánh dấu số thứ tự 1 phía trước để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 1, trang 77. 

Lời giải chi tiết

2 người Thuyên và Đồng ăn trưa trong một quán ăn với ba người thanh niên hoàn toàn xa lạ.

Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

Phương pháp giải

Phụ huynh hướng dẫn các em đọc đoạn 2 của truyện để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 2, trang 77.

Lời giải chi tiết

Một trong ba người thanh niên lạ đã bước đến bàn của Thuyên và Đồng, xin trả tiền bữa ăn trưa thay cho Thuyên và Đồng. Chính điều này đã khiến Đồng và thuyên rất ngạc nhiên.

Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

Phương pháp giải

Phụ huynh hướng dẫn các em đọc đoạn 3 của truyện để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 3, trang 77.

Lời giải chi tiết

Anh thanh niên xin được trả tiền cơm trưa thay Thuyên và Đồng nhưng lại chủ động cảm ơn Thuyên và Đồng vì hai người đã cho anh ấy được nghe lại giọng nói của mẹ anh lúc sinh thời. Điều này làm cho anh nhớ lại, cảm giác thân thiết, gắn bó với mẹ ùa về.

Những chi tiết nào trong bài đọc đã nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

Phương pháp giải

Phụ huynh hướng dẫn các em đọc đoạn cuối bài: từ “Nói đến đây” cho đến hết truyện để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 4, trang 77 này.

Lời giải chi tiết

Các chi tiết trong truyện sau đây nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật dành cho quê hương:

  • Về phía anh thanh niên lạ xin được trả tiền ăn thay Thuyên, Đồng: chi tiết “Anh thanh niên lẳng lặng cúi đầu”, tiếp đến là “đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương”. 

  • Còn về phía 2 người Thuyên, Đồng, chi tiết 2 người “bùi ngùi nhớ đến quê hương” và tiếp đến, 2 người “yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ” đã thể hiện rõ tình yêu quê.

Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về giọng quê hương?

Phương pháp giải

Sau khi đọc toàn bộ câu truyện và trả lời các câu hỏi trên đây, phụ huynh hướng dẫn các em học sinh tự suy nghĩ, suy luận và trả lời câu hỏi cuối cùng số 5, trang 77 này.

Lời giải chi tiết

  • Lời giải số 1: Giọng quê hương là một trong những điều luôn in sâu trong kí ức của mỗi người dân Việt Nam. Giọng quê hương chính là một lời nhắc nhở mỗi người con dù đi xa quê hương tới đâu cũng luôn nhớ về nguồn cội. Nhờ đó, giọng quê hương góp phần gắn kết những người cùng quê hương, dù chưa từng quen biết hay gặp gỡ trước đó.

  • Lời giải số 2: Qua câu chuyện Giọng quê hương này, em nhận ra giọng quê hương là một điều vô cùng thân thương đối với mỗi người con, đặc biệt là người con xa quê hương, đã lâu không còn được nghe giọng quê hương. Giọng quê gợi ra biết bao kỉ niệm về những người thân cũng như phong cảnh thân thuộc của quê hương, nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên.

Để con hiểu hơn về các bài học trong chương trình tiếng Việt lớp 3, phụ huynh đừng quên kèm cặp con mỗi ngày đồng thời tạo môi trường học thoải mái, không gò bó. Đối với môn học tiếng Việt, trẻ không cần tư duy quá xuất sắc nhưng để hiểu rõ hơn các nội dung, trẻ cần thời gian luyện tập mỗi ngày và hứng thú trong khi học.

Hiểu rõ tư duy của trẻ cũng như nghiên cứu các phương pháp giúp con học tiếng Việt nhuần nhuyễn, thích thú mà vẫn nạp được lượng kiến thức đủ, ứng dụng VMonkey ra đời như một giải pháp hoàn hảo cho những gia đình có con đang theo học tiếng Việt cấp mầm non và tiểu học.

Với phương pháp học hiện đại thông qua trò chơi, âm thanh, hình ảnh,... thay đổi liên tục, trẻ không còn chán nản mỗi khi ngồi vào bàn học mà thay vào đó là những giây phút thư giãn nhưng vẫn hăng say luyện tập.

Thay đổi phương pháp giáo dục NGAY BÂY GIỜ với ứng dụng học tiếng Việt VMonkey. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận những ưu đãi bất ngờ chỉ dành riêng cho độc giả đọc bài viết này!

Như vậy, hướng dẫn soạn bài tập đọc tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương đã được chia sẻ từ giáo viên trong bài viết trên đây. Hy vọng các em sẽ hiểu thêm về bài tập đọc ý nghĩa này cũng như rút ra cho riêng mình bài học về giọng quê hương thân thương, ấm áp và gắn kết những người cùng quê.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!