Phương pháp để dạy bé viết chính tả lớp 3 vô cùng nhiều, tuy nhiên không phải cách nào cũng phù hợp với bé nhà bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn để mang đến cho trẻ một nền tảng vững chắc trong quá trình học chữ. Áp dụng ngay các phương pháp sau để kỹ năng tập viết tiếng Việt của bé được vững chắc hơn.
Yếu tố quan trọng khi học viết chính tả lớp 3
Với nguyên tắc để học tiếng Việt chính tả lớp 3 của trẻ được thành thạo, đó chính là dạy phát âm trước khi viết, điều này mang lại tầm quan trọng vô cùng lớn khi các bạn đang trong quá trình dạy bé tập viết.
Vì nếu phát âm tốt được những chữ cái cần học sẽ giúp cho người nghe hiểu bé đang muốn nói gì, giúp khả năng nhận thức và ghi nhớ mặt chữ tốt hơn,... Và điều này giúp cho kỹ năng viết của con mình cải thiện rõ so với việc học viết trước phát âm sau.
Có rất nhiều nguyên nhân cho việc quá trình viết của bé bị sai chính tả. Quan trọng nhất là do mạng Internet quá phát triển và điều này đã làm xuất hiện các con chữ vô nghĩa, mang tính địa phương dẫn đến các bé dễ bị ảnh hưởng.
Vì thế trong trường hợp này ba mẹ cần quan tâm hơn khi để trẻ học trên điện thoại hay máy tính, quan sát những chương trình mà bé thường coi để có cái nhìn trực quan về thế giới xung quanh con.
Hơn thế, do kiến thức tiếng Việt 3 của trẻ khi mới bắt đầu học chữ sẽ có phần hạn hẹp, sử dụng chưa thành thạo và còn nhiều hạn chế dẫn đến việc nói sai sẽ dẫn tới viết sai.
Vì thế, ba mẹ cần thông cảm cho bé và hãy để bé nhớ mặt chữ trước và chỉnh phát âm sau, đừng nên quá khắt khe với việc con mình phải đọc đúng ngay chữ đầu. Hầu hết thì bé sẽ nói tốt trước khi học bảng chữ cái nên kỹ năng viết tập làm văn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phương pháp dạy viết chính tả lớp 3 đúng chuẩn ngữ pháp
Để có thể giúp bé học tiếng Việt lớp 3 với phân môn chính tả chính xác, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.
Sử dụng ứng dụng học VMonkey để giúp trẻ viết tốt hơn
VMonkey được xem là phương pháp dạy học hiện đại dành cho bé ở cấp Mầm non và Tiểu học, chương trình dạy học thông qua mạng Internet phù hợp với mọi đối tượng trẻ em. Với khóa học các phụ huynh sẽ luôn được yên tâm bởi chương trình dạy học bài bản giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ.
Về phần cá nhân của bé, ứng dụng học sẽ giúp con đánh vần và phát âm tròn trịa các chữ cái chuẩn mà không bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền, đặt câu chuẩn ngữ pháp và viết đúng chính tả.
Ngoài ra, VMonkey còn mang lại sự phát triển cảm xúc và nuôi dưỡng tâm hồn bởi 1000 cuốn truyện cổ tích giàu tính giáo dục và nhân văn, trong đây đã bao gồm cả truyện tranh và audiobooks. Tăng khả năng hiểu biết và nhận thức thông qua 10 chủ đề truyện đa dạng xoay quanh cuộc sống của bé như: Động vật, gia đình, trải nghiệm vui, thiên nhiên,... vô cùng thú vị và độc đáo.
Ở đây, con bạn sẽ được học thông qua 3 phương pháp hữu ích chính là:
- Thông qua hình ảnh: sẽ cho bé tương tác và chạm vào các thiết bị được mô tả sinh động.
- Thông qua âm thanh: Vmonkey là một kho tàng truyện tranh sống động với màu sắc hài hòa, giọng đọc truyền cảm cuốn hút giúp bé quên hoàn toàn Youtube, cho trẻ cảm nhận được ngữ điệu một cách tự nhiên mà không bị chèn ép.
- Thông qua trò chơi: Nội dung bài học tại Vmonkey được xây dựng theo sự phát triển của bé, nhận diện vần đến tạo từ bằng vần để học nhằm duy trì sự hứng thú trong quá trình học.
Bên cạnh những lợi ích trên, các ba mẹ còn được tiết kiệm thời gian khi sử dụng ứng dụng VMonkey, các từ vựng sẽ được bổ sung liên tục và nếu có bất kì thắc mắc hay cần sự hỗ trợ nào thì VMonkey sẽ luôn đồng hành trong vòng 24 tiếng.
Chương trình học đã được thiết kế sẵn dễ dàng đồng hành cùng con và xây dựng được thời gian cho bé thông qua tính năng nhắc học trên noti, email. Chỉ với vài nghìn đồng mỗi ngày mà đã giúp ba mẹ chuẩn bị cho con những nền tảng cơ bản vững chắc của việc học tiếng Việt cho trẻ.
Dạy bé ghi nhớ các thành phần cấu tạo nên câu
Câu trong tiếng Việt được hiểu là các từ ngữ kết hợp với nhau sao cho có nghĩa, được diễn đạt thành một ý tương đối trọn vẹn. Khi viết thì câu phải có ngữ điệu kết thúc và khi viết thì cuối câu sẽ đặt một dấu câu như: Dấu chấm, dấu chấm than hay dấu chấm hỏi. Xét về mặt ngữ pháp, câu gồm có 3 thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.
Trong đó, thành phần chính được hiểu là chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc trong câu, còn thành phần phụ thì có hay không vẫn được. Với chủ ngữ được xem là bộ phận chính của câu, dùng để chỉ: Người, sự vật, sự việc và chủ ngữ được đặt các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?. Vị ngữ hướng đến các hoạt động, trạng thái, tính chất và vị trí để nhận xét về người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ và vị ngữ thì được đặt ở các dạng câu hỏi như: Làm gì? Như thế nào? Là gì?
Ngoài ra, thành phần trạng ngữ, bổ ngữ là bộ phận phụ của câu nhằm bổ trợ nghĩa cho câu và trạng ngữ thường được đặt đầu câu nhưng bổ ngữ thường đứng sau các động từ và tính từ. Đối với loại câu thì được chia thành 3 loại: Câu đơn, câu ghép và câu phức. Sự khác biệt lớn nhất trong cấu tạo và chức năng của chúng chính là câu đơn chỉ chứa một câu, gồm một kết câu chủ - vị còn câu ghép là gồm hai vế trở lên và đều có kết cấu chủ - vị.
Dạy bé hiểu nghĩa của từ kết hợp so sánh và phân tích chính tả
Để giúp bé viết và khắc phục được lỗi chính tả, bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh hay giáo cụ trực quan để con dễ dàng quan sát, phân biệt các từ khó dễ nhầm lẫn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn con hiểu nghĩa của từng từ bằng việc cho bé đặt câu, đọc chú giải.
Ví dụ:
* ch/tr
Cha: Hay còn gọi là ba, tía,…người sinh ra mình.
Tra: Thanh tra hoặc kiểm tra.
Dạy viết chính tả lớp 3 thông qua việc phân biệt dấu thanh, phụ âm
Để giúp các con có kỹ năng luyện viết chính tả và dùng dấu câu hơn, bạn nên cho các bé kết hợp với việc luyện đọc và viết nhiều hơn. Nhất là việc đi sâu vào phân tích về dấu thanh, phụ âm thông qua những bài tập chính tả để bé hiểu và vận dụng.
Ví dụ: Phân biệt r/d/gi
Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống:
...ổ …á, a… …ẻ, …ữ …ìn, …a vào,…
Dạy bé học chính tả tiếng Việt lớp 3 thông qua trò chơi
Một phương pháp giúp bé viết chính tả chính xác mà bố mẹ nên áp dụng chính là thông qua việc tổ chức trò chơi. Bởi vì các em ở độ tuổi này còn khá ham chơi, nên khi tổ chức trò chơi học tiếng Việt bé sẽ có sự hứng thú hơn, cũng như tăng khả năng ghi nhớ hiệu quả.
Vd: Trò chơi thi viết từ ngữ gồm các tiếng có âm “s” hoặc “x”
Kết hợp dạy tiếng Việt chính tả lớp 3 trong các môn học khác
Môn tiếng Việt nói chung, phân môn chính tả nói riêng không chỉ học và áp dụng với riêng môn đó mà hầu hết các môn học khác đều sử dụng. Như môn giải toán có lời văn cũng phải diễn dãi bằng câu văn, hay môn đạo đức, tự nhiên và xã hội,… cũng không ngoại lệ.
Nên bố mẹ có thể kết hợp cùng những môn học này để dạy bé viết đúng chính tả hơn, cũng như không quên học các môn học khác.
Sử dụng các từ nối hoặc cặp từ liên kết để ghép câu
Trong quá trình tập viết chữ, ba mẹ có thể dạy trẻ tạo liên kết cho các câu đơn thành một câu ghép hoàn chỉnh. Một mẹo nhỏ là nếu trẻ đặt câu mang tính ngang bằng thì có thể sử dụng từ “và” hoặc đặt câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả thì có thể sử dụng cụm “vì - nên”.
Do vậy, tùy vào mục đích đặt câu mà bạn cần sử dụng các cụm từ liên kết sao cho có nghĩa và tránh câu văn bị lủng củng, khó hiểu.
Một điều lưu ý cho ba mẹ khi đang luyện chính tả tiếng Việt lớp 3 cho bé thì đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan tâm trẻ nhiều hơn. Vì bé sẽ gặp rất nhiều những kiến thức mới và không nên chèn ép, đòi hỏi quá cao khi bé chỉ mới bắt đầu tập viết.
Hãy dành thời gian để vừa học vừa chơi cùng trẻ sẽ tạo sự thích thú, kích thích khả năng học hỏi của con mình.
Dạy bé sử dụng các dấu câu phù hợp
Thật ra, các dấu câu trong tiếng Việt đều có ý nghĩa nhất định, mỗi dấu câu sẽ có những nhiệm vụ khác nhau như:
- Dấu chấm: Thường dùng để liên kết câu trần thuật.
- Dấu hỏi: Là sự đánh dấu kết thúc câu hỏi hoặc được đặt giữa câu thể hiện cho ý nghi ngờ.
- Dấu chấm than: Dùng để kết thúc câu cầu khiến, cảm thán hoặc biểu thị thái độ mỉa mai.
- Dấu hai chấm: Mang tính chất trích dẫn hay lời giải thích.
- Dấu ba chấm: Dùng để biểu đạt sự liên kết chưa hết, nói ngắt quãng hay phần câu bị tĩnh lược.
- Dấu chấm phẩy: Thường dùng cho việc phân cách các ý tương đối ngang nhau trong một câu phức tạp.
- Dấu phẩy: Ngăn cách các thành phần cùng loại, các vế, thành phần thứ yếu hay biệt lập của câu.
- Dấu gạch ngang: Được đặt ở trước dòng đối thoại, các ý liệt kê đầu dòng hoặc bổ trợ cho phần giải thích.
- Dấu ngoặc đơn: Dùng cho việc đóng khung phần chú thích, bổ sung hoặc chỉ nguồn gốc.
- Dấu ngoặc kép: Dành để đánh dấu lời trích trực tiếp.
Vì thế, số lượng các dấu câu trong tiếng Việt khá nhiều đòi hỏi bạn cần hướng dẫn và chỉ dạy cho bé từ từ. Hãy để bé tập sử dụng các dấu câu đơn giản như dấu chấm, dấu phẩy trước rồi hãy dạy bé đến các dấu như ngoặc kép hay dấu gạch ngang.
Ngoài ra, các ba mẹ có thể mua bảng chữ cái dạng xốp để dạy bé viết tốt hơn vì trong bộ bảng chữ cái sẽ bao gồm các dấu câu cơ bản trong tiếng Việt.
Một số bài tập luyện viết chính tả lớp 3 để bé luyện tập
Để gia tăng hiệu quả viết đúng chính tả của bé lớp 3, dưới đây là một số bài tập để bố mẹ có thể cho bé luyện tập, thực hành:
Xem thêm: Các loại bảng chữ cái tiếng Việt nam châm mà ba mẹ nên biết
Bài viết đã mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt hơn về phương pháp dạy trẻ viết chính tả lớp 3. Thông qua đó, ba mẹ có thể dễ dàng dạy trẻ học mà không cần đắn đo, lo lắng cho quá trình tập viết của bé. Mong rằng bạn đã có thể lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất cho bé yêu của mình nhé.