zalo
Hướng dẫn cách phát âm chữ â trong tiếng Việt chi tiết
Học tiếng việt

Hướng dẫn cách phát âm chữ â trong tiếng Việt chi tiết

Hoàng Hà
Hoàng Hà

07/04/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách phát âm chữ â trong tiếng Việt nếu không đúng sẽ gây ảnh hưởng tới nghĩa của câu, cũng như khiến người nghe không hiểu. Vậy nên, để có thể phát âm chữ cái này chuẩn hơn ngay từ đầu, hãy cùng tham khảo hướng dẫn của Monkey sau đây.

Đặc điểm âm â trong bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái, được chia thành các nguyên âm, phụ âm và bán nguyên âm. Cụ thể:

Các nguyên âm trong tiếng Việt:

  • 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư. Bởi vì chữ i và y có phát âm giống nhau nên sẽ giảm đi 1 nguyên âm so với chữ viết.
  • 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ

Hệ thống phụ âm trong tiếng Việt:

  • Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

  • Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng,

Dựa vào đó, chúng ta có thể thấy được chữ “â” là một trong những nguyên âm đơn trong tiếng Việt, nó được đại diện cho nguyên âm a nhưng có dấu mũ phía trên để nhận biết và sử dụng.

Đồng thời, “â” đây là một chữ cái đặc biệt trong tiếng Việt mà hầu như các ngôn ngữ khác trên thế giới không có. Nên việc phát âm cũng cần phải chính xác để tránh bị nhầm lẫn.

Hệ thống bảng chữ cái tiếng việt chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách phát âm chữ â trong tiếng Việt đúng chuẩn

Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, chúng ta có thể thấy được rằng mỗi chữ cái đều sẽ có những cách phát âm riêng. Không giống như tiếng Anh, một chữ cái khi phát âm sẽ có nhiều biến thể riêng, như âm “i” có thể phát âm thành /i/, /i:/, /ai/, /ɜː/… nhưng trong tiếng Việt âm i vẫn được đọc là i dù cho kết hợp với chữ khác cũng không bị thay đổi.

Đối với cách phát âm chữ “â” trong tiếng Việt, khẩu hình miệng mở vừa phải, hơi bè lưỡi hơi thụt vào trong so với hàm răng dưới, phần giữa lưỡi cong lên. Đồng thời bật hơi từ họng lên khoang miệng ra không quá mạnh, không kéo hơi dài để phát ra âm thanh là “ớ”.  Đặc biệt, chữ â trong tiếng Việt khi phát âm sẽ có độ thanh cao hơn so với chữ a, hơi gằn giọng.

Cách phát âm chữ â đúng chuẩn không bị ngọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý quan trọng cách phát âm â trong tiếng Việt

Để có thể phát âm tiếng Việt nói chung, chữ â nói riêng đúng chuẩn, mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, phân tiết

Tiếng Việt được biết đến là ngôn ngữ đơn âm, phân tiết. Có nghĩa là các chữ cái trong một từ khi phát âm sẽ có sự tách rời nhau, hay có một vài âm tiết khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành từ mới, từ đó tạo thành câu mới…

Vậy nên, để luyện phát âm tiếng Việt đúng chuẩn, mọi người cần phải đảm bảo phát âm từng âm tiết cho đến nguyên âm, phụ âm, thanh điệu chính xác. Ví dụ với chữ “â” trong từ “gấc”, các em cần phải đánh vần rõ, chính xác từng âm tiết và thanh điệu của nó là “g + â + dấu sắc + c”.

Cách phát âm â trong tiếng Việt khi có thanh điệu

Khi học tiếng Việt, để phát âm chuẩn thì mọi người cần phải chú ý đến thanh điệu đi kèm, nếu không sẽ dễ dẫn tới việc phát âm sai nghĩa, sai chính tả.

Cụ thể, với nguyên âm â khi có thêm sự kết hợp của thanh điệu sẽ là:

  • Sắc: “â” trong từ “con gấu”

  • Huyền: “ầ” trong từ “quả bầu”

  • Ngã: “ẫ” trong từ “suy ngẫm”

  • Nặng: “ậ” trong từ “ập đến”

  • Hỏi: “ẩ” trong từ “ẩm thực”

  • Không: “â” trong từ “âm tiết”

Chú ý kết hợp các thanh điệu việc phát âm sẽ có sự thay đổi. (Ảnh; Sưu tầm internet)

Cách phát âm chữ â trong tiếng Việt giữa các vùng miền

Nước ta chia thành  miền Bắc – Trung – Nam, nên mỗi miền thường có cách phát âm từng từ sẽ có sự đặc biệt riêng. Chẳng hạn, ở miền Bắc phát âm chữ â thường chuẩn nhất vẫn đọc là “ớ”, nhưng khi sang miền Trung chữ â khi phát âm sẽ có phần nặng hơn, khi âm “ớ” bật ra sẽ kéo dài và có chút gằn giọng hơn, còn ở miền Nam thì giọng đọc trong trẻo, chữ â khi phát âm sẽ nhẹ, nhanh và thanh thoát hơn ở các miền khác.

Vậy nên, với người nước ngoài khi luyện phát âm tiếng Việt hay các bé tập nói thì việc học phát âm theo ngôn ngữ giọng Bắc là chuẩn nhất.

Xây dựng nền tảng tiếng Việt, phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ nhỏ cùng Vmonkey

Vmonkey được biết đến là ứng dụng học tiếng Việt trực tuyến dành cho trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học số 1 tại Việt Nam. Với ứng dụng này có chức năng hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Việt theo chuẩn chương trình GDPT mới nhất của Bộ, giúp trẻ dễ dàng làm quen và xây dựng được nền tảng tiếng Việt từ nhỏ hiệu quả nhất.

Với Vmonkey sẽ thiết lập các nội dung bài học thông qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi tương tác để hỗ trợ bé học đánh vần và phát âm chuẩn hơn, nhanh hơn trước khi bước vào ghế nhà trường. Đồng thời, Vmonkey thông qua việc đọc và nghe truyện kết hợp trò chơi sẽ hỗ trợ trẻ nhanh chóng làm quen và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.

Học tiếng Việt theo nhiều phương pháp cùng Vmonkey. (Ảnh: Monkey)

Đặc biệt, ứng dụng mang tới hệ thống 750+ truyện, 350+ sách nói xoay quanh 10 chủ đề thân thuộc với trẻ, tất cả được chia thành nhiều cấp độ để phụ huynh dễ dàng lựa chọn bài học phù hợp nhất với năng lực của trẻ. Đồng thời, mỗi câu chuyện các bé có thể ấn, chạm, lật mở trang, nghe, đọc, xem hình động… để giúp bé phát huy khả năng nhận biết, sáng tạo và hoạt ngôn hơn.

Ngoài ra, môn tiếng Việt theo chương trình GDPT mới hiện nay có nhiều nội dung đòi hỏi học sinh phải thực hành nhiều hơn, biết cách vận dụng vào đời sống. Chính vì vậy, Vmonkey cung cấp bài học ứng dụng với thực tiễn cao nhất để còn tiếp cận với ngôn ngữ này một cách tự nhiên, hứng thú nhất.

Đảm bảo, trong quá trình học cùng Vmonkey các bé có thể:

  • Đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.

  • Đặt câu chuẩn ngữ pháp.

  • Con không bị nói ngọng, bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền.

  • Viết đúng chính tả.

  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói.

  • Tăng khả năng Đọc – Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện.

  • Từ vựng phong phú, diễn đạt linh hoạt nhờ kho truyện, sách nói đồ sộ.

  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc.

  • Xây dựng nhân cách và đạo đức cho trẻ qua những câu chuyện giá trị giàu tính giáo dục, nhân văn.

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về Vmonkey qua video sau:

 

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách phát âm chữ â trong tiếng Việt để mọi người có thể tham khảo thêm. Bởi vì việc phát âm chính xác ngay từ đầu sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ nói ngọn, nói và viết sai chính tả, nên phụ huynh cần tìm hiểu để hướng dẫn con học chính xác hơn nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!