zalo
Chi tiết cách tính diện tích hình bình hành lớp 4 và bài tập có lời giải
Học toán

Chi tiết cách tính diện tích hình bình hành lớp 4 và bài tập có lời giải

Ngân Hà
Ngân Hà

09/07/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong chương trình toán học phổ thông hiện nay, công thức tính diện tích hình bình hành được sử dụng thường xuyên trong các bài tập ở lớp 4. Đến với bài viết này, Monkey sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các kiến thức cần biết về cách tính diện tích hình bình hành lớp 4 và những dạng bài tập thường gặp. Hãy tham khảo ngay nhé!

Ôn tập kiến thức về hình bình hành lớp 4

Trước khi tiếp xúc với công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4, bạn cần phải ôn tập các kiến thức cơ bản về hình bình hành, như: định nghĩa và tính chất, ngay dưới đây.

Định nghĩa về hình bình hành

Hình bình hành là một hình tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, như hình minh họa.

Hình bình hành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tính chất của hình bình hành

Một hình bình hành cơ bản sẽ có 3 tính chất sau:

  • Các cặp cạnh đối nhau là những cặp đoạn thẳng song song và bằng nhau.

  • Tương tự, các góc đối nhau sẽ bằng nhau trong một hình bình hành.

  • Trong một hình bình hành, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4

Diện tích hình bình hành toán lớp 4 là gì? Diện tích hình bình hành là vùng mặt phẳng bên trong được giới hạn bởi các cạnh của hình bình hành. Diện tích hình bình hành bằng độ dày đáy nhân với chiều cao, có công thức tính:

S = a.h

Trong đó:

  • S: diện tích hình bình hành

  • a: cạnh đáy của hình bình hành (là một cạnh bất kỳ được chọn)

  • h: chiều cao của hình bình hành (là chiều dài của một đoạn thẳng nối từ một đỉnh đến cạnh đáy)

Ví dụ: 

Nếu độ dài cạnh của hình bình hành là 10 cm và chiều cao tương ứng là 3 cm, ta có:

S = 10 cm x 3 cm = 30 cm2

Do đó, diện tích của hình bình hành đó là 30 cm2.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Bên cạnh diện tích, học sinh cũng cần phải ghi nhớ công thức tính chu vi hình bình hành, như sau:

C = (a + b) x 2

Trong đó:

  • C: chu vi của hình bình hành

  • a, b: lần lượt là hai cạnh (không đối nhau) của hình bình hành

Ví dụ: 

Nếu ta có một hình bình hành có hai cạnh lần lượt đo là 10 cm và 3 cm, ta có thể tính chu vi như sau:

C = (10 + 3) x 2 = 26 cm

Do đó, chu vi của hình bình hành đó là 26 cm.

Các dạng bài tập về diện tích hình bình hành toán lớp 4

Trong chương trình toán học, có tổng cộng 3 dạng bài tập về diện tích hình bình hành toán lớp 4 thường gặp như sau.

Dạng 1: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4: S = a.h là có kết quả.

Ví dụ: Có một hình bình hành với độ dài đáy là 6 cm và chiều cao là 8 cm. Tính diện tích?

S = a.h = 6 cm x 8 cm = 48 cm2

Vậy diện tích của hình bình hành đó là 48 cm2.

Tính diện tích hình bình hành lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao

Để tính độ dài đáy của hình bình hành, bạn có thể sử dụng công thức sau: a = S/h.

Ví dụ: Có một hình bình hành có diện tích là 60 cm2 và chiều cao là 12 cm. Tính độ dài đáy?

a = S/h = 60 cm2 / 12 cm = 5 cm

Vậy độ dài đáy của hình bình hành trên là 5 cm.

Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy

Để tính chiều cao của hình bình hành, bạn có thể sử dụng công thức sau: h = S/a.

Ví dụ: Có một hình bình hành có diện tích là 75 cm2 và độ dài đáy là 15 cm.

h = S/a = 75 cm2 / 15 cm = 5 cm

Vậy chiều cao của hình bình hành trên là 5 cm.

Giải bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trang 104 SGK

Dưới đây là chi tiết cách giải và đáp án của các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 mà bạn có thể tham khảo.

Bài 1, trang 104, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài: Tính diện tích mỗi hình bình hành dưới đây

Đáp án:

(Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4: S = a.h, cho tất cả các hình.)

  1. Hình bình hành bên trái có diện tích là: 9 × 5 = 45 (cm2)
  2. Hình bình hành ở giữa có diện tích là: 13 × 4 = 52 (cm2)
  3. Hình bình hành bên phải có diện tích là: 7 x 9 = 63 (cm2)

Bài 2, trang 104, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài: Tính diện tích của

a. Hình chữ nhật

b. Hình bình hành

Đáp án:

(Diện tích của hình chữ nhật tính bằng công thức S = a.b; Diện tích của hình bình hành tính bằng công thức S = a.h)

a. Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 5 = 50 (cm2)

b. Diện tích hình bình hành là: 10 x 5 = 50 cm2

Bài 3, trang 104, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài: Tính diện tích hình bình hành, biết

a. Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.

b. Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Đáp án:

(Bạn cần phải đổi đơn vị đo của cạnh đáy và chiều cao sao cho khớp nhau, rồi tiếp tục áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành.)

a) Đổi 4dm = 40 cm

Diện tích hình bình hành là:

40 x 34 = 1360 (cm2)

b) Đổi 4m= 40 dm

Diện tích hình bình hành là :

40 x 13 = 520 (dm2)

Xem thêm:

  1. Monkey Math - Ứng dụng học toán bằng tiếng Anh số 1 cho trẻ mầm non & tiểu học
  2. Lý thuyết và bài tập hình bình hành lớp 4 (từ cơ bản đến nâng cao)

Một số bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 (có đáp án)

Bài tập 1: Hình bình hành ABCD có độ dài đáy AB là 5 cm và chiều cao là 3 cm. Hãy tính diện tích của hình bình hành này.

Đáp án:

S = a.h = 5 cm x 3 cm = 15 cm2

Bài tập 2: Hình bình hành MNPQ có diện tích là 36 cm2 và độ dài đáy MN là 9 cm. Hãy tính chiều cao của hình bình hành này.

Đáp án:

h = S/a = 36 cm2 / 9 cm = 4 cm

Bài tập 3: Hình bình hành XYZT có diện tích là 42 cm2 và chiều cao là 6 cm. Hãy tính độ dài đáy của hình bình hành này.

Đáp án:

a = S/h = 42 cm2 / 6 cm = 7 cm

Bài tập 4: Hình bình hành PQRW có diện tích là 63 cm2 và độ dài đáy PQ là 9 cm. Hãy tính chiều cao của hình bình hành này.

Đáp án:

h =S/a = 63 cm2 / 9 cm = 7 cm

Bài tập 5: Hình bình hành ABCD có chiều cao là 8 cm và diện tích là 32 cm2. Hãy tính độ dài đáy của hình bình hành này.

Đáp án:

a = S/h = 32 cm2 / 8 cm = 4 cm

Tính diện tích hình bình hành lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng, sau khi xem xong những bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 kể trên sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức về loại hình học cơ bản này. Hãy xem tiếp các bài viết hữu ích khác về toán học của Monkey TẠI ĐÂY.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!