zalo
Quy tắc hóa trị là gì? Vận dụng quy tắc hóa trị như thế nào?
Kiến thức cơ bản

Quy tắc hóa trị là gì? Vận dụng quy tắc hóa trị như thế nào?

Đào Vân
Đào Vân

05/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau và hóa trị chính là con số được dùng để biểu thị khả năng đó. Biết áp dụng quy tắc hóa trị, chúng ta có thể dễ dàng tính hóa trị của một nguyên tố hay lập công thức hóa học của hợp chất. Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Quy tắc hóa trị là gì?

Trước khi tìm hiểu cụ thể định nghĩa quy tắc hóa trị là gì ta cần hiểu chính xác hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào. Thực tế, hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị. Có những nguyên tố có một hóa trị nhưng cũng có những nguyên tố có nhiều giá trị hóa trị khác nhau.

Như vậy, một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hidro thì ta nói nguyên tố đó có bấy nhiêu hóa trị. Ví dụ với công thức hóa học NH3 (ammoniac) thì N (nito) có hóa trị là III.

Hóa trị là nội dung quan trọng trong chương trình môn Hóa. (Ảnh: Shutterstock.com)

Dựa vào nội dung Sách giáo khoa Hóa học 8 (NXB Giáo dục Việt Nam) ta có thể nêu quy tắc hóa trị hay phát biểu quy tắc hóa trị viết biểu thức như sau:

Ví dụ:

  • Với công thức hóa học HCl: x x a = b x y = 1
  • Với công thức hóa học NH3: x x a = y x b = 3

Bảng hóa trị của một số nguyên tố hóa học phổ biến

Dưới đây là bảng hóa trị của một số nguyên tố hóa học phổ biến để các em tham khảo:

Quy tắc hóa trị được vận dụng để làm gì?

Hiểu về quy tắc hóa trị, bạn có thể dễ dàng vận dụng để tính hóa trị của một nguyên tố hay lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị. Cụ thể:

Vận dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của một nguyên tố

Như chúng ta đã biết theo quy tắc hóa trị, x x a = y x b. Từ công thức này ta có thể dễ dàng tính được a (hoặc b) khi biết a, y, và b (hoặc a).

Vận dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của một nguyên tố hoặc lập CTHH. (Ảnh: Shutterstock.com)

Ví dụ vận dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của một nguyên tố:

Hỏi: Tính hóa trị của nhôm trong hợp chất nhôm oxit (Al2O3) biết oxi có hóa trị II.

Trả lời: Gọi hóa trị của nhôm (Al) cần tìm là a. Theo công thức hóa trị ta có: a x 2 = 3 x II => a = III.

Kết luận: Hóa trị của nhôm cần tìm là III.

Áp dụng quy tắc hóa trị để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

Cũng theo quy tắc hóa trị, khi biết a và b (hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất) ta sẽ dễ dàng tìm được x  và y để lập công thức hóa học chính xác.

x x a = y x b => x/y = b/a = b’/a’

Lấy x = b hay b’; y = a hay a’ (nếu a’ và b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b).

Ví dụ 1: Lập công thức hóa hóa học của hợp chất được tạo bởi magie (Mg) có hóa trị là II và oxi (O) cũng có hóa trị II.

Ta có công thức chung dạng: MgxOy.

Theo quy tắc hóa trị ta có: x x II = II x y chuyển tỷ lệ ta được: x/y=II/II=1/1.

Như vậy ta được x =1 và y =1 => Công thức hóa học cần tìm là MgO.

Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo thành bởi natri (Na) hóa trị I và nhóm (CO3) hóa trị II.

Ta có công thức chung dạng: Nax(CO3)y.

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x x I = y x II. Chuyển tỷ lệ thành: x/y = II/I = 2/1.

Như vậy, công thức hóa học cần tìm là: Na2CO3.

XÂY DỰNG NỀN TẢNG TOÁN HỌC, PHÁT TRIỂN TƯ DUY NĂNG LỰC HỌC TOÁN VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ CÙNG VỚI MONKEY MATH CHỈ VỚI 2K/NGÀY.

 

Các dạng bài tập ôn tập kiến thức về quy tắc hóa trị

Sau khi đã nắm vững lý thuyết về quy tắc hóa trị, chúng ta cần vận dụng để làm bài tập thực hành. Một số bài tập Monkey sưu tầm trong Sách giáo khoa Hóa học 8, sách Bài tập Hóa học 8 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cùng một số sách bổ trợ khác dưới đây sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.

Vận dụng lý thuyết để làm bài tập giúp bạn nhớ bài nhanh hơn. (Ảnh: Shutterstock.com)

Dạng 1: Lý thuyết bài học quy tắc hóa trị

1/ Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm thí dụ.

2/ Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Gợi ý đáp án:

1/ Quy tắc hóa trị đối với hợp chất chứa hai nguyên tố: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”

2/ Theo quy tắc hóa trị ta thấy tích hóa trị của K và chỉ số nguyên tố K bằng tích của nhóm (SO4) và chỉ số của nó (I x 2 = II x 1) vì vậy công thức hóa học K2SO4 là công thức hóa học đúng.

Dạng 2: Tính hóa trị của một nguyên tố

1/ Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I:

ZnCl2, CuCl, AlCl3.

2/ Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Gợi ý đáp án:

1/ Xác định hóa trị các nguyên tố kết hợp với Cl:

  • Với hợp chất ZnCl2, gọi a là hóa trị của Zn

Vì Cl có hóa trị I nên theo quy tắc hóa trị ta có: a x 1 = I x 2 => a = 2. Kết luận Zn (kẽm) có hóa trị là II.

  • Với hợp chất CuCl, gọi a là hóa trị của nguyên tố Cu

Ta có: a x 1 = I x 1 => a = I. Kết luận trong hợp chất CuCl, Cu có hóa trị I.

  • Với hợp chất AlCl3, gọi a là hóa trị của Al

Ta có: a x 1 = I x 3 => a = III. Kết luận: Al có hóa trị là III.

2/ Gọi hóa trị của Sắt (Fe) cần tìm trong hợp chất FeSO4 là a. Hóa trị của nhóm (SO4) được xác định là II.

Theo quy tắc hóa trị ta có: a x 1 = II x 1 => a = II. Kết luận Fe có hóa trị là II.

Dạng 3: Tìm công thức hóa học viết đúng

Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Gợi ý đáp án:

  • Những công thức hóa học viết sai là: MgCl, KO, NaCO3;
  • Sửa lại cho đúng: MgCl2, K2O, Na2CO3.

Dạng 4: Tìm hóa trị của một nguyên tố và chọn công thức hóa học đúng

1/ Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 (trang 42, 43 Sách giáo khoa Hóa học 8).

2/ Hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây:

A. BaPO4             B. Ba2PO4            C. Ba3PO4             D. Ba3(PO4)2

Gợi ý đáp án:

1/ Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III

2/ Gọi công thức hóa học là: Bax(PO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x x II = III x y => x/y = III/II = 3/2. Vì vậy: x = 3; y = 2.

Kết luận: Công thức hóa học cần tìm là Ba3(PO4)2. Đáp án đúng là D.

Bài tập quy tắc hóa trị lớp 8 để học sinh tự luyện

Câu 1Hoá trị của Al trong các hợp chất AlCl3 (biết Cl có hoá trị I) là

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 2: Xđ hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây, biết trong các hợp chất H có hóa trị I còn O có hóa trị II. 

a/ KH, H2S, CH4 

b/ FeO, Ag2O, SiO2

A. a/ KI, SII, CIV b) FeII, AgII, SiIV

B. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgII, SiIV

C. a/ KI, SII ,CIV b) FeII, AgI, SiIV

D. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgI, SiIV

Câu 3: Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất FeCl2 là: (Biết Cl có hóa trị I)

A. a/ KI, SII, CIV b) FeII, AgII, SiIV

B. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgII, SiIV

C. a/ KI, SII ,CIV b) FeII, AgI, SiIV

D. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgI, SiIV

Câu 4 : Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4 là

A. BaPO4

B. Ba2PO4

C. Ba3PO4

D. Ba3(PO4)

Câu 5: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là

A. I

B. III

C. II

D. IV

Câu 6: Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3

A. Hóa trị II

B. Hóa trị I

C. Hóa III

D. Hóa trị IV

Câu 7: Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hợp chất của X với nhóm SO4 (II) là

A. XSO4

B. X(SO4)3

C. X2(SO4)3

D. X3SO4

Câu 8: Lập CTHH và tính PTK của  các hợp chất gồm: 

a/ Fe (III) và nhóm OH 

b/  Zn  (II) và nhóm PO4 (III)

A. a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC        

B. a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 365 đvC

C. a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 375 đvC

D. a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC

Câu 9: Biết S có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong các công thức sau:

A. S2O2

B. S2O3

C. SO2

D. SO3

Câu 10: CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.

A. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS

  Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3.

B. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2,

 Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3,

C.Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2,

 Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3.

D. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3

 Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4

Trên đây là những kiến thức bài học quy tắc hóa trị cũng những bài tập thực hành Monkey tổng hợp để bạn đọc dễ dàng ôn tập. Các bạn đừng quên đón đọc website thường xuyên để tìm kiếm thêm nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh các môn học của mình nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!