zalo
Tư vấn: Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?
Chuẩn bị mang thai

Tư vấn: Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

11/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh đái tháo đường do thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt. Vì thế rất nhiều người có cùng câu hỏi “Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không”. Để tìm ra câu trả lời chính xác, mời bạn đọc bài viết dưới đây của Monkey.

Bệnh tiểu đường là gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về bệnh lý này. Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng rối loạn đường huyết dẫn đến lượng glucose trong cơ thể tăng cao. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hoá và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Tổng quan về căn bệnh tiểu đường. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, bệnh tiểu đường  được chia thành 3 loại chính:

  • Tiểu đường tuýp 1: Là chứng rối loạn miễn dịch do các yếu tố bên ngoài tấn công vào cơ thể gây thiếu insulin và tăng đường huyết. Người bị tiểu đường tuýp thường là trẻ nhỏ, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên.

  • Tiểu đường tuýp 2: Đây là loại phổ biến nhất, có đến 90-95% bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Lối sống và thói quen sinh hoạt là nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển của bệnh.

  • Tiểu đường thai kỳ: Đây là loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh này thường tự khỏi sau khi chuyển dạ.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây nên tình trạng tiểu đường. Bạn có thể đọc chi tiết qua nội dung dưới đây.

Thói quen ăn uống

Không ăn uống đúng giờ giấc, đặc biệt là thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 rất cao.

Nguyên nhân là buổi sáng cơ thể sẽ tiêu hao nhiều insulin nhất, tuy nhiên lại không được nạp dinh dưỡng để sản sinh insulin. Điều này làm cho cơ thể rối loạn và khi bạn nạp thức ăn vào làm cho đường huyết tăng đột ngột, gây ra bệnh tiểu đường. 

Thường xuyên ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, nội tạng động vật, đồ không rõ nguồn gốc,... cũng là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường. 

Ngủ không đủ giấc

Người bệnh ngủ không đủ giấc. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người ngủ 5 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần so với người ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng. Thiếu ngủ sẽ làm cho đồng hồ sinh học bị rối loạn, dẫn tới sản sinh hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose.

Không vận động thường xuyên

Khi bạn nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể mà không vận động để đốt mỡ thừa dẫn tới một loạt các hệ lụy liên quan như: béo phì, chậm quá trình trao đổi chất, huyết áp cao,... Đây là những nguyên nhân chính là suy giảm chức năng tuyến tuỵ và tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.

Cơ thể thiếu Vitamin D

Vitamin D có vai trò ổn định đường glucose có trong máu. Vì thế khi cơ thể không cung cấp đủ Vitamin D sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như là: cá hồi, ngũ cốc, hoa quả,...

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường gây nhiều di chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, bạn cần phải nắm bắt được những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này để có phương pháp điều trị sớm nhất có thể.

Khát nước và đi tiểu nhiều lần

Nguyên nhân người bệnh liên tục khát nước là do lượng đường trong máu quá cao dẫn đến hao hụt nước và cơ thể cần bổ sung ngay tức thì. Đồng thời, uống quá nhiều nước thì cơ thể cũng tiểu nhiều hơn. Người bị tiểu đường có thể đi tiểu nhiều gấp 2 lần so với người bình thường.

Thường xuyên đói

Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong thức ăn sẽ không được đưa tới các tế bào để phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể mà bị ứ đọng ở trong máu. Đây là nguyên nhân khiến cho người bệnh dù ăn bao nhiêu cũng thấy đói. Biểu hiện này là một trong những triệu chứng rất đặc trưng mà bạn cần lưu ý.

Mắt mờ

Triệu chứng của bệnh tiểu đường. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Giảm thị lực không chỉ vì bị cận mà còn đó rất nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó có tiểu đường. Lượng glucose quá cao làm cho chức năng thị lực giảm sút, xuất huyết hoặc phù nề ở hoàng điểm làm cho mắt mờ hơn.

Tê bì chân tay hoặc cảm giác đau nhức

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu ngón tay, ngón chân mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đang mắc tiểu đường tuýp 2. Các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng khi lượng đường quá cao.

Da sạm, sẫm màu

Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của tiểu đường. Nguyên  nhân gây ra những vùng da sạm là cơ thể chống lại insulin, một loại chất giúp cân bằng nội tiết giữ các tế bào. Nếu cơ thể có biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Mặc dù căn bệnh tiểu đường phổ biến nhưng không phải ai cũng gặp phải bệnh lý này. Dưới đây là top 6 những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Người có bệnh mỡ máu.

  • Người mắc hội chứng kháng insulin

  • Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai.

  • Phụ nữ sau khi sinh.

Phụ nữ bị tiểu đường có mang thai được không?

Vấn đề về tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không luôn là chủ đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Câu trả lời là có, mẹ bị tiểu đường hoàn toàn có thể mang thai vì căn bệnh này không ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản ở phụ nữ.

Tuy nhiên, đường huyết tăng quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển khoẻ mạnh của con. Những rủi ro mà căn bệnh này mang lại thường rất khó để có thể kiểm soát.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe thai phụ

Mẹ bầu có nguy cơ gặp phải các di chứng sau nếu bị đái tháo đường trong thời gian mang thai:

  • Nguy cơ cao bị sảy thai hoặc thai lưu.

  • Tăng huyết áp.

  • Nguy cơ bị tiền sản giật.

  • Phải sinh mổ khi chuyển dạ.

  • Tăng khả năng bị tiểu đường sau sinh.

  • Nguy cơ sinh non cao.

  • Khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến mẹ bầu. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe thai nhi

Không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của thai nhi. Cụ thể:

  • Trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.

  • Bệnh đa hồng cầu ở trẻ.

  • Trẻ bị suy tim.

  • Bệnh vàng da sau sinh.

  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường.

  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Như vậy, câu hỏi “bệnh tiểu đường có con được không” là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc kỹ và hiểu được tình trạng của bệnh trước khi mang thai để tránh được những hậu quả không mong muốn nguy hiểm đến sức khoẻ.

Xem thêm:

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì khi mang thai?

Mang thai là một việc quan trọng và vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy, chị em cần tuân thủ nhiều quy tắc trong thời gian thai kỳ để duy trì sức khỏe, đặc biệt là với mẹ bầu đang mang bệnh tiểu đường.

Điều kiện để mang thai khi mắc bệnh tiểu đường

Nếu chị em có thể kiểm soát được bệnh tốt và đáp ứng đủ những điều kiện dưới đây thì hoàn toàn có thể mang thai và sinh con như người bình thường.

Kiểm soát đường huyết

Phụ nữ bị đái tháo đường nếu muốn mang thai thì điều quan trọng nhất phải đi thăm khám bác sĩ để biết được chỉ số đường huyết. Nếu kết quả HbA1c<7% thì bệnh tiểu đường ở mức nhẹ, chị em có thể mang thai.

Kiểm soát đường huyết. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Nếu mức đường huyết ở khoảng 8-10.3% mà chị em vẫn cố tình mang thai sẽ gây ra nguy hiểm đối với thai nhi. Con sinh ra nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh hoặc những bất thường khác khó có thể can thiệp được.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Phụ nữ cần thực hiện thêm xét nghiệm liên quan đến nhãn khoa trước khi mang thai. Người bệnh không bị võng mạc nhãn khoa là điều kiện lý tưởng nhất để mang thai. Trường hợp mắc phải tình trạng này nhưng nằm trong khả năng kiểm soát thì vẫn có thể sinh con.

Bệnh thận tiểu đường

Xét nghiệm thận tiểu đường sẽ giúp thai phụ tránh được các biên chứng như: sinh non, phôi thai có vấn đề, trẻ bị dị tật,... Cuộc xét nghiệm này chỉ áp dụng cho những chị em trong thời gian chuyển từ thận tiểu đường giai đoạn 1 sang giai đoạn 2.

Lưu ý sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai

Quá trình điều trị bệnh tiểu đường sẽ lâu và khó khăn hơn rất nhiều so với những chị em đang trong thời kỳ mang thai. Lý do là không phải loại thuốc điều trị tiểu đường nào thai phụ cũng có thể dùng. Vì thế chị em cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc. (Ánh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ:

  • Sử dụng thuốc phù hợp: Để giảm nguy cơ gặp phải những di chứng tiểu đường, thai phụ nên chuyển thuốc điều trị tiểu đường bằng insulin để an toàn hơn. 

  • Chú ý những loại thuốc điều trị tiểu đường được kê trước khi mang thai: Bệnh nhân bị tiểu đường thường được khuyên dùng ACE để ứng chế hàm lượng glucose. Tuy nhiên ACE lại gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Vì thế thai phụ cần tái khám để có thuốc điều trị phù hợp.

Phương pháp tầm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Dưới đây là những phương pháp đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, giúp thai phụ kiểm soát được tiểu đường hiệu quả:

Chế độ dinh dưỡng

Chị em cần ăn đủ các các nhóm chất dinh dưỡng để phục vụ tốt cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu lượng đường tăng quá cao, bạn có thể chọn các thực phẩm ít calo như: gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc. Đồng thời, bổ sung thật nhiều rau xanh chứa chất xơ.

Vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hao năng lượng và đảo thải chất độc ra khỏi cơ thể. Chị em nên chọn các bài tập vừa sức của mình và tranh những động tác ảnh hưởng tới bụng và cơ bụng.

Kiểm tra định kỳ

Bạn cần tuân thủ theo lịch tái khám của bác sĩ được ra. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai nên đi khám thường xuyên hơn. Bởi vì đây là giai đoạn lượng glucose trong máu tăng cao và nhanh nhất.

Kiểm soát cân nặng

Phụ nữ đang mang thai chắc chắn sẽ tăng cân, tuy nhiên chỉ nên tăng ở mức độ vừa phải. Nếu cân nặng tăng đột ngột và không kiểm soát được sẽ rất dễ khiến cho bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn. Ngoài ra, mẹ bầu rất khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Như vậy, bài viết này đã giải quyết được câu hỏi “Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?”. Đồng thời, Monkey cũng cung cấp những thông tin cần thiết để mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Chúc chị em thành công!

Diabetes and pregnancy - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/existing-health-conditions/diabetes/

Type 1 Diabetes and Pregnancy - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/type-1-and-pregnancyDiabetes Mellitus in Pregnancy

Diabetes Mellitus in Pregnancy - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.msdmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/pregnancy-complicated-by-disease/diabetes-mellitus-in-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!