zalo
Người bị thận đa nang có mang thai được không? Điều trị bệnh bằng cách nào?
Chuẩn bị mang thai

Người bị thận đa nang có mang thai được không? Điều trị bệnh bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

12/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thận đa nang là bệnh lý di truyền, gây ra bởi sự rối loạn gen. Vậy căn bệnh này có ảnh hưởng như thế nào? Người bị thận đa nang có mang thai được không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Bị thận đa nang có mang thai được không?

Bệnh thận đa nang là một dạng rối loạn gen di truyền, khiến nhu mô thận hình thành nên nhiều nang. Bên trong các khối đa nang này chứa nhiều chất dịch lỏng. Tuy hầu hết các nang thận đều lành tính nhưng theo thời gian, các khối nang sẽ tăng kích thước gây suy giảm chức năng thận.

Bệnh nhân bị thận đa nang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, các khối u nang còn có thể phát triển tại nhiều bộ phận khác trên cơ thể như gan, tụy,... Từ đó gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Đa nang ở thận được chia thành 2 loại gồm: 

  • Bệnh thận đa nang do gen trội trên nhiễm sắc thể thường (ADPKD): Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn, độ tuổi từ 30-40. Người mắc ADPKD sẽ xuất hiện nhiều nang ở hai bên thận, làm thận sưng to và có nguy cơ cao bị suy thận. Trường hợp bố hoặc mẹ bị thận đa nang do gen trội thì trẻ sinh ra 50% có nguy cơ cũng bị di truyền.

  • Bệnh thận đa nang do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường (ARPKD): Trường hợp mắc bệnh thận đa nang do gen lặn không thường xuyên gặp. Bởi cả bố và mẹ đều có gen bất thường thì mới có 25% khả năng di truyền sang con. Người bị ARPKD thường sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh ngay từ khi sinh ra, một số trường hợp xuất hiện khi còn nhỏ hoặc tuổi thiếu niên.

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân bị thận đa nang vẫn có khả năng mang thai, con sinh ra khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, khả năng thụ thai còn tùy thuộc vào tiên lượng của thận, chức năng thận càng suy giảm kéo theo tỉ lệ sinh con càng thấp.

Phụ nữ mang thai bị bệnh thận đa nang cũng cần lưu ý vì có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ. Tình trạng của bệnh nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, sự phát triển và những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ cũng có những tác động tiêu cực đến thận.

Ảnh hưởng của bệnh thận đa nang đến thai kỳ

Khi mang thai, phụ nữ mắc bệnh thận đa nang có nguy cơ bị huyết áp cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiền sản giật, đe dọa tính mạng của cả sản phụ và thai nhi vì lượng máu cung cấp đến nhau thai không đủ. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, thiếu tháng, sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lý sau sinh,...

Đau bụng do thận đa nang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 40% phụ nữ mang thai bị thận đa nang và huyết áp cao phải đối mặt với tình trạng tiền sản giật. Vấn đề này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy mẹ bầu bị thận đa nang cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe sát sao trong suốt thai kỳ.

Một số dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật như:

  • Bàn tay, bàn chân hoặc mặt sưng bất thường

  • Dạ dày đau đột ngột, nôn ọe

  • Vùng dưới xương sườn đau dữ dội

  • Đau đầu dữ dội, không có dấu hiệu giảm sau khi uống thuốc giảm đau

  • Gặp các vấn đề về mắt như mắt mờ, có đốm sáng lóe lên,...

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, các mẹ bầu bị thận đa nang tuyệt đối không được chủ quan, cần đến bệnh viện khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ảnh hưởng của thai kỳ đến bệnh thận đa nang

Nếu thận vẫn đang hoạt động tốt thì mang thai không ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng của bệnh thận đa nang. Trong quá trình mang thai, chức năng của thận có thể bị suy giảm nhẹ nhưng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Mang thai có ảnh hưởng đến bệnh thận đa nang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng, thai kỳ có thể khiến chức năng của thận bị hỏng hoàn toàn. Trường hợp mẹ bị huyết áp cao khi mang thai cũng có thể tiếp tục kéo dài ở giai đoạn sau sinh.

Để an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tốt nhất các chị em bị thận đa nang nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai. Nếu tình trạng bệnh không thích hợp để mang thai, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp điều trị, tầm soát bệnh về mức ổn định. Sau khi chức năng của thận hoạt động bình thường, phụ nữ có thể yên tâm mang thai nhưng không được lơ là chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Bệnh nhân thận đa nang có thể xuất hiện triệu chứng gì?

Bệnh thận đa nang thường tiến triển trong âm thầm, rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện một số triệu chứng, làm suy giảm sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì khả năng phát hiện bệnh sớm rất cao, giúp ngăn chặn sự tiến triển bệnh kịp thời.

Thận đa nang khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng của bệnh thận đa nang như: 

  • Huyết áp tăng cao

  • Vùng thắt lưng bị đau nhói, đau âm ỉ

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu

  • Bụng chướng to, xuất hiện khối u cạnh rốn do thận to lên

  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, bị sỏi thận

Những dấu hiệu của bệnh thận đa nang không chỉ khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý phụ nữ. Nỗi lo về bệnh, những khó chịu do các triệu chứng gây ra khiến bệnh nhân mệt mỏi, stress kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả thụ thai.

Vì vậy, ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh kéo dài còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh.

Xem thêm:

Các biến chứng khác của bệnh nhân thận đa nang

Bệnh thận đa nang có thể gây ra nhiều biến chứng khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, bệnh thận đa nang còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh như:

  • Huyết áp cao: Đây là biến chứng rất phổ biến của bệnh thận đa nang. Nếu huyết áp không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình động mạch chủ,...

  • Đau mãn tính: Người bị thận đa nang thường phải đối mặt với những cơn đau ở vùng hông hoặc lưng. Đây cũng là hậu quả do sự tác động của các bệnh lý như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

  • Chức năng thận bị mất vĩnh viễn: Bệnh ngày càng nặng gây ra các vấn đề khác về thận như suy thận, sỏi thận, ung thư thận, làm mất đi khả năng lọc và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Để duy trì sự sống, bệnh nhân sẽ phải tiến hành chạy thận thường xuyên.

  • Ảnh hưởng đến gan: các khối đa nang cũng có nguy cơ phát triển nhiều trong gan và mật độ tăng dần theo tuổi tác của người bệnh. Kích thước khối nang ở bệnh nhân nữ thường cao hơn nam giới do ảnh hưởng của hormone sinh dục.

  • Phình động mạch vành trong não: Tình trạng này có liên quan mật thiết với bệnh thận đa nang. Nếu người bị thận đa nang sẽ có nguy cơ cao bị phình động mạch vành và ngược lại, bệnh nhân phình động mạch vành cũng sẽ bị thận đa nang. Tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến khối phồng động mạch trong não bị vỡ, xuất huyết gây đe dọa đến tính mạng.

  • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thận đa nang dễ bị huyết áp cao, tiền sản giật, suy giảm chức năng thận.

  • Nhiễm khuẩn: Những tổn thương ở thận tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây nhiễm trùng thận.

  • Thiếu máu: Tình trạng này thường xảy ra đối với bệnh nhân ở mức độ nặng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

  • Ngoài ra, thận đa nang còn gây ra một số biến chứng khác như: làm tăng acid uric máu, dị tật tim, thừa đại tràng,...và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Có thể thấy, hàng loạt biến chứng do bệnh thận đa nang gây ra đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh sớm vô cùng cần thiết, đặc biệt với các chị em đang có ý định mang thai.

Phương pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thận đa nang

Chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng bệnh thận đa nang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số biện pháp phòng tránh nguy cơ bị thận đa nang được các bác sĩ khuyến cáo như:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng ít muối, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt

  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không để quá béo hoặc quá gầy

  • Từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt

  • Không sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, có ga,...

  • Rèn luyện thể chất ở mức độ vừa phải, không quá sức tối thiểu 30 phút 1 ngày

  • Trước khi mang thai, bố mẹ cần kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh di truyền để đánh giá nguy cơ lây bệnh cho con, đặc biệt là đối tượng có người thân từng mắc căn bệnh này.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ kiến thức về bệnh thận đa nang. Qua đó Monkey đã giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc bị thận đa nang có mang thai được không?”. Hy vọng các chị em bị bệnh sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nguy cơ biến chứng xảy ra.

Polycystic Kidney Disease - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.kidney.org/atoz/content/polycystic

What Is Polycystic Kidney Disease? - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/polycystic-kidney-disease/what-is-pkd

Polycystic kidney disease (PKD) symptoms, treatments & causes - Ngày truy cập: 11/05/2022

https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/types-kidney-diseases/polycystic-kidney-disease

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!