zalo
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật như thế nào?
Kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật như thế nào?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

01/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ khuyết tật thuộc nhóm rối loạn phát triển. Những đứa trẻ này sẽ bị hạn chế phát triển các kỹ năng sống và nhận thức. Những đứa trẻ này sẽ khó có thể tự thực hiện một số hoạt động sống đơn giản. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật để trẻ có thể hòa hợp với cộng đồng. Monkey sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật trong nội dung sắp tới.

Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật

Trước đây, những đứa trẻ khuyết tật chỉ được nuôi dưỡng ngay tại gia đình. Và mỗi gia đình sẽ có cách chăm sóc cho những đứa trẻ này khác nhau. Những đứa trẻ này không được đến trường vì lý do không tự nhận thức được bản thân đang làm gì. Gia đình đang muốn dạy con nhưng chưa biết những phương pháp rèn luyện kỹ năng nào phù hợp cho trẻ. 

Vì vậy trẻ ngày càng không nhận thức được bản thân mình là ai, những hành động mình đang làm là gì. Vì vậy, hiện nay các chuyên gia giáo dục khuyết tật đã đưa ra được những phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật phù hợp. Nhằm mục đích giáo dục trẻ khuyết tật có thể hòa nhập với cộng đồng. Học sinh khuyết tật cũng có quyền được hưởng các quyền chăm sóc và giáo dục bình đẳng như bao người khác. 

Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật (Ảnh: Sưu tầm internet)

Mặc dù vậy, trẻ khuyết tật lại không thể học được như những trẻ bình thường. Do trẻ bị hạn chế khá nhiều về trí tuệ và nhận thức. Khả năng tự chăm sóc và ứng xử trong cuộc sống cũng khó khăn. Vì vậy, gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và được giáo dục như bình thường. Do đó cần có những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật phù hợp để giáo dục, rèn luyện. Giáo dục phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để trẻ có thể dần thích ứng với các kỹ năng của trẻ bình thường. 

Việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật rất quan trọng vì có thể hỗ trợ phát triển tâm trí, sinh lý cho trẻ. Khiến trẻ có thể hòa hợp được với các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, với mục tiêu xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là những người bị khuyết tật về trí tuệ.

Những kỹ năng sống nào cần dạy cho trẻ khuyết tật

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật là điều vô cùng quan trọng. Trẻ khuyết tật có thể khó khăn trong việc tiếp thu nhưng những kỹ năng sống này rất cần thiết và quan trọng. Những kỹ năng dưới đây tập trung vào việc dạy cho trẻ trên ba khía cạnh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội: 

Kỹ năng tự phục vụ

Những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và tăng cường sự độc lập trong trẻ. Hãy dạy cho trẻ cách tự phục vụ, ý thức được sự quan trọng và vô cùng cần thiết của việc tự phục vụ bản thân. Nếu trẻ tiếp thu được sự tự phục vụ của cá nhân, trẻ sẽ nâng cao được tính độc lập, có ý thức và trách nhiệm với bản thân mình hơn. 

Hướng dẫn kỹ càng các kỹ năng tự phục vụ để khắc phục những hạn chế do khuyết tật gây ra. Những hoạt động trong kỹ năng này tác động trực tiếp về thể chất và tinh thần của trẻ. Giúp trẻ dần nhận thức được những việc mình nên làm để có thể tự phục vụ bản thân tốt hơn. Phương pháp giáo dục này có hiệu quả, trẻ khuyết tật sẽ sớm có ý thức và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng sớm hơn nữa. 

Đối với người thường, các trẻ 3 - 5 tuổi đã giáo dục các kỹ năng sống rất khó. Nhưng các trẻ khuyết tật được giáo dục các kỹ năng sống tự phục vụ còn khó khăn hơn nữa. Bố mẹ hoặc thầy cô hãy nhẫn nại dạy cho trẻ từng ly từng tí, quan sát trẻ. Cuối cùng, hãy để trẻ hành động theo những gì mình đã được học dưới sự giám sát của bố mẹ và thầy cô. Những kỹ năng sống tự phục vụ mà trẻ cần học đó là:  cách ăn, mặc quần áo, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,...

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật - Kỹ năng tự phục vụ (Ảnh: Nguồn Báo Lao động)

Kỹ năng giao tiếp

Những trẻ mắc bệnh khuyết tật trí não sẽ bị suy yếu của những chức năng trong vỏ não. Từ đó, não chậm hình thành những mối liên hệ về các giác quan tiếng nói. Ngoài ra, trẻ còn bị rối loạn hệ thần kinh gây khó khăn cho việc phân tích các hoạt động bên ngoài khác của não. Ngoài ra, tình trạng trẻ không giao tiếp được do những mối liên hệ có điều kiện không bền vững hình thành chậm hơn bình thường rất nhiều. 

Do những nguyên nhân trên, việc đứa trẻ không hiểu được những gì mà mọi người nói hoặc trẻ trong tình trạng nghèo vốn từ. Và trẻ khuyết tật còn không có khả năng phân biệt các từ giống nhau hoặc là phụ âm. Các loại bệnh bẩm sinh khuyết tật, hiểm nghèo còn khiến cổ họng của trẻ khó nói hoặc bị nói ngọng, nói lắp,...

Như đã thấy, có rất nhiều khó khăn cản trở việc giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ. Do vậy mà việc giáo dục trẻ trong những kỹ năng giao tiếp còn khó khăn hơn cho cha mẹ và giáo viên. Đầu tiên, bố mẹ, giáo viên cần giao tiếp được với trẻ bằng hai hình thức là có âm và vô âm. Vô âm có nghĩa là giao tiếp bằng những hình thức biểu đạt có thể nhìn thấy. 

Sau đó, gia đình hãy đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ ở mức nào (tính từ chậm phát triển trí tuệ rất nặng đến chậm phát triển trí tuệ nhẹ). Tiếp theo, căn cứ vào tình hình mà đưa ra những cách giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp từ từ qua nhiều hình thức khác nhau kết hợp. 

Kỹ năng giao tiếp - kỹ năng sống quan trọng đối với trẻ khuyết tật (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng hòa nhập xã hội

Hiện nay, mặc dù có rất nhiều trung tâm dạy học đặc biệt cho trẻ khuyết tật. Nhưng vì tự ti mà vẫn còn rất nhiều trẻ không được đến lớp. Lý do vẫn là do những đứa trẻ này bị rào cản bởi nhận thức và hành động. Thiếu những cơ sở vật chất và những giáo viên tận tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Chỉ có giáo dục mới giúp những trẻ khuyết tật hòa nhập xã hội nhanh chóng nhất có thể. Phương thức giáo dục đặc biệt giúp trẻ có cơ hội được bình đẳng trong quyền được sống và được học tập của xã hội. 

Cách duy nhất để trẻ được giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật về kỹ năng hòa hợp cộng đồng là xóa bỏ sự tự ti. Khiến gia đình và bản thân những đứa trẻ xóa bỏ những mặc cảm và mở lòng với xã hội. 

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền việc phân biệt đối xử với những người khuyết tật hoặc gia đình có người khuyết tật. Giải thích cho người dân hiểu, họ cũng là những con người bình thường và cần được sống như những người bình thường. 

Tiếp theo, nên cho trẻ học những khóa học với những phương pháp hiệu quả hơn nữa. Có thể giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống của xã hội. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các lớp học kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật để trẻ có cơ hội làm quen với môi trường mới. Từ đó, trẻ có thể học cách thích nghi với xã hội dễ dàng hơn, nhận thức được hòa nhập xã hội sẽ giúp trẻ phát triển về tâm sinh lý hơn nữa. 

Xem thêm: Top 10 những kênh Youtube dạy kỹ năng sống cho trẻ phát triển bản thân

Kỹ năng hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật (Nguồn: Sưu tầm internet)

Dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật như thế nào?

Việc rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật là điều mà xã hội quan tâm nhất, đặc biệt là gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng việc bố mẹ, thầy giáo nên làm thế nào để trẻ có thể tiếp thu các kỹ năng một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ khuyết tật dưới: 

Làm mẫu để trẻ học theo

Những kỹ năng sống như tự phục vụ, hòa nhập, giao tiếp đối với các trẻ bị khuyết tật khá là khó khăn. Vì có nhiều lúc trẻ không làm chủ được những hành vi cùng suy nghĩ của trẻ. Điều đầu tiên giúp trẻ bước đầu nhận thức căn bản được là bố mẹ và thầy cô nên làm mẫu cho trẻ. 

Điều này khá đơn giản, bố mẹ cần sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt dễ nhất cho trẻ là kết hợp bằng lời nói và sử dụng ngôn ngữ hình thể. Bằng cách thực hiện những điều lặp đi lặp lại nhiều lần và hãy hướng dẫn trẻ thực hiện. Để trẻ tự làm những điều này và làm quen dần, nếu bé sai, bố mẹ có thể quan sát và sửa dần cho trẻ. Từ đó trẻ có thể tự thực hiện được mà không cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. 

Ví dụ: Khi dạy trẻ tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi người khác, bố mẹ hãy thực hiện các động tác như khoanh tay trước ngực và cúi đầu. Nếu biết ơn thì nói cảm ơn, nếu có lỗi thì hãy xin lỗi. Sau đó, bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu đây là hành động chân thành biết ơn hay xin lỗi đối với người khác. Nếu trẻ được nhận quà thì hãy làm mẫu liên tục và hướng dẫn bé làm. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, trẻ dần sẽ hiểu được sự tôn trọng dành cho mọi người.

Làm mẫu để trẻ học theo những kỹ năng sống trong cuộc sống hiện tại (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng các câu chuyện để hướng dẫn

Khi trẻ bắt đầu nghe hiểu được những gì bạn nói, hãy sử dụng các câu chuyện để hướng dẫn, chỉ dẫn trẻ. Dành thời gian đọc truyện cùng con mỗi ngày và quan sát xem đâu là nhân vật mà con yêu thích nhất. Hãy cùng con kể những câu chuyện về bài học cuộc sống có lồng ghép nhân vật mà con yêu thích nhất.

Thông qua những câu chuyện đó, bố mẹ, thầy cô nên rút ra bài học cho trẻ. Hãy hướng dẫn trẻ từ từ, giải thích tại sao những nhân vật trong câu chuyện có thể thực hiện những điều đó. Và vì thế, trẻ cũng nên thực hiện cho những việc như vậy.

Ví dụ:

Ngay ban đầu, bố mẹ tại nhà hãy thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và để bé thích những nhân vật yêu thích. Hoặc có thể cho trẻ xem những kênh Youtube hoạt hình dạy kỹ năng sống cho trẻ.

Từ đó, giúp trẻ yêu thích một nhân vật, ví dụ như Wolfoo - chú sói nhỏ và những người bạn. Cho trẻ xem những câu chuyện của cậu sói nhỏ Wolfoo này và rút ra những bài học cho trẻ. Sau đó, hướng dẫn trẻ thực hiện những điều như chú sói nhỏ Wolfoo vậy.

Thông qua các câu chuyện để hướng dẫn trẻ khuyết tật các kỹ năng sống phù hợp (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động thực tế

Thông qua các hoạt động thực tế, việc hình thành các khả năng hợp tác và hòa hợp của trẻ với xã hội dễ dàng hơn nữa. Đặc biệt, các hoạt động này tăng khả năng phục hồi các chức năng khiếm khuyết của trẻ khuyết tật trí tuệ. 

Một số trẻ khuyết tật có xu hướng tự kỉ cao và không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Do vậy, những hoạt động thực tế sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với các bạn dễ dàng hơn. Từ đó, trẻ sẽ nhận thức và học hỏi những thói quen tốt từ những người bạn. 

Hãy bắt đầu cho trẻ tham gia những hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật căn bản trước. Cho trẻ cùng nhau học nói, học nghe,...Sau đó sẽ là những hoạt động thực tế như ngoại khóa ngoài trời (hoạt động đi thăm thảo cầm viên, công viên,….).

Giáo dục trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động thực tế (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật mà Monkey đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu được một phần về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bị khuyết tật. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nuôi dạy con nhé.

Teach Self-Care Skills to Children With Disabilities - Ngày truy cập 21/06/2022

https://www.verywellfamily.com/teach-self-care-skills-to-children-with-special-needs-4128821 

5 Important Life Skills for Individuals with Disabilities - Ngày truy cập 21/06/2022

https://evergreenls.org/5-important-life-skills-for-individuals-with-disabilities/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey