Trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì? Nên ăn gì và kiêng gì? Tham khảo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết sau.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Chảy máu cam là hiện tượng gì?
Chảy máu cam hay còn được gọi là chảy máu mũi là tình trạng trẻ bị mất máu từ các mô ở mũi và máu chảy từ trong mũi ra bên ngoài. Tình trạng này có thể dễ dàng xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào do vị trí của mũi và vị trí gần bề mặt các mạch máu trong niêm mạc mũi. Trong phần lớn trường hợp, chảy máu mũi không hề nghiêm trọng.
Trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì?
Theo các nhà nghiên cứu thì phần lớn các trường hợp chảy máu cam không xác định được nguyên nhân một cách rõ ràng. Một số nguyên nhân phổ biến đó là do va đập, tác động ngoại lực làm tổn thương các mao mạch máu trong mũi, bệnh về mũi, do thiếu chất dinh dưỡng.
Cụ thể, trong trường hợp cơ thể trẻ bị thiếu hụt các loại vitamin như vitamin C, vitamin K hoặc các khoáng chất hỗ trợ tổng hợp máu như sắt, Kali có thể dẫn tới chảy máu mũi. Ngoài ra, việc ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng thúc đẩy nguy cơ trẻ bị chảy máu cam.
Ngoài việc thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể vận động không phù hợp cũng có thể dẫn đến chảy máu cam ở trẻ. Do đó, ba mẹ nên cân bằng giữa việc ăn uống, sinh hoạt và học tập ở con. Nếu trẻ không chịu ngồi học nghiêm túc, đừng vội quát mắng con mà hãy thay đổi phương pháp học tập với các ứng dụng học Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh từ Monkey - Phần mềm được hàng triệu ba mẹ trên cả nước đã tin dùng và phản hồi tốt.
Đừng bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng nhất ở trẻ. Đăng ký ngay để DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và nhận TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA. |
Nên bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng nào cho trẻ chảy máu cam?
Nếu trẻ bị chảy máu cam do thiếu chất dinh dưỡng, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm tới khẩu phần hàng ngày của con đồng thời bổ sung đầy đủ các chất sau:
Thực phẩm giàu vitamin C
Như đã giải đáp trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì ở trên, thì sự thiếu hụt Vitamin C không những gây ra hệ quả xấu cho hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ mà còn chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chảy máu cam. Do đó, phụ huynh có con em thường xuyên bị chảy máu cam thì nhóm thực phẩm giàu Vitamin C sẽ đứng đầu trong danh sách thực phẩm mà bạn cần cho trẻ bổ sung thêm nhiều hơn.
Bổ sung Vitamin C nói riêng và các loại vitamin khác đầy đủ trong thời gian dài sẽ giúp trẻ em được tăng cường sức bền mạch máu, hạn chế các loại tổn thương khác nhau gây ra chảy máu cam.
Cần lưu ý, khác với nhiều chất khác, Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước và có nghĩa là nó hòa tan trong nước, rồi được đưa đến các mô của cơ thể nhưng không được lưu trữ lại nhiều. Vì vậy, vitamin C phải được bổ sung hàng ngày, chứ không phải ngày cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa C và ngày thì không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ huynh cần bổ sung vitamin C cho trẻ em khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Con số này dễ dàng đạt được thông qua các thực phẩm tự nhiên giàu C, bao gồm:
-
Ớt chuông đứng đầu danh sách các thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ bị chảy máu cam. Cần lưu ý nên cho trẻ ăn sống ớt chuông để giữ được tối đa lượng C. Bởi theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ cao sẽ làm giảm lượng vitamin C trong thực phẩm. Nếu trẻ khó ăn, thì bạn nên cắt nhỏ làm salad, trộn cùng những thực phẩm trẻ yêu thích hoặc cho một chút ớt chuông vào món sinh tố.
-
Các loại trái cây có múi như quýt, cam, bưởi, chanh.
-
Các loại trái cây theo mùa: Ổi, việt quất, dâu tây, kiwi.
-
Các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn… tương tự như ớt chuông, bạn nên cho trẻ ăn sống những thực phẩm này.
Thực phẩm giàu vitamin K
Nếu như Vitamin C có vai trò củng cố mạch máu cực kỳ hiệu quả thì Vitamin K lại chính là thành phần cấu tạo và có tác dụng ổn định quá trình đông máu. Những trẻ em bị bệnh rối loạn đông máu sẽ thường xuyên chảy máu cam hơn những nhóm khác và có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan mật, chứng ợ nóng, bệnh celiac,...
Do đó, bổ sung những thực phẩm rất giàu hàm lượng Vitamin K cho trẻ là điều phụ huynh nên áp dụng ngay bây giờ. Chúng bao gồm: Cải xoăn, cải bó xôi, măng tây, súp lơ, húng quế, bắp cải,...
Thực phẩm giàu Kali
Đối với cơ thể con người, nhu cầu về khoáng chất Kali không quá cao, song vẫn có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt do chế độ dinh dưỡng của trẻ em không phù hợp. Chất vi lượng này có vai trò tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, khi tình trạng trẻ bị chảy máu cam và thiết Kali thì độ ẩm các mao mạch sẽ bị giảm, dẫn đến vỡ mạch máu nhỏ trong mũi và gây chảy máu cam.
Bởi vậy, các phụ huynh đăng tự hỏi bé bị chảy máu cam thiếu chất gì thì nên cho con ăn các thực phẩm giàu Kali như chuối chín, cá, nghêu, các loại rau lá xanh đậm, quả bơ, cà chua, cà rốt,...
Thực phẩm giàu sắt
Trẻ bị thiếu sắt là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, không những dễ gây ra vấn đề trẻ bị chảy máu cam mà còn dễ bị thiếu máu, gây ra tình trạng chóng mặt, khó tập trung trong học tập và gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, phụ huynh không thể nào thiếu thực phẩm bổ sung khoáng chất sắt như:
-
Các loại thịt đỏ: thịt cừu, thịt dê, thịt bò,..
-
Các loại hải sản: sò huyết, cua, tôm...
-
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt.
-
Táo đỏ.
-
Mật mía.
Cho trẻ uống nhiều nước
Không chỉ cần chú ý các chất dinh dưỡng trên đây cho trẻ khi tìm hiểu trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì mà phụ huynh cũng nên nhắc trẻ uống đủ nước. Bởi việc thiếu chất lỏng hay độ ẩm trong khoang mũi có thể gây ra khô rát ở mũi và gây chảy máu mũi ở trẻ.
Do đó, hãy đảm bảo trẻ được uống đủ lượng nước hàng ngày bằng cách nhắc trẻ uống đủ 6 - 8 ly nước, chuẩn bị chai nước cho trẻ mang theo khi đi học. Nếu nước lọc làm trẻ không hứng thú uống đủ thì phụ huynh có thể chuẩn bị thêm nước ép trái cây tươi (không thêm đường), sinh tố để trẻ thay đổi thường xuyên. Những loại nước khác có thể giúp trẻ bổ sung nước, đặc biệt là vào mùa hanh khô như nước các loại canh, súp, bún, phở,...
Một số món ăn tốt cho cho trẻ bị chảy máu cam
Sau khi tìm được lời giải đáp trẻ hay bị chảy máu cam là thiếu chất gì, cùng tham khảo một số thực đơn mà các mẹ có thể chuẩn bị cho bé ăn mỗi ngày:
-
Canh mướp thịt heo rau ngót: Nấu 100g thịt heo xay, 200g mướp tươi gọt vỏ, 50g rau ngót, 4 lá bạc hà và gia vị nhạt thành canh, cho bé ăn 1 lần mỗi ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.
-
Canh rau má nấu tôm: Nấu 100g rau má, 20g tôm nõn, 50g cỏ nhọ nồi, gia vị nhạt thành canh rồi cho trẻ ăn 1 lần mỗi ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.
-
Chè đậu đen: Nấu chè với 100g đậu đen, 30g đường phèn, để nguội rồi cho bé ăn 1 lần/ngày, vẫn cho bé ăn liên tục trong 5 ngày.
-
Ngó sen hầm móng giò: Hầm nhừ 200g ngó sen, 1-2 móng giò cùng nước lọc rồi cho bé ăn 1-2 lần mỗi tuần.
-
Nước lá hẹ: Lá hẹ tươi 60g rửa thật sạch giã nhỏ, dùng nước đun sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc. Phụ huynh chia nước làm 2 phần và cho bé uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày liên tiếp.
-
Nước nhân lạc: 60g nhân lạc non, tươi, bỏ vỏ lấy nhân, ngâm 1 đêm. Sau đó, cho lạc vào nồi, đổ nước đun sôi nhừ, đợi nguội thì chắt lấy nước. Mẹ chia nước thành 2 phần để cho bé 2 lần uống trong ngày và ăn cả lạc. Cần ăn, uống như vậy liên tiếp 3 ngày.
-
Nước rau muống: 30g rau muống trắng rửa sạch, giã nhỏ rồi dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc. Cho nước và 20g đường trắng vào trộn đều, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày, và đảm bảo trẻ uống đủ 10 liều trong 5 ngày liên tiếp.
-
Nước củ cải trắng: 50g củ cải trắng rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc để lấy nước đặc. Mẹ chia 3 phần nước để cho bé uống 3 lần trong ngày, trước khi uống, mẹ nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên thường xuyên chảy máu của trẻ. Làm liền 3 ngày.
VMonkey - Xây Dựng Nền Tảng Tiếng Việt Vững Chắc Cho Trẻ
Trẻ hay bị chảy máu cam do đâu? Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam - Hướng dẫn xử lý đúng cách
Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì?
Một số thực phẩm nên tránh như:
Đồ ăn cay nóng
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung trong lời giải đáp trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì trên đây, phụ huynh cũng cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành… Lý do là bởi bản chất của những thực phẩm này là gây nóng trong người, càng ăn nhiều càng dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây được xếp vào nhóm có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng nên tránh cho trẻ ăn. Nếu trẻ đã ăn những đồ cay nóng thì phụ huynh nên cho trẻ ăn các thực phẩm mát, có tính hàn để làm giảm nóng trong người.
Các chất kích thích
Cà phê, nước ngọt có gas, bia, rượu… đều là những loại đồ uống có hàm lượng chất kích thích cao và không phù hợp cho trẻ nhỏ uống. Chúng không những gây ảnh hưởng xấu đến tim, mạch máu, huyết áp ở trẻ mà còn làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Chính vì vậy, uống các chất kích thích này sẽ làm gia tăng số lần trẻ bị chảy máu cam.
Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm trẻ em đang bị chảy máu cam thường xuyên. Lý do vì thức ăn nhiều dầu mỡ có chứa lượng chất béo bão hòa rất cao, khi được nạp vào cơ thể, chúng càng khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, và gây hiện tượng khó lành vết thương.
Khi hệ miễn dịch yếu thì cơ thể dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn, virus tấn công và khiến mũi dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, đồ dầu mỡ làm khó lành vết thương khiến trẻ bị chảy máu cam lành các tổn thương trở nên khó hơn, lượng máu chảy sẽ nhiều hơn và thời gian cũng lâu hơn.
Trên đây là những thông tin về việc trẻ bị chảy máu cam là thiếu chất gì, nên bổ sung thực phẩm nào và kiêng thực phẩm này. Phụ huynh cần nắm rõ để biết cách xử trí và nên bổ sung chế độ ăn phù hợp, lành mạnh nhằm hạn chế tình trạng chảy máu cam cũng như thúc đẩy tăng cường đề kháng và sức khỏe toàn diện cho con em mình.
What is Vitamin K Deficiency Bleeding? - Truy cập ngày 16/12/2022
https://www.cdc.gov/ncbddd/vitamink/facts.html
What Causes Nosebleeds And How To Prevent Them - Truy cập ngày 16/12/2022
https://mountainent.com/what-causes-nosebleeds-and-how-to-prevent-them/