zalo
Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn bôi gì? Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn chính xác.
Kỹ năng sống

Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn bôi gì? Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn chính xác.

Hồng Nhung
Hồng Nhung

25/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Côn trùng cắn đôi khi chỉ gây khó chịu nhẹ cho bé nhưng một vết cắn nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con bạn. Vậy trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn bôi gì để nhanh hồi phục và phải xử lý như thế nào. Bố mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn

Những dấu hiệu cơ bản cho thấy trẻ bị côn trùng cắn thường đa dạng và phức tạp. Một số trẻ có thể bị ngứa, sưng tấy nhẹ và có thể tự khỏi. Nhưng với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì vết cắn có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước gây cảm giác đau do cơ thể phản ứng các dị nguyên từ vết cắn, lông, ngòi của côn trùng. 

Tuỳ vào loài côn trùng và cơ địa của bé mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau. Những côn trùng như kiến, ruồi, muỗi, rệp cắn tì trên da bé sẽ xuất hiện những vết hồng ban, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Với vết cắn của kiến lửa thì sẽ xuất hiện thêm triệu chứng sưng phù mụn nước, gây cảm giác đau nhức hơn. 

Với ong đốt, đặc biệt là ong vò vẽ thì gây nhức dữ dội và cực kỳ khó chịu vì trong vòi của ong có nọc độc. Nếu bé bị đốt ở vùng mặt, cổ thì bé sẽ có triệu chứng nôn ói, tim đập nhanh, khó thở, tụt huyết áp, toàn thân phù nề gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Đối với bọ, ve cắn thì bé sẽ bị sốt kéo dài kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người. Nhện cắn thì có triệu chứng là phồng da, sưng đỏ và nhức, có thẻ gây sốt và chóng mặt. 

Bố mẹ cần biết mức độ nặng nhẹ để tự chăm sóc hay nhờ đến bác sĩ. 

  • Biểu hiện nhẹ sau khi bị côn trùng cắn đó là đau nhức tại vết cắn ở mức độ vừa phải sau đó giảm dần. Xuất hiện các vết hồng ban phẳng hay sưng nề kèm theo và ngứa nhiều.     

  • Biểu hiện nặng là có thể bé bị nổi mề đay toàn thân, khó thở, sốc phản vệ hay mạch nhanh, tay chân lạnh, mạch đập nhẹ,... Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được điều trị. 

Trẻ bị côn trùng cắn thường xuất hiện những vết mẩn đỏ trên da (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn

Việc xử lý vết thương sau khi bị côn trùng cắn là một trong những việc rất quan trọng để vết thương không bị viêm nhiễm, mưng mủ, và tạo thành những mảng sẹo lớn trên da của bé. Tuỳ vào vết đốt của từng loại côn trùng mà bố mẹ sẽ có những cách xử lý sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là cách điều trị các vết côn trùng cắn mà bố mẹ có thể áp dụng để xử lý cho bé.

Loại bỏ nọc độc ra khỏi vết đốt

Đối với những loài côn trùng có độc như ong thì sau khi đốt chúng sẽ để lại ngòi chích và túi nọc trên da của bé. Để ngăn chặn tình trạng nọc độc lan rộng khắp cơ thể thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé ra khỏi vùng có côn trùng. Sau đó, mẹ đặt bé nằm yên một chỗ và dùng nhíp gắp ngòi độc của côn trùng cắn bé ra (bố mẹ hãy lưu ý khử trùng nhíp gắp trước khi sử dụng). Tuyệt đối không gắp ngòi độc bằng tay không, không nặn ép vết đốt vì việc này có thể làm vỡ túi độc khiến chất độc lan nhanh hơn và thấm sâu vào cơ thể trẻ hơn. 

Nhanh chóng lấy ngòi độc ra khỏi vùng da của bé bằng nhíp đã khử trùng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Làm sạch vùng da bị côn trùng đốt

Bố mẹ hãy sử dụng các dung dịch sát trùng hoặc xà phòng diệt khuẩn để rửa sạch vùng da bị côn trùng đốt. Việc này có tác dụng làm giảm nồng độ chất tiết của côn trùng trên làn da của bé. Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng các dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương cho bé như nước muối sinh lý, điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và làm nhiễm trùng vết thương. 

Làm sạch vùng da bị côn trùng cắn của bé bằng dung dịch diệt khuẩn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chườm đá lạnh hoặc nước ấm

Dịch tiết của côn trùng sẽ khiến bé không thể chịu nổi cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trẻ sẽ gãi và cào cho đến khi vết đốt bị trầy xước và trở nên sưng tấy. Để giảm bớt tình trạng sưng đau cho bé, bố mẹ hãy sử dụng túi chườm đá và khăn lạnh đắp lên vết thương của bé. Điều này làm giảm cơn đau của bé do làm chậm lưu lượng máu đến vết thương. Đây là một trong những cách chữa côn trùng cắn sưng hiệu quả được nhiều bố mẹ sử dụng nhất.

Ngoài ra, nước ấm giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn, hạn chế quá trình viêm tại chỗ do đó giúp giảm ngay sưng tấy. Mẹ hãy chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch sau đó xử lý theo các bước sau:

  • Đầu tiên ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt cho khô để loại bớt nước

  • Chườm khăn lên vết đốt của bé và giữ trong 8 đến 10 phút

  • Mẹ có thể đắp lại vết thương sau 1 giờ nếu hiện tượng sưng chưa hết

Chườm khăn ấm lên vết thương của bé có thể giúp bé làm giảm cơn đau nhức (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bôi thuốc cho trẻ

Ngoài những mẹo giúp bé giảm đau thì bôi thuốc sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Để vết thương của bé nhanh lành và không để lại sẹo, mẹ hãy tìm những loại thuốc bôi lành tính và không gây ra tác dụng phụ trên làn da non nớt của bé. 

Bôi thuốc lên vết thương của bé để vết thương nhanh hồi phục hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những sai lầm khi xử lý vết côn trùng cắn cha mẹ hay mắc phải

Bên cạnh những mẹo xử lý vết côn trùng rất hiệu quả thì nhiều bố mẹ cũng mắc nhiều sai lầm trong quá trình chăm sóc vết thương côn trùng cắn của bé. Sau đây là những sai lầm mà bố mẹ hay mắc phải, bố mẹ hãy tham khảo và rút kinh nghiệm không lặp lại để dẫn đến trường hợp xấu hơn. 

Tuyệt đối không thoa nước miếng vào vết côn trùng đốt

Lấy ngay một chút nước bọt bôi lên vùng da bị kích ứng của con khi thấy con bị côn trùng cắn có lẽ là “bài thuốc” quen thuộc mà các bà, các mẹ truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên cách trị vết đốt côn trùng này không những không có cơ sở khoa học mà còn rất nguy hiểm. Trong nước bọt của người lớn chứa rất nhiều những vi khuẩn khác nhau, chúng có thể tấn công vào vùng da bị tổn thương của bé dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng hơn. 

Không thoa nước bỏ lên vùng da bé bị muỗi cắn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lạm dụng dầu gió, nước hoa

Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng thoa nước hoa và dầu gió vào vết cắn của bé giúp giảm ngứa cho bé. Tuy nhiên, điều này thậm chí không có tác dụng diệt khuẩn mà còn có thể gây ra kích ứng và viêm tấy vùng da đang bị tổn thương. 

Dầu gió xanh có chứa thành phần Metyl Salicylat, chất này thấm qua da rất tốt, giúp giảm đau nhanh nhưng lại dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Nếu mẹ thoa dầu xanh ở diện rộng, sức nóng của nó có thể gây rối loạn thân nhiệt. 

Thay vì dầu gió hay nước hoa, mẹ hãy dùng các loại kem bôi da chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa và viêm da, chống dị ứng. 

Lạm dụng dầu gió có thể khiến bé bị rối loạn thân nhiệt (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chủ quan để vết đốt của trẻ tự hết

Vào thời điểm mùa hè và mùa thu là thời điểm nhiều côn trùng sinh sôi nảy nở nhất trong năm. Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm là đối tượng dễ thu hút tự tấn công của những loại côn trùng này. Chính vì vậy, mẹ cho rằng những vết cắn trên da bé là điều rất bình thường và nó có thể tự biến mất. Tuy nhiên, các vết đốt và cắn đó có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao vì hệ miễn dịch của bé còn non yếu. Đặc biệt là khi bé gãi, hàng rào bảo vệ da bé đã bị tổn thương, vi khuẩn sẽ lại càng tấn công mạnh mẽ bé hơn. 

Trong một số trường hợp, nọc của côn trùng có thể gây ra nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, nôn, phát ban và ngứa thậm chí có thể dẫn đến vàng da và co cứng cơ cả vùng da nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc của các loài chân đốt như rết, nhện hay bọ cạp có thể chứa chất độc thần kinh hay men gây sưng phồng gây ra chứng rối loạn đông máu rất nguy hiểm. Chúng có thể đe doạ tính mạng bé nếu như không được xử lý kịp thời. Vậy nên nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên da bé, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy tìm cách xử lý hoặc mang bé đến bác sĩ ngay nhé. 

Chủ quan vết cắn côn trùng của bé có thể khiến vết thương phát triển nặng hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn nên bôi gì để nhanh hết?

Sau đây là một số những loại thuốc mà bố mẹ nên tham khảo trong trường bé bé bị côn trùng cắn. 

Hydrocortisone 1%

Đây là một loại thuốc chống viêm và được phân loại trong nhóm steroid nhẹ và thường được sử dụng để điều trị các tình trạng khác thường ngoài da, điển hình như bị côn trùng cắn. 

Hydrocortisone Cream 1%  có hoạt tính chống viêm cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị các phản ứng của da bao gồm viêm da kích ứng, dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa, chàm,...

Cách sử dụng: Sử dụng cho các khu vực da bị tổn thương, không thoa lên vùng da rộng lớn. Mẹ hãy đảm bảo tay đã được rửa sạch, thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Sau khi kem khô và được thẩm thấu vào da, mẹ hãy thoa kem dưỡng ẩm như Diprobase hoặc Cetraben lên da bé để giữ độ ẩm mịn cho làn da của con. Sử dụng từ 2 đến 3 lần 1 ngày và giảm dần khi thấy các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên, trước khi sử dụng mẹ hãy xin hướng dẫn và ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. 

Lưu ý: Không dùng để điều trị các bệnh lý về mắt, mặt, da bị lở loét hay bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng ngay trong trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 

Hydrocortisone Cream 1%  có hoạt tính chống viêm cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị vết côn trùng cắn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kem bôi em bé

Kem bôi em bé là một sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé. Sở hữu những thành phần như tinh chất cúc La Mã, tinh chất nghệ qua công nghệ nano và vô số những dược chất có lợi khác, kem bôi em bé có khả năng làm mát da, giảm ngứa, chống viêm nhiễm khuẩn và kích thích tái tạo tế bào da mới. 

Cách dùng: Sau khi rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn, mẹ hãy lấy kem em bé thoa lên vết thương bị côn trùng cắn ngày 2 đến 3 lần.

Lưu ý: Dùng ngay khi vừa xuất hiện đốt da để đạt hiệu quả nhanh chóng. 

Kem em bé giúp làm mát da, giảm ngứa, chống viêm khuẩn trên da bé (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kem bôi Diethyltoluamide (DEET) nồng độ dưới 30%

Đối với trẻ đã được  2 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé sử dụng kem bôi (DEET) với nồng độ dưới 30%. Diethyltoluamide được dùng phổ biến trong các sản phẩm chống côn trùng hoặc thuốc chống muỗi. Mẹ hãy sử thuốc chống côn trùng này cho bé để tránh nguy cơ bé bị sốt rét, sốt vàng da, dịch Zika và sốt xuất huyết. 

Cách dùng: Khi dùng, không nên để trẻ tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Trước tiên mẹ nên cho thuốc ra tay mình sau đó mới xoa nhẹ nhàng lên da, tránh phần da tay (đề phòng trẻ đưa tay lên dụi mắt hoặc cho vào miệng ngậm). Chỉ xoa thuốc ở những vùng da bị phơi nhiễm, không dùng lên vùng da trầy xước hay có vết thương hở. Nếu mẹ muốn dùng thuốc xịt cho quần áo, hãy xịt thuốc khi không có trẻ và trước khi trẻ mặc chừng 30 phút. 

Lưu ý: Chỉ sử dụng đối với những bé đã đủ tuổi và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Mẹ có thể cho bé sử dụng kem bôi (DEET) với nồng độ dưới 30% với trẻ 2 tháng tuổi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số loại thuốc tự nhiên có thể bôi khi trẻ bị côn trùng đốt

Ngoài những loại thuốc bôi trên, có một số vị thuốc tự nhiên rất tốt trong việc chữa trị vết đốt của côn trùng cắn mà mẹ có thể dễ dàng tìm thấy. Điển hình như một số những vị thuốc sau đây:

  • Nha đam: Nha đam nổi tiếng với đặc tính chống viêm hiệu quả. Những lúc bé bị côn trùng cắn, mẹ hãy thoa một lớp nha đam mỏng lên vết đốt đó. Điều này sẽ giúp làm giảm đi cảm giác khó chịu của vết thương gây ra cho bé. những vết đốt cũng sẽ hết sưng đỏ và hết nhanh chóng. 

  • Baking soda: Ngoài làm đẹp và chế biến thức ăn, baking soda còn là một trợ thủ đắc lực khi bé bị côn trùng cắn. Lúc này, mẹ hãy pha loãng một chút bột nở baking soda với nước ấm rồi sau đó thoa lên vết muỗi đốt để giảm bớt khó chịu cho bé. 

  • Giấm ăn: Giấm ăn với tính sát khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da đồng thời xoa dịu những cơn ngứa rát nhanh chóng. Mẹ hãy pha loãng giấm và nước với tỷ lệ bằng nhau rồi sau đó xoa lên vùng da bé bị đốt, nó sẽ giúp kháng viêm rất tốt cho vết thương. 

  • Túi trà: Trong trà có thành phần axit tannic có khả năng kháng khuẩn và là dịu da rất hiệu quả. Khi thấy vết đốt côn trùng trên da bé, mẹ hãy thử làm ẩm trà rồi đắp lên làn da của bé. 

  • Nước muối: Trước tiên, mẹ rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ những bụi bẩn và độc tố có trong da. Sau đó mẹ dùng dung dịch nước muối sinh lý thoa lên vết thương của bé để sát trùng. Việc này sẽ giúp ngăn nhiễm trùng vết thương và giảm ngứa hiệu quả cho bé. 

Với đặc tính chống viêm hiệu quả, nha đam có thể làm dịu và giảm ngứa vết thương (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi cho trẻ bị côn trùng cắn

Để vết thương của bé nhanh lành hơn, bố mẹ cần có một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc bôi cho bé khi điều trị vết thương côn trùng cắn:

  • Hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu về các loại thuốc bôi trị côn trùng cắn phù hợp với bé trước khi chọn mua.

  • Đọc kỹ thành phần, công dụng, độ tuổi, đối tượng sử dụng in trên bao bì trước khi bôi thuốc lên da trẻ.

  • Trước khi bôi thuốc lên làn da bé, mẹ hãy bảo đảm đã vệ sinh sạch sẽ đồng thời nọc độc của côn trùng đã được lấy ra. 

  • Không thoa thuốc xung quanh vết thương hở, những khu vực có làn da mẫn cảm như mặt, mắt, miệng,... Điều này có thể gây kích ứng và làm vết thương lâu lành. 

  • Không tự ý kết hợp thuốc trị côn trùng cắn với các loại kem bôi da khác vì điều này khiến làn da nhạy cảm của bé có thể bị nổi mẩn và kích ứng. 

  • Để thuốc bôi côn chống côn trùng cắn tránh xa khỏi tầm tay bé, tránh tình trạng bé nghịch lấy phải và cho vào miệng.  

Lưu ý trước khi bôi thuốc cho bé mẹ hãy vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phòng ngừa nguy cơ trẻ bị côn trùng cắn

Để giảm thiểu nguy cơ bé bị côn trùng đốt trong lúc chơi đùa thì bố mẹ cần có những biện pháp phòng chống và bảo vệ bé trước những tác nhân gây hại. Bố mẹ có thể tham khảo thêm một số biện pháp như: 

  • Cho bé mặc đồ dài

  • Cho bé ngủ mùng ngay cả ban ngày và ban đêm

  • Hạn chế cho bé chơi ở những bụi cây rậm rạp

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không để tức đọng trong nhà 

Xem thêm: Trẻ bị côn trùng cắn cần xử lý như thế nào? Trẻ bị côn trùng cắn bôi gì

Luôn cho bé ngủ mùng bất kể là ngày hay đêm để tránh nguy cơ bé bị muỗi tấn công (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn bôi gì. Hy vọng với những chia sẻ của Monkey, bố mẹ có thể tìm ra cách xử lý phù hợp và hiệu quả với những vết đốt côn trùng cắn của bé. Đừng quên theo dõi website của Monkey để được cập nhập nhiều bài học bổ ích về chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé.

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!