zalo
10 cách dạy trẻ bớt nóng tính giúp trẻ tiết chế cảm xúc của mình
Sống tốt - Sống đẹp

10 cách dạy trẻ bớt nóng tính giúp trẻ tiết chế cảm xúc của mình

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ nhỏ rất dễ nóng tính và cáu gắt bởi chúng chưa nhận ra rõ được hậu quả nếu không kiểm soát được sự nóng giận của mình. Cha mẹ cần phải làm gì để cải thiện được tính cách này cho trẻ. Cùng Monkey tìm hiểu các cách dạy trẻ bớt nóng tính để có thể ngày một tốt hơn ngay bài viết dưới đây.

Dạy con cách cảm nhận cảm xúc 

Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ cần dạy cho con cách nhận biết các cảm xúc để có thể cư xử sao cho phù hợp. Khi nào thì nên buồn, vui, tức giận hay lo lắng và cách biểu đạt những cảm xúc này ra bên ngoài như thế nào. Khi đã nhận biết được cảm xúc của bản thân bé cũng sẽ biết cách quan sát thái độ của người khác để cư xử một cách khéo léo hơn.

Cảm nhận được cảm xúc của người khác giúp con hạn chế cơn nóng giận. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tạo thước đo sự tức giận để con điều chỉnh cảm xúc

Nếu con bạn thường xuyên tức giận bạn có thể tìm cách điều chỉnh cảm xúc bằng cách sử dụng một thước đo cảm xúc. Có thể dùng thước đo biểu thị các mức độ tức giận từ 0 đến 10 để đo xem cảm xúc tức giận của con đang ở đâu.

Ví dụ như mức 0 là “không tức giận”, số 5 là “mức tức giận trung bình” và mức 10 là “rất tức giận”. Giải thích cho con về từng ngôn ngữ của cơ thể tương ứng với các mức độ trên thước đo như con sẽ cười vui  khi ở mức 0, nóng mặt khi ở mức 2, hay nắm tay chặt khi ở mức 7 và biến thành quái vật giận giữ khi ở mức 10.

Khi trẻ đã nắm chắc được các dấu hiệu theo từng mức độ con sẽ biết mình cần phải làm gì để có thể điều chỉnh lại cơn nóng giận của mình. Nên đặt thước đo này ở nơi con dễ nhìn thấy và thường xuyên hỏi trẻ xem con đang cảm thấy như thế nào.

Hướng dẫn bé cách lấy lại bình tĩnh và thư giãn

Rất nhiều trẻ hay tỏ ra nóng nảy, cáu gắt khi không đạt được điều mà mình mong muốn hay cảm thấy không hài lòng. Cha mẹ cần dạy cho con cách lấy lại bình tĩnh và thư giãn để làm dịu bớt cơn nóng giận. Nếu con không hài lòng hài lòng với vấn đề gì đó con không nên phản kháng ngay lập tức, hãy dành thời gian suy nghĩ một chút để điều chỉnh cảm xúc rồi mới bày tỏ quan điểm cá nhân.

Sự bình tĩnh vô cùng quan trọng trong giao tiếp vì thế con cần giữ được thái độ này để có cuộc giao tiếp tốt nhất. Có thể hướng dẫn trẻ lấy lại bình tĩnh bằng cách cho trẻ vẽ tranh, tô màu, đọc sách hoặc ra bên ngoài để thoải mái hơn. 

Dạy trẻ lấy lại bình tĩnh bằng cách làm những việc con yêu thích. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trang bị cho con một số kỹ năng kiềm chế sự tức giận

Cha mẹ có thể trang bị thêm cho con một số kỹ năng để kiềm chế cơn tức giận của mình như:

  • Hít thở thật sâu

  • Đếm đến 10

  • Nắm chặt tay lại

  • Ngồi yên một chỗ trong khoảng 5 - 10 phút

  • Đi dạo để lấy lại bình tĩnh

  • Suy nghĩ những điều tích cực

Dành lời khen cho trẻ

Trẻ nhỏ rất thích được người lớn khen ngợi, vì thế cha mẹ đừng tiếc lời khuyên với trẻ. Nếu bé biết kiềm chế lại cảm xúc nóng nảy của mình và cư xử một cách nhẹ nhàng hơn thì hãy dành cho bé những lời khuyên thật lòng như “Hôm nay con làm tốt lắm”, “ bố mẹ rất vui vì con đã biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình”. Trẻ sẽ phấn khởi và làm tốt hơn ở những lần sau.

Khi trẻ nóng giận cha mẹ có thể dành cho con những lời động viên, những cái ôm hôn để con được xoa dịu, giải tỏa cảm xúc. Trẻ sẽ cảm thấy bớt giận và suy nghĩ lại hành động của mình từ đó có thể điều chỉnh lại cảm xúc sao cho phù hợp.

Khen ngợi trẻ giúp con thể hiện bản thân tốt hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nghiêm khắc khi con làm sai

Cũng có nhiều đứa trẻ hư hỏng hay cáu gắt người khác do sự nuông chiều quá đà của cha mẹ. Tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ khi trẻ ra điều kiện không chính đáng hay sử dụng chiêu trò la hét, khóc lóc. Có thể sử dụng hình thức phạt để răn đe trẻ mỗi khi con làm sai, cáu gắt vô cớ hay có thái độ nóng nảy với người khác để con ghi nhớ không tái phạm.

Cha mẹ chính là tấm gương sáng của con

Cha mẹ chính là hình mẫu mà trẻ muốn học theo bởi trong mắt trẻ cha mẹ là những người luôn gần gũi mình nhất và mình muốn học hỏi. Cha mẹ cũng cần kiểm soát sự nóng giận của bản thân để tránh việc trẻ học theo. Nếu cha mẹ thường xuyên nóng giận, hay cáu gắt, cãi cọ chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ sử dụng những lời nói không hay hoặc thậm chí dùng bạo lực khi cư xử với người khác.

Khi dạy trẻ cha mẹ cũng cần thật sự kiên nhẫn, không nên la mắng, đánh đập con gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Hãy dùng những lời nói nhẹ nhàng, từ từ dạy dỗ và chỉ ra cho con những lỗi sai để con không tái phạm và có cách giải quyết tốt nhất.

Cha mẹ là tấm gương để trẻ học tập. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Cha mẹ cần dạy con cách kiểm soát cảm xúc như thế nào

Để trẻ tránh xa môi trường bạo lực

Việc trẻ ở trong môi trường bạo lực cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ bởi trẻ nhỏ rất dễ học theo. Cha mẹ hãy để con tránh xa những môi trường bạo lực, và trong chính ngôi nhà của mình cũng không được để trẻ thấy cảnh bạo lực hay dùng bạo lực với trẻ. Những vết thương về tâm lý của trẻ rất khó để chữa lành, vì thế cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường sống thật tốt để con trở một người có tính cách hiền lành, nhã nhặn.

Quản lý con tránh để con ảnh hưởng bởi truyền thông, mạng xã hội

Hiện nay có rất nhiều các phương tiện truyền thông và mạng xã hội có chứa nội dung bạo lực khiến trẻ xem được và có xu hướng bắt chước theo. Cha mẹ cần kiểm soát chúng để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ bởi đây là những nội dung có tính tiêu cực, trẻ đôi khi không nhận thức được hậu quả mà chúng gây ra. Quản lý chặt chẽ nội dung con xem, sử dụng youtube kid cho trẻ, quy định nội dung con được phép xem, thời gian xem để tiện kiểm soát hơn.

Mạng xã hội cũng là nơi chứa nhiều thông tin rất phức tạp, vì thế cha mẹ cũng cần chú trọng tới việc cho con sử dụng mạng xã hội để tránh việc con cãi cọ từ trên mạng rồi dẫn đến bạo lực ở ngoài đời thực.

Dành thời gian tâm sự cùng con

Dù bận rộn như thế nào cha mẹ cũng nên dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện cùng con. Ở mỗi một lứa tuổi mỗi bé sẽ có một vấn đề khác nhau. Việc cha mẹ thường xuyên tâm sự, chuyện trò cùng con sẽ giúp các con mở lòng hơn. Có thể tìm hiểu các nguyên nhân khiến con hay nóng giận, chỉ cho con sự cảm nhận của mọi người về hành động đó, hướng dẫn con khắc phục và thay đổi.

Sự gần gũi của bố mẹ vô cùng quan trọng bởi nhiều đứa trẻ không thể kiểm soát được hành vi của mình. Được cha mẹ giải thích các hậu quả, đưa ra các lời khuyên, những lời an ủi, động viên sẽ khiến con ngày một tiến bộ và trưởng thành hơn.

Thường xuyên tâm sự và chia sẻ những khó khăn mà con gặp phải. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trên đây là các cách dạy trẻ bớt nóng tính mà Monkey muốn gửi tới quý bạn đọc. Nuôi con là cả một hành trình dài, hy vọng với các chia sẻ bên trên, các bậc cha mẹ đang theo dõi bài viết này sẽ có thêm được nhiều cách dạy con hay, giúp con ngày càng tiến bộ.

8 Ways To Teach Your Kids To Be Good-Tempered- Ngày truy cập: 31/07/2022

https://www.lifehack.org/292538/8-ways-teach-your-kids-good-tempered

5 Ways to Teach Your Child Anger Management Skills- Ngày truy cập: 31/07/2022

https://www.verywellfamily.com/ways-to-teach-your-child-anger-management-skills-1095010

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!