Nuôi dưỡng cảm xúc và hành vi của trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng giúp trẻ có thể phát triển và thành công hơn trong tương lai. Cha mẹ cần dạy con kiểm soát hành vi như thế nào để con có thể hành động hay tương tác với mọi người một cách tốt hơn.
Dạy con kiểm soát hành vi theo từng độ tuổi
Kiểm soát hành vi vô cùng quan trọng để giúp con có thể giao tiếp tốt và tự tin khi đối diện với nhiều tình huống gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Con sẽ biết cách kiềm chế lại những cảm xúc cá nhân để có thể cư xử phù hợp với mọi người một cách tốt nhất.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ nhận thức của trẻ cũng rất khác. Vì thế trẻ cần được dạy những cách cư xử và kiểm soát hành vi của mình sao cho phù hợp với từng lứa tuổi để trẻ dễ tiếp thu hơn.
Dạy trẻ từ 0 - 2 tuổi
Ở độ tuổi này, bé chưa thể giao tiếp bằng lời nói nên việc giao tiếp của trẻ thông qua tiếng khóc. Khi trẻ không đạt được mục đích mình mong muốn thường trẻ sẽ la khóc để gây sự chú ý tới người lớn cho đến khi đạt được mong muốn của mình. Rất nhiều phụ huynh vì xót con hay vì muốn nhanh chóng chấm dứt tiếng khóc đã chiều theo ý của trẻ, điều này vô tình trở thành thói quen và trẻ sẽ làm như vậy thường xuyên để đạt được mục đích của mình.
Thay vì nuông chiều theo trẻ, cha mẹ hãy cho trẻ ở một mình hoặc có thể cho trẻ đến những nơi yên tĩnh như cầu thang, hoặc ngồi yên trong 1 chiếc ghế. Đây là hình thức phạt cho trẻ để trẻ biết được rằng không phải cứ khóc lóc là sẽ được như ý. Cần phải cứng rắn khi xử phạt trẻ để trẻ có nề nếp và không tái phạm nữa.
Trẻ từ 3 - 5 tuổi
Ở độ tuổi này trẻ đã có nhận thức nhiều hơn về hành vi của mình. Cha mẹ có thể áp dụng hình phạt như ở độ tuổi nhỏ cho bé nhưng thay vì cố định thời gian chịu hình phạt thì cha mẹ có thể kết thúc sau khi bé đã dịu lại và nhận ra được lỗi sai của mình. Bé nhận thức được và kiểm soát bản thân mình tốt hơn. Hãy xoa dịu bé sao khi xử phạt và giải thích cho con hiểu con không được mắc sai phạm như thế một lần nữa. Khi trẻ có hành vi cư xử đúng đắn, cha mẹ cũng không nên tiếc lời khen cho con để con có thể vui vẻ và thực hiện tốt hơn ở những lần sau.
Trẻ từ 6 - 9 tuổi
Trẻ bắt đầu lên tiểu học ở độ tuổi lên 6, trẻ sẽ cần giao tiếp với nhiều người hơn như bạn bè, thầy cô, người lớn…Sự nhận thức của trẻ cũng trở nên rõ ràng hơn và trẻ cũng biết rằng hành động của mình là đúng hay sai. Tuy nhiên việc trẻ có kiềm chế được cảm xúc của mình hay không mới quan trọng.
Cha mẹ hãy dành cho trẻ những lời khuyên, những lời động viên để trẻ thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, giúp con lấy lại bình tĩnh và có cách cư xử nhẹ nhàng hơn.
Trẻ từ 10 - 12 tuổi
Giai đoạn đoạn này trẻ đã hiểu rõ hơn về những cảm nhận của bản thân. Vì thế để giúp trẻ thực hiện tốt hơn việc kiểm soát hành vi của mình, cha mẹ nên hướng đến cho trẻ nghĩ về những yếu tố khiến con có hành động mất kiểm soát và phân tích những yếu tố đó. Lúc này cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu rằng đôi khi có những điều làm con thất vọng rất nhiều nhưng sau khi con suy nghĩ lại thì nó cũng không quá nỗi tệ như vậy. Thay vì phản ứng ngay lập tức con hãy dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ trước khi phản ứng trước bất kỳ tình huống nào.
Trẻ từ 13 - 17 tuổi
Với lứa tuổi này các con đã có thể kiểm soát hành vi của mình khá tốt. Cha mẹ nên quan sát và nhắc nhở trẻ nên suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định hoặc hành động của mình. Khuyến khích con nên dành thời gian để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, mình có cần phải cư xử đến mức như thế không hay cư xử như thế nào cho hợp lý thay vì tức tối mất kiểm soát, đóng sầm cửa khi tức giận hoặc bỏ ra ngoài…Cha mẹ cũng cần nghiêm khắc với trẻ để trẻ biết rằng mình làm như vậy là sai, không nên quá chiều chuộng theo ý của trẻ để tránh những hành động về sau này.
Dạy con kiểm soát hành vi bằng cách nào
Những cách giúp bé kiểm soát hành vi được áp dụng mang lại hiệu quả rất tốt trong quá trình rèn luyện cho trẻ.
Chỉ cho con các phân biệt cảm xúc
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ nên dạy cho trẻ nhận biết cảm xúc của chính mình và mọi người xung quanh. Việc nắm bắt được cảm xúc là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bé có thể có cách ứng xử phù hợp hơn với mọi người. Dạy trẻ phân biệt các cảm xúc như buồn, vui, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi,...qua nét mặt, cử chỉ, hành động. Bé sẽ hiểu được những cảm xúc thật sự mình đang có và hiểu được cảm xúc của người đối diện.
Dạy con cách lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng trong giao tiếp, việc lắng nghe kỹ sẽ giúp con hiểu được vấn đề một cách kỹ càng, hạn chế hiểu nhầm dẫn đến những cư xử không đáng có. Hãy khuyên trẻ luôn lắng nghe thật kỹ, suy nghĩ chậm lại trước khi đưa ra lời nói và hành động của mình. Có những chuyện nếu quyết định vội vàng sẽ gây ra hậu quả rất lớn vì vậy học cách lắng nghe người khác để con có thể ứng xử một cách khéo léo hơn.
Xem thêm: Giáo dục trẻ mầm non: Các phương pháp dạy trẻ nhận biết cảm xúc
Chỉ con cách điều chỉnh cảm xúc
Điều chỉnh cảm xúc của mình khi giao tiếp với người khác cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Khi con kiểm soát được cảm xúc của mình con sẽ có những hành vi phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nhiều trẻ thường phấn khích quá đà hay không kiểm soát được cảm xúc của mình khi tức giận mà có những lời lẽ và hành động không đúng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuộc giao tiếp và tình cảm của mọi người. Học được điều này sẽ giúp con dễ dàng thành công ở tương lai và có những mối quan hệ tốt đẹp.
Cha mẹ là tấm gương của trẻ
Tại sao nói cha mẹ là tấm gương tốt nhất của trẻ? Cha mẹ chính là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất với con ngay từ khi con nhỏ. Trẻ nhỏ thường có xu hướng thần tượng và bắt chước những điều bố mẹ mình đang làm. Vì thế cha mẹ cần trở thành những người mẫu mực để con có thể học theo. Trong quá trình giao tiếp với mọi người cha mẹ cần có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối diện, cư xử nhẹ nhàng, hạn chế những cuộc cãi vã và bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Ngay cả khi trẻ bị phạm lỗi cha mẹ cũng không nên nổi cáu ngay lập tức mà khi về nhà hãy khuyên dạy bé một cách nhẹ nhàng, không nên trách phạt bé nơi chốn đông người để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
Thưởng phạt công bằng
Rất nhiều đứa trẻ hay có thói ăn vạ, la khóc khi tức giận. Cha mẹ có thể sử dụng quyền lực người lớn của mình để có thể phạt bé như các hình thức “Cha mẹ sẽ không nói chuyện lại với con nếu con chưa nhận ra mình sai”, “Cho con ngồi một chỗ suy nghĩ lại hành động của mình đã đúng hay chưa?”...Tuyệt đối không chiều theo các mong muốn không chính đáng của trẻ. Can thiệp ngay lập tức những hành động sai của con bằng cách lên tiếng, đem con tách khỏi nơi có những hành vi không phù hợp và dạy lại trẻ.
Dạy con cách giải quyết vấn đề
Dạy cho con các kỹ năng giải quyết vấn đề để con có thể suy nghĩ trước khi đưa ra hành động. Hãy để con tự giải quyết các vấn đề của bản thân và đưa ra quyết định của mình thay vì quyết định hộ trẻ. Trẻ sẽ học được cách phân tích, nhìn nhận vấn đề và đưa ra sự lựa chọn và phương pháp giải quyết vấn đề phù hợp nhất với bản thân. Dần dần con sẽ trở nên tự chủ, bình tĩnh hơn trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
Tạo quy luật trong gia đình
Cha mẹ có thể tạo ra các luật lệ trong gia đình để con có thể thực hiện một cách nghiêm túc hơn vì tất cả mọi người đều tuân thủ. Khi tức giận tuyệt đối không được la hét, đóng mạnh cửa hay bỏ ra ngoài. Không sử dụng những lời nói khó nghe hay bạo lực với người khác. Và quan trọng là luôn chia sẻ thẳng thắn với mọi người trong gia đình, có thể tâm sự cùng nhau và đưa ra các lời khuyên để giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất để có thể có cách ứng xử tốt hơn.
Qua đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng có các biện pháp dạy con kiểm soát hành vi để có thể ứng xử một cách tốt nhất. Dạy con là một hành trình dài mà cha mẹ luôn cần đồng hành với con trẻ, Monkey chúc quý độc giả sẽ nuôi dạy con thật tốt, giúp con tiến bộ, trưởng thành và trở thành người thành công
Teaching Your Child Self-Control- Ngày truy cập: 31/07/2022
https://kidshealth.org/en/parents/self-control.html
8 Ways to Teach Kids Self-Discipline Skills- Ngày truy cập: 31/07/2022
https://www.verywellfamily.com/teach-kids-self-discipline-skills-1095034