zalo
Bí kíp giúp cha mẹ kiểm soát cơn giận khi dạy dỗ con cái
Sống tốt - Sống đẹp

Bí kíp giúp cha mẹ kiểm soát cơn giận khi dạy dỗ con cái

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi dạy con nhiều cha mẹ hay bực bội cáu gắt khi con không vâng lời và đôi khi bực bội quá dễ khiến cha mẹ có những lời nói và hành động gây tổn thương đến trẻ. Cha mẹ  kiểm soát cơn giận của mình như thế nào? Hãy tham cách kiềm chế sự nóng giận của mình để có thể dạy con tốt hơn ở ngay bên dưới nhé.

Lợi ích khi cha mẹ kiểm soát cơn giận khi dạy con

Kiểm soát cơn giận giúp dạy con tốt hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nuôi dạy con là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi bậc cha mẹ nhưng nó lại không hề dễ dàng. Ngoài chăm sóc chế độ dinh dưỡng để con phát triển thể chất cha mẹ cần nuôi dưỡng cho con về cả đạo đức, tâm hồn, trí tuệ để con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường hay phạm lỗi thậm chí chống đối lại khiến cha mẹ vô cùng phiền lòng và không tránh khỏi sự nóng nảy, tức giận.

Trong cơn tức giận cha mẹ không kiểm soát được những lời nói và hành vi của mình dẫn tới việc có thể làm tổn thương đến cả tâm hồn và thể chất của trẻ. Khi trẻ bị đánh mắng có thể ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ nhưng đó là do trẻ bị sợ hãi. Về lâu dài đây là hành động không nên bởi những tổn thương này sẽ khiến trẻ ngày càng xa cách với bố mẹ, bé không còn thoải mái khi chia sẻ với cha mẹ và ngày càng trở nên ít nói.

Vì vậy, việc cha mẹ kiểm soát được cơn nóng giận của mình vô cùng quan trọng, những lợi ích từ việc cha mẹ kiểm soát được bản thân khi nuôi dạy trẻ:

  • Trẻ học được cách kiểm soát cảm xúc cá nhân: Khi dạy con cha mẹ vẫn giữ được bình tĩnh, không nóng nảy với trẻ khi con hư hỏng hay phạm lỗi thì trẻ cũng học được cách kiểm soát bản thân. Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên nóng nảy quát tháo và đánh đập trẻ sẽ khiến trẻ có xu hướng chống đối và và càng không nghe lời bố mẹ. Trẻ cũng rất dễ xung đột với người khác đặc biệt là với bạn bè của mình.

  • Tăng cường tư duy cho trẻ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đối diện với nỗi sợ hãi và lo lắng kéo dài rất dễ dẫn tới việc não bộ bị suy giảm kích thước và bị ức chế khả năng tư duy. Việc trẻ bị la mắng thường xuyên dễ dẫn tới tâm lý bị sợ hãi vì thế cha mẹ Nếu bị la mắng thường xuyên, trẻ sẽ trở nên sợ hãi bố mẹ. Vì vậy cha mẹ cần thực sự bình tĩnh khi nuôi dạy trẻ để trẻ có thể phát triển tư duy một cách tốt nhất.

  • Cha mẹ làm chỗ dựa tinh thần cho trẻ: Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn ngay cả khi con phạm lỗi. Tuy nhẹ nhàng xử lý nhưng cha mẹ cũng cần nghiêm khắc để con không tái phạm lại lỗi lầm của mình. Con cũng sẽ gắn kết với bố mẹ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn mình gặp phải.

Bí kíp kiểm soát cơn nóng giận cho cha mẹ

Dưới đây là những bí kíp giúp cha mẹ có thể kiềm chế lại cơn nóng giận của mình giúp dạy con một cách dễ dàng hơn:

Tìm đến nơi yên tĩnh để bình tĩnh hơn

Khi trẻ mắc lỗi có thể khiến bạn rất tức giận nhưng việc quát mắng trẻ ngay lập tức có thể khiến trẻ hoảng sợ nhiều hơn là nhận ra lỗi lầm của mình. Cha mẹ nên im lặng và tìm một nơi yên tĩnh để cân bằng lại cảm xúc trước khi trách phạt trẻ để tránh việc nóng giận quá mất khôn, gây tổn thương cho trẻ và khiến trẻ có những suy nghĩ sai lệch.

Cha mẹ nên tránh mặt trẻ để tránh tức giận, học cách hít thở sâu và chậm lại để có thể lấy lại bình tĩnh. Kiềm chế được cơn nóng giận sẽ giúp cha mẹ tránh được những tình huống ngoài ý muốn.

Ở độ tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ khá nhạy cảm do ảnh hưởng của hormone vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ ở giai đoạn này. Cách cư xử của bố mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và hành vi của trẻ. Các con thường có xu hướng chống đối và cho rằng bố mẹ không yêu thương mình khi bị trách mắng. Vì thế cha mẹ cần kiềm chế cơn nóng giận, thật bình tĩnh trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Sự yên tĩnh giúp cha mẹ có thể lấy lại bình tĩnh. (Ảnh: Nguồn Internet)

Đánh giá sự việc bằng cái nhìn khách quan

Cha mẹ nên có cái nhìn khách quan trước những hành vi và lời nói của trẻ. Không nên chỉ tập trung vào lỗi lầm của trẻ mà nên tìm hiểu nguyên nhân sâu bên trong như do trẻ hiếu động, nghịch ngợm hay do học từ bạn bè, anh chị hay do được chiều chuộng quá mức.

Việc nhìn nhận khách quan này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về tâm lý của trẻ và tìm được phương án xử lý thích hợp hơn. Cha mẹ vẫn cần nghiêm khắc để trẻ biết rằng đây là hành vi không phù hợp, nếu con còn cố tình vi phạm sẽ phải chịu phạt. Có thể phạt trẻ bằng cách giảm thời gian xem phim, đọc truyện, không được phép ra ngoài chơi hay dọn dẹp nhà cửa,...

Những hình phạt này sẽ giúp con có ý thức hơn về hành vi của mình và biết cách sửa sai lần sau. Nếu bị cha mẹ đánh mắng trẻ sẽ có những suy nghĩ chống đối và thậm chí còn cố tình vi phạm để khiến cha mẹ tức giận hơn. Bằng cách đánh giá khách quan hành động của trẻ cha mẹ có thể kiểm soát được cơn nóng giận và có thể nói chuyện với trẻ với tâm lý bình tĩnh hơn.

Hiểu rằng con đang còn nhỏ cần được dạy từ từ

Nhiều cha mẹ do quá bực tức mà quát mắng con nhưng cha mẹ cần ghi nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ. Vì nhận thức của trẻ còn hạn chế nên việc con phạm sai lầm hay có những hành vi không đúng mực là điều dễ hiểu. Hãy thật kiên nhẫn và bình tĩnh trước những sai lầm của con.

Vì còn nhỏ nên con chưa ý thức được hậu quả của những việc mà mình gây ra, thậm chí nhiều khi chính người lớn vẫn có lúc mắc phải sai lầm. Cha mẹ nên kiên nhẫn bảo ban trẻ chứ không nên sử dụng đòn soi hay những lời quát mắng để giáo dục trẻ.

Người lớn chính là những tấm gương sáng cho trẻ, sự bình tĩnh, kiềm chế trước những lầm lỗi của trẻ sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều. Con cũng sẽ cư xử đúng mực và biết cách kiềm chế sự nóng giận của bản thân.

Lắng nghe con giải thích thật kỹ trước khi đưa ra quyết định

Rất nhiều phụ huynh chỉ mới nhìn qua sự việc đã vội vàng xử phạt và trách mắng trẻ mà không lắng nghe lời giải thích từ con. Tư tưởng của trẻ nhỏ khác với người lớn, nhiều khi trẻ không biết rằng đó là việc làm không đúng nhưng cha mẹ lại xem đó là hành vi hư hỏng, chống đối bố mẹ.

Để hiểu tâm lý của con hơn cha mẹ cần lắng nghe con một cách kỹ càng để có thể kiểm soát được cơn giận của mình. Hãy để trẻ giải thích tại sao con lại có những hành động và lời nói như vậy. Nhiều khi trẻ không thật sự hiểu vấn đề chứ không phải cố tình hư hỏng hay quậy phá. Trò chuyện cùng con để hiểu con hơn cũng như giúp con hiểu người lớn mong muốn gì để giúp con có thể điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.

Lắng nghe trẻ để hiểu rõ con hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tránh mặt con một lát

Một cách giúp cha mẹ kiểm soát được cơn giận với trẻ nhỏ chính là tránh mặt con một lát. Khi đang tức giận nếu nhìn thấy mặt con có thể cha mẹ không kiềm lòng được mà trách mắng hay dùng bạo lực khiến trẻ bị tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần. Đôi khi việc này đi quá giới hạn để lại hậu quả khá nặng nề.

Cha mẹ có thể ra ngoài sân vườn nơi không gian thoáng đãng để hít thở hoặc ở trong phòng của mình yên tĩnh một lúc, miễn là tránh được mặt con. Khi đã hoàn toàn bình tĩnh trở lại thì có thể gặp mặt con để nói chuyện trở lại. 

Sử dụng phương pháp đếm ngược

Cha mẹ có thể kiềm chế cơn nóng giận của bản thân bằng cách sử dụng phương pháp đếm ngược từ 10. Việc hít thở sâu và đếm ngược sẽ giúp cha mẹ có thể lấy lại sự bình tĩnh, có thời gian suy nghĩ lại sự việc một cách thấu đáo hơn từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Xem thêm: Dạy con kiểm soát hành vi theo từng độ tuổi như thế nào

Đặt quy tắc với trẻ

Tạo ra các quy tắc để trẻ có thể tuân theo cũng là cách giúp cha mẹ giảm được các cơn nóng giận trước mặt con cái. Khi đưa ra luật lệ cha mẹ nên giải thích trước cho bé vì sao con cần thực hiện những quy tắc này. Và khi con tuân thủ đúng quy tắc cha mẹ hãy khen thưởng cho bé bằng những món đồ chơi hay món ăn vặt mà bé thích hoặc cho con xem hoạt hình thêm 30 phút,...

Cha mẹ cũng không nên quá lạm dụng hình thức phạt đối với trẻ bởi một là trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi với cha mẹ hoặc bị nhờn đòn, trẻ sẽ không sợ nữa.

Đặt ra quy tắc để dễ dàng kiểm soát cơn nóng giận của mình. (Ảnh: Nguồn Internet)

Học hỏi kinh nghiệm nuôi con từ người khác

Với những cha mẹ lần đầu nuôi con hoặc những cha mẹ chưa có kinh nghiệm khéo léo khi nuôi dạy con thì có thể tham khảo những kinh nghiệm nuôi dạy con từ người khác. Học hỏi kinh nghiệm từ những người trước như ông bà, cha mẹ để có thể tham khảo được nhiều phương pháp dạy con hơn.

Lập danh sách những việc có thể giúp mình lấy lại bình tĩnh

Cha mẹ có thể lập ra cho mình danh sách những việc làm mà giúp mình có thể thấy lại bình tĩnh từ trước để khi gặp phải tức giận cha mẹ có thể thực hiện khi bực bội với con. Cha mẹ có thể đọc sách, vẽ tranh, chơi với thú cưng, nghe nhạc hay suy nghĩ về những niềm vui khi cùng con vui đùa để có thể lấy lại bình tĩnh hơn.

Dành thời gian thư giãn cho bản thân

Cha mẹ quá bận rộn và phải lo lắng nhiều thứ nên rất dễ bị căng thẳng, dễ nóng giận mà quát mắng con dù chuyện con phạm lỗi rất nhỏ. Hãy dành thời gian thư giãn cho bản thân, đọc sách, xem phim, đi dạo hay tập luyện thể dục để giải tỏa căng thẳng. Khi tinh thần thật sự thoải mái cha mẹ sẽ hạn chế được các cơn nóng giận và cư xử với con nhẹ nhàng hơn.

Đầu óc được thư giãn giúp cha mẹ kiểm soát cơn nóng giận. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trên đây là gợi ý các cách giúp cha mẹ kiểm soát cơn giận của mình. Hy vọng với những kinh nghiệm bên trên, cha mẹ sẽ có được phương pháp giáo dục con tốt nhất giúp con phát triển một cách lành mạnh, gắn kết với cha mẹ nhiều hơn

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!