Mẹ sau sinh uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không? Sốt là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Vậy nguyên nhân tại sao các mẹ lại bị sốt? Loại thuốc nào có thể dùng để hạ sốt cho các mẹ đang cho con bú? Cách hạ sốt an toàn cho các mẹ như thế nào? Để giải đáp các câu hỏi trên thì các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Nguyên nhân mẹ đang cho con bú bị sốt
Nếu mẹ bị sốt nhẹ thì khi con con bú sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau các mẹ không nên tiếp tục cho bé bú để tránh bé bị nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
Nhiễm trùng hậu sản: Khi các mẹ bị nhiễm trùng hậu sản là trường hợp các mẹ bị nhiễm trùng âm đạo, đường sinh dục hay cổ tử cung,...Dấu hiệu nhận biết là vết mổ ở tầng sinh môn của mẹ bị sưng đỏ, có mủ, dịch có mùi hôi và mẹ sẽ bị sốt cao khoảng 38 đến 38,5 độ.
-
Băng huyết sau sinh: Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các mẹ bị sốt. Băng huyết bắt nguồn từ nguyên nhân là do đờ tử cung, mẹ mang đa thai, em bé quá lớn, sót nhau,...Khi bị băng huyết các mẹ thường gặp các triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới và sốt cao kéo dài,...
-
Áp xe vú/ tắc tia sữa: Nếu mẹ bị tắc tia sữa sẽ khiến bầu ngực trở nên căng tức, máu đổ đến đây sẽ nhiều hơn. Khi này các tế bào bạch cầu máu sẽ được kích hoạt khiến mẹ bị sốt. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm tắc sữa hay áp xe vú kéo dài sẽ khiến các mẹ sốt cao hơn.
-
Ngộ độc thực phẩm: Khi các mẹ bị ngộ độc thực phẩm thi các loại virus gây sốc sẽ không truyền trực tiếp qua sữa mẹ nhưng các chất ngộ độc có thể ngấm vào sữa và khiến bé bị ngộ độc. Do đó, khi bị ngộ độc thực phẩm các mẹ không nên cho bé bú để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
Cảm cúm: Bệnh cảm cúm được hình thành từ một loại virus lây qua đường hô hấp và từ đó tạo thành dịch. Virus cúm này sẽ lây qua sự tiếp xúc với người bệnh và các đồ vật nhiễm bệnh. Khi các mẹ nhiễm bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như ho, sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc thậm chí là sốt cao.
-
Bệnh phụ khoa: Thường là các tình trạng viêm nhiễm, tổn thương cơ quan sinh dục như âm đạo, tử cung, phần phụ, vùng chậu, vòi trứng,... Dấu hiệu của bệnh này là vùng kín thường xuyên bị ngứa, khó chịu, đau rát, sưng đỏ, có mùi hôi,...Trường hợp nặng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm loét, khiến các bị sốt hoặc ớn lạnh.
Uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không?
Trong giai đoạn cho con bú, các mẹ có thể dùng một số loại thuốc uống để hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng hợp và có thể hạ sốt tốt cho các mẹ. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng và không được dùng để hạ sốt cho các mẹ có thể tham khảo.
Paracetamol
Đối với các mẹ cho con bú thì paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn là là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ khi kê toa. Bởi vì khi các mẹ uống thuốc chỉ khoảng 6% lượng thuốc paracetamol đi vào sữa mẹ và sẽ không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thuốc này sẽ có tác dụng hạ sốt, giảm bớt các triệu chứng đau nhức cơ thể từ đau đầu, đau lưng, căng cơ, đau răng cho bị cảm lạnh hoặc cúm. Liều dùng cho các mẹ đang cho con bú là tối đa 2 viên thuốc 500mg trong mỗi lần uống và không nên dùng quá 4 viên trong 1 ngày.
Efferalgan
Trong thuốc Efferalgan có hoạt chất chính là paracetamol. Vì thế, đây cũng là một trong những loại thuốc ưu tiên khi kê toa hạ sốt với vì không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình cho con bú và sức khỏe của trẻ.
Thuốc có tác dụng giúp các mẹ điều trị các cơn đau nhức, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, sốt,...Liều dùng cho các mẹ tối đa trong một ngày là 3g tương ứng với 6 viên Efferalgan 500. Khoảng cách mỗi lần dung cách nhau ít nhất là 4 tiếng.
Panadol
Panadol được tạo thành từ 3 hoạt chất chất là Paracetamol, Caffeine, Phenylephrine Hydrochloride. Đây là loại thuốc dùng để giảm đau, hạ sốt nhẹ và vừa, giảm đau đầu, đau răng, đau lưng, đau họng, nhức mỏi do cảm lạnh và cảm cúm,....
Liều lượng thuốc được khuyến cáo sử dụng cho mẹ đang cho con bú là 2 viên 500mg trong mỗi lần uống và uống không quá 4 lần trong 24 tiếng.
Metronidazol
Đây là loại thuốc các mẹ không nên dùng để uống hạ sốt khi cho con bú. Bởi vì Metronidazol được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn âm đọa, viêm niệu đạo, viêm vùng chậu, uốn ván,...
Thuốc này chống chỉ định dùng cho phụ nữ cho con bú vì thuốc có thể gây đột biến ở người và ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ. Khi các mẹ dùng thuốc sẽ làm cho sữa mẹ có vị đắng khiến cho trẻ bỏ bú. Mặt khác, thuốc còn có thể làm giảm lượng bạch cầu của trẻ khi bú mẹ.
Cloramphenicol
Cloramphenicol là thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng hoặc dùng để điều trị thương hàn, áo xe não, bệnh chét chuột, dịch hạch,...Thuốc này không nên dùng để hạ sốt cho phụ nữ đang cho con bú bởi vì các nghiên cứu vẫn chưa có đủ thông tin để xác định mức độ rủi cho cho mẹ và bé khi sử dụng.
Tetracyclin
Tetracyclin là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và điều trị các loại nhiễm trùng. Thuốc còn được dùng kết hợp với một số thuốc khác trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, Tetracyclin không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như cảm cúm.
Đặc biệt, thuốc này không dùng để hạ sốt cho các mẹ đang cho con bú vì chưa xác định rủi ro của thuốc đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn
Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên khi bị sốt các mẹ thường sẽ hạn chế sử dụng thuốc Tây để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của trẻ. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt an toàn như sau:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi các mẹ nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn để chống lại những tác nhân gây bệnh, các loại virus xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể các mẹ được thư giãn, thoải mái và có thể hồi phục nhanh sức khỏe nhanh hơn.
Bổ sung nước/điện giải
Khi bị bệnh thì cơ thể của các mẹ rất dễ xảy ra tình trạng mất nước nghiêm trọng do lượng mồ hôi mất đi hoặc do các triệu chứng tiêu chảy. Lúc này việc bổ sung nước hay điện giải rất quan trọng và cần thiết để cơ thể giảm nhiệt khi bị sốt cao.
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống nước ép trái cây, sữa hạt, trà nóng,...để bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C tăng đề kháng
Vitamin C là chất chống viêm rất tốt cho người đang bị sốt, cúm hoặc cảm lạnh bời vì vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, bù nước và thải độc cho cơ thể.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích các mẹ đang nuôi con nên bổ sung nhiều vitamin C từ cam, quýt, bưởi, ớt chuông, đu đủ, bông cải, rau bina,... để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Tắm rửa và vệ sinh cá nhân sẽ giúp cơ thể của các mẹ bỉm giải phóng nhiệt tạm thời, giúp cho các mẹ cảm giác thoải mái, sạch sẽ và cải thiện tâm trạng tốt hơn. Khi tắm rửa và vệ sinh bằng nước nóng sẽ làm giãn mạch ngoại vi giúp hạ sốt và giảm co giật hiệu quả.
Khi tắm các mẹ nên lựa chọn nơi kín gió, tắm nhanh và lau người thật khó để tránh bị nhiễm lạnh. Tuyệt đối không nên dùng nước lạnh để vệ sinh hoặc tắm rửa khi bị sốt vì rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm nước và bệnh nặng thêm.
Khi nào mẹ bị sốt nên đi bệnh viện?
Khi bị sốt các mẹ nên chú ý và theo dõi tình trạng của cơ thể, nếu phát hiện một trong những triệu chứng dưới đây thì nên đưa đi bệnh viện ngay.
-
Sốt cho bị áp xe, vú căng to, sưng đỏ và có mủ
-
Tầng sinh môn sưng đỏ, đau, có mủ,sản dịch có mùi hôi, các mẹ sốt nhẹ từ 38-38,5 độ
-
Cơ thể mệt mỏi, tử cung co hồi chậm ấn vào rất đau, sản dịch bị lẫn mủ
-
Đau nhiều ở vùng bụng dưới, ấn vào bị đau kèm sốt cao từ 39-40 độ
-
Sốt cao, rét run, cơ thể suy nhược, hạ huyết áp, mê man, choáng
-
Đau nhức cơ thể, nôn mửa, sốt cao trên 38,5 độ nhưng uống thuốc vẫn không đỡ
-
Mẹ có tiền sử bệnh tim mạch, phổi, huyết áp
-
Trên cơ thể của các mẹ có dấu hiệu phát ban và xuất hiện các vết bầm tím
Khi sốt kèm các dấu hiệu này thì các mẹ phải đi bệnh viện ngay để được bác sĩ khám và chữa trị kịp thời. Bởi vì những triệu chứng trên không chỉ đơn thuần là sốt mà là dấu hiệu của nhiều bệnh viêm nhiễm sau sinh. Nếu bệnh không chữa trị kịp khả năng sinh sản của các mẹ sau này.
Các thắc mắc xung quanh câu hỏi uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không đều được trả lời đầy đủ ở bài viết trên. Việc các mẹ bị sốt sau sinh rất bình thường tuy nhiên các mẹ cũng không nên chủ quan để ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức và cách để hạ sốt hiệu quả trong khi con con bú.Chúc các mẹ có quá trình nuôi con bằng sữa mẹ khỏe mạnh, chóng lớn.
Is It Safe to Take Ibuprofen (Advil, Motrin) While Breastfeeding? - Truy cập ngày 18/8/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/ibuprofen-breastfeeding
Infant and toddler health - Truy cập ngày 18/8/2022