Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp của nhiều mẹ bỉm sau khi sinh. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng không ít đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy nguyên nhân gì khiến nhiều mẹ bỉm bị tắc sữa? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này cho các mẹ? Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa có thể hiểu nôm na là tắc ống dẫn sữa. Nó xảy ra trong thời kỳ mẹ đang cho con bú khi ống dẫn sữa bị tắc hoặc tắc nghẽn. Lúc này, nó sẽ ngăn không cho sữa mẹ chảy đến núm vú của bạn, khiến sữa mẹ không thể tiết ra bên ngoài.
Ngoài ra, vú của phụ nữ chứa nhiều ống dẫn sữa, tạo thành một mạng lưới bên trong. Những ống dẫn này có nhiệm vụ mang sữa từ mô vú đến núm vú. Khi ống dẫn sữa bị tắc gây ra cục u đỏ, mềm và đau ở vú của bạn. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của ống dẫn sữa bị tắc và cách điều trị tại nhà.
Dấu hiệu cảnh bảo mẹ đang bị tắc tia sữa
Mỗi mẹ có một cơ địa và thể trạng nên dấu hiệu tắc tia sữa ở mỗi mẹ bỉm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ bỉm vẫn có một số dấu hiệu chung để nhận biết như:
-
Sữa không tiết hoặc tiết rất ít cho dù mẹ bỉm dùng mọi cách để vắt, hút
-
Ngực luôn ở trong tình trạng căng cứng, nóng ran và khó chịu.
-
Khi chạm vào ngực thì cảm giác được nhiều cục lợn cợn do sữa tồn đọng vón cục lại.
-
Ngực bị căng tức, đau nhức, khó chịu
Khi có những dấu hiệu này, các mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn hoặc dùng máy hút sữa hút thường xuyên để cải thiện. Tuy nhiên, nếu các mẹ không làm gì và cứ để tình trạng này kéo dài sẽ có thể khiến các mẹ đau nhức, mệt mỏi hơn, lượng sữa cho trẻ bị sụt giảm và thậm chí là mất sữa.
5+ Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều mẹ bỉm bị tắc tia sữa có thể kể đến như:
Sữa mẹ về nhiều
Lượng sữa tiết ra ở mỗi mẹ bỉm là khắc nhau nên có nhiều trường hợp sữa mẹ về quá nhiều mà trẻ bú không hết sẽ gây dư thừa và tồn đọng trong bầu ngực. Hoặc có thể do các mẹ không vắt hoặc vắt sữa không hết khiến sữa bị đọng lại nhiều trong ống dẫn sữa.
Sữa tồn động nhiều cũng với lượng sữa mới sản xuất không ngừng nghỉ sẽ khiến tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn. Khi sữa mẹ lâu ngày không được vắt ra ngoài thì sẽ có thể vón cục dẫn đến tắc tia sữa, đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến mà nhiều mẹ bỉm gặp phải.
Cho con bú không đúng cách
Khi mẹ cho trẻ bú nhưng trẻ ngậm không đúng khớp ngậm, trẻ bú không hết sữa mẹ đã tiết ra. Điều này khiến sẽ mẹ bị dư thừa và ứ đọng lại, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
Mẹ mặc áo ngực sai cách
Từ sau khi sinh, bầu ngực của các mẹ bỉm sẽ không ngừng sản xuất và tiết sữa cho trẻ bú nên sẽ thường bị căng tức. Vì thế, khi các mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc quá bó sẽ khiến mực của các mẹ bị bó ép ảnh hưởng đến ống dẫn sữa. Lúc này, ống dẫn sẽ dễ bị chèn ép gây tắc nghẽn khiến sữa không được lưu thông và dẫn đến tắc tia sữa.
Mẹ bị căng thẳng kéo dài
Tâm trạng của các mẹ sau sinh cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết sữa cho trẻ. Nếu các mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài có thể dễ bị tắc sữa hơn hoặc nặng hơn là có thể bị mất sữa. Bởi vì giai đoạn sau sinh, cuộc sống của mẹ bỉm có nhiều thay đổi lớn và đặc biệt đối với những chị em lần đầu làm mẹ thì việc này càng dễ xảy ra hơn.
Mẹ không thực hiện hút sữa
Khi trẻ bú trực tiếp nhưng không bú sữa tiết ra mà mẹ không tiến hành hút sữa thì sẽ khiến sữa bị đọng lại trong bầu ngực. Đồng thời, nếu không cho trẻ bú và mẹ cũng hút sữa thường xuyên 5 tiếng/ lần thì cũng sẽ gây bít, tắc ống dẫn sữa.
Bị tắc tia sữa có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa là triệu chứng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhưng nếu không điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Một số vấn đề nghiêm trọng mà mẹ bỉm có thể gặp phải như viêm vú dẫn đến nhiễm trùng hay áp xe vú. Áp xe kéo dài có thể chuyển biến thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.
Tình trạng áp xe vú được hình thành từ túi chứa dịch mủ từ cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Dịch mủ trong áp xe là một loại hỗn hợp bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, các tế bào chết, xác vi trùng. Dấu hiệu để nhận biết áp xe vú là chạm vào thấy một khối mềm, sưng nề, nóng đỏ và chạm vào thấy đau.
3+ Phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả
Tắc tia sữa là tình trạng mà các mẹ cần giải quyết nhanh chóng để tránh bị đau nhức kéo dài cũng như ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo:
Thực hành cho trẻ bú đúng cách
Cho trẻ bú thường xuyên, đúng cách cũng sẽ giúp mẹ thông tắc tia sữa hiệu quả. Khi cho bú mẹ nên chú ý cho trẻ ngậm đúng khớp để trẻ bú được nhiều sữa hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên đổi nhiều tư thế khi cho bú để sữa được tiết đều và không gây tắc ở một số vùng.
Tắc tia sữa uống lá gì? 3+ Loại lá cực nhạy không thể bỏ qua
Tắc tia sữa phải làm sao? 10+ Cách chữa tắc tia sữa cực tốt cho mẹ bỉm
Đau nhói cục cứng khi cho con bú là khối u hay tắc tia sữa?
Massage ngực thường xuyên
Một trong những phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả là dung tay massage bầu ngực thường xuyên. Các mẹ chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng, trải đều trên khắp vùng bị tắc sữa. Khi massage thì các mẹ nên massage từ vùng bị tắc sữa hướng về phía núm vú, Hoặc các mẹ có thể dùng các ngón tay chụm lại quanh quầng vú hoặc dùng lòng bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng 2 bên ngực.
Thực hiện phương pháp hút sữa
Để giảm bớt các cơn đau nhức, tức ngực do tắc sữa thì mẹ nên hút sữa thời xuyên theo cữ và sau mỗi lần cho bé bú để hút cạn lượng sữa dư thừa. Đồng thời, mẹ cần hút đúng số cữ bú của bé và mỗi lần hút nên kéo dài từ 15-20 phút để sữa về nhiều.
Khi sữa đã ngừng chảy thì mẹ có thể giữ máy thêm vài phút để kích sữa tốt hơn. Mẹ cũng nên hạn chế việc hút sữa quá lâu để gây tổn thương núm vú.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. |
Các mẹo dân gian giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả
Ngoài những phương pháp trên các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa tắc sữa hiệu quả như:
Sử dụng hành tím
Trong nhân gian, người ta thường dùng hành tím để giúp các mẹ bỉm chữa tắc tia sữa. Các bước thực hiện khá đơn giản, mẹ bỉm chỉ cần lấy hành tím thái lát sau đó áp lên bầu ngực chừa phần đầu ti ra.
Sau khi đắp hành thì các mẹ lấy khăn mỏng phủ lên và băng lại. Lặp lại việc đắp hành mỗi ngày hai lần và kết hợp với massage vùng ngực thì tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện sau 4-5 ngày.
Uống nước lá
Các mẹ bỉm khi bị tắc tia sữa sẽ được khuyên dùng lá đinh lăng và lá bồ công anh nấu nước uống để thông tắc tia sữa. Lá bồ công anh và lá đinh lăng sau khi hái thì đem đi rửa sạch và nấu uống như nước lọc mỗi ngày. Các mẹ nên uống nước khi âm để có hiệu quả tốt hơn.
Đắp lá mít lên ngực
Dùng lá mít để trị tắc tia sữa cũng là một mẹo dân gian khá nổi tiếng và hiệu quả. Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước cho biết, nếu mẹ bỉm bị tắc tia sữa thì nên hái 18 lá mít đem hơ nóng và đắp lên 2 bên ngực. Khi đắp lá các mẹ nên chú ý đắp vào những chỗ cứng nhất trên ngực vì đây là vị trí bị tắc tia sữa nhiều nhất.
Đắp lá mít xong các mẹ nên dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bên ngực và ấn thử xem có tia sữa chảy ra không và lặp lại động tác này nhiều lần đến khi có sữa cho trẻ bú. Sau khi cho trẻ bú xong thì các mẹ nên tiếp tục massage để bầu ngực được thông tắc tia sữa hoàn toàn.
Sử dụng lá tía tô
Không chỉ được sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn, tía tô còn là một loại thuốc chữa tắc tia sữa trong dân gian hiệu quả. Tía tô tươi sau khi hái các mẹ đem đi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước và đắp phần bã lên trên ngực, chừa phần núm vú. Tiếp đó các mẹ dùng một miếng vải sạch cố định vào phần lá đã đắp trên ngực trong 30 phút.
Lặp lại việc đắp lá từ 2-3 lần trong vòng 4 ngày sẽ giúp các mẹ giảm đau, thông tắc tia sữa hiệu quả.
Sử dụng xơ mướp
Trong Đông y, mướp có tính bình, ngọt thường dùng để giải độc, thông kinh lạc và thông tắc sữa ở phụ nữ đang nuôi con bú. Các mẹ có thể lấy xơ mướp từ quả mướp đã già khô, bỏ hạt, phần thịt và đem đi phơi khô. Mướp khi đã phơi khô các mẹ đem thái thành nhiều phần nhỏ và nấu với nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp xơ mướp, hành tươi và gai bồ kết để nấu nước uống để thông tắc tia sữa.
Lưu ý khi áp dụng biện pháp điều trị tắc tia sữa
Với các phương pháp và mẹo dân gian đơn giản trên các mẹ có thể dễ dàng điều trị tắc tia sữa ngay tại nhà. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp trên, các mẹ cần chú ý một số điều sau:
-
Mỗi mẹ bỉm sẽ có cơ địa và thể trạng khác nhau vì thế cần phải xem xét thật kỹ trước khi áp dụng các biện pháp trên.
-
Khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào các mẹ cũng cần phải kiên trì, thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
-
Nếu khi thử qua các biện pháp trên nhưng vẫn không có được hiệu quả như mong muốn thì các mẹ có thể đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.
-
Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng mẹ cảm bị bị ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu thì nên dừng điều trị ngay.
Hướng dẫn phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả
Tắc tia sữa rất phổ biến ở nhiều mẹ bỉm và là tình trình khiến các mẹ phải đau nhức, khó chịu trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể phòng ngừa bằng một số cách như:
Cho con bú sau sinh càng sớm càng tốt
Cho trẻ bú càng sớm sẽ giúp các mẹ giải phóng được sữa non càng nhanh, hạn chế được tình trạng ứ đọng sữa. Để sữa về nhanh hơn thì trước khi cho bú các mẹ có thể dùng khăn ấm để massage nhẹ nhàng 2 bầu vú. Đồng thời khi cảm thấy ngực bị căng tức thì các mẹ nên có trẻ bú ngay bên ngực bị căng và chú ý tư thế bú để trẻ ngậm đúng khớp.
Sau khi trẻ bú xong các mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút hết lượng sữa còn thừa để ngăn chặn tình trạng tắc tia sữa.
Thiết lập chế độ nghỉ ngơi điều độ
Chế độ nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tắc tia sữa của các mẹ. Các mẹ cần phải có chế độ nghỉ ngơi và nuôi con nhỏ phù hợp, cần phải ngủ đủ giấc và tranh thủ ngủ khi có thời gian. Các mẹ cũng cần phải chia sẻ bớt các công việc chăm sóc con nhỏ với chồng và gia đình để có nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân hơn.
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Mẹ chớ chủ quan khi tắc tia sữa bị sốt. Cách hạ sốt hiệu quả
Hạn chế căng thẳng tối đa
Khi mẹ bỉm căng thẳng sẽ khiến tuyến yên tiết ra hormone prolactin để điều hòa việc tiết sữa hoạt động kém đi gây tắc tia sữa hoặc mất sữa. Vì thế, trong giai đoạn sau sinh các mẹ cần phải giữ cho mình tinh thần thật thoải mái, hạn chế việc lo lắng khiến bản thân bị stress.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để tiết sữa nhiều hơn cho trẻ và phục hồi cơ thể sau sinh thì các mẹ cần phải bổ sung cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất. Các mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu các chất dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin và khoáng chất. Trong mỗi bữa ăn các mẹ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ và các thực phẩm lợi sữa như canh giò hầm đu đủ, canh rau ngót thịt bò, canh xương hầm đậu đỏ,...
Tắc tia sữa là một trong những rắc rối lớn của nhiều mẹ bỉm trong quá trình chăm con nhỏ sau sinh. Bởi vì không những khiến các mẹ đau nhức, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến cả nguồn sữa của trẻ. Vì thế, để có thể nuôi con khỏe mạnh, trưởng thành các mẹ cần phải phòng ngừa, khắc phục các triệu chứng tắc tia sữa thật tốt. Chúc các mẹ có hành trình nuôi con thành công, hạnh phúc.
Managing plugged ducts, mastitis when breastfeeding - Truy cập ngày 22/2/2023
https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/managing-plugged-ducts-mastitis-when-breastfeeding
Blocked milk ducts - Truy cập ngày 22/2/2023
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/common-concerns/blocked-milk-ducts