zalo
Tìm hiểu sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh từ A đến Z
Tâm lý sau sinh

Tìm hiểu sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh từ A đến Z

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

01/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều sự thay đổi sau khi sinh, trong đó, thay đổi tâm lý là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh có nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: vui, buồn thất thường, thường xuyên khóc, trầm cảm, và rối loạn tâm thần, lo âu. Các mẹ hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề thay đổi tâm lý này nhé. 

1. Các trạng thái tâm lý của phụ nữ sau sinh thường thấy

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 85 đến 90% phụ nữ sau sinh phải đối mặt với vấn đề thay đổi tâm lý. Điều này xảy ra do những thay đổi, xáo trộn đột ngột, khiến mẹ chưa kịp thích nghi làm quen. Bên cạnh đó, những áp lực vô hình từ bản thân, gia đình, những người xung quanh cũng có khả năng dẫn đến sự thay đổi này. Các trạng thái tâm lý thường thấy ở phụ nữ sau sinh gồm có: 

Tâm trạng vui

Việc chào đón một thiên thần bé nhỏ mới chào đời chắc chắn sẽ là liều thuốc tinh thần tốt nhất dành cho mẹ. Tâm trạng chung của hầu hết bà mẹ sau sinh lúc này sẽ là vui vẻ và hạnh phúc. 

Vui vẻ là trạng thái tâm lý đầu tiên của phụ nữ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lo lắng

Sau niềm vui và hạnh phúc, lo lắng là một vấn đề thường gặp ở các mẹ sau sinh. Lúc này, sẽ có hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi xuất hiện trong đầu của mẹ. Từ việc chăm con thế nào cho tốt? Nuôi dưỡng em bé ra sao? cho đến mình có thể làm một người mẹ tốt không? Bên cạnh những câu hỏi trên, các mẹ cũng hay lo lắng về việc sau khi sinh con thì chồng sẽ chán và đi ngoại tình. 

Lo lắng là trạng thái thường thấy ở mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn

Đứng trước rất nhiều sự lo lắng tiêu cực và không có lời giải đáp, mẹ sau sinh chắc chắn sẽ lâm vào trạng thái buồn bực. Sự buồn bực này phát triển từ nhẹ, và lớn lên theo thời gian. Dần dà, tâm trạng của mẹ sẽ có sự thay đổi và biến chuyển rõ rệt. Đây là lúc mẹ cần chia sẻ và nói ra những lời trong lòng để giải quyết vấn đề. 

Mẹ sau sinh thường có tâm trạng buồn bã (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cáu giận

Sự buồn bực tích tụ lâu dài trong người sẽ khiến tâm trạng mẹ dễ cáu giận. Có lẽ những chuyện không vừa ý từ nhỏ nhất cũng sẽ khiến mẹ phản ứng thái quá và gay gắt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến không khí gia đình, tình cảm vợ chồng và giao tiếp với mọi người xung quanh. 

Mẹ sau sinh có thể cáu giận vì những thay đổi tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tự trách

Sau tất cả trạng thái kể trên, mẹ sau sinh sẽ lâm vào tình trạng tự trách. Mẹ tự trách bản thân vì sao lại hành xử xấu với chồng, với con, với mọi người. Sau đó, mẹ sẽ quy chụp tất cả nguyên nhân vào bản thân mình. Ví dụ, con không chịu bú sữa cũng do mình, chồng đi ngoại tình cũng do mình, và cho rằng bản thân mình không tốt. 

Mẹ sau sinh đôi khi rơi vào tâm lý tự trách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể thấy rằng, 5 cảm xúc nêu trên là diễn biến tâm lý chính xác nhất dành cho các mẹ sau khi sinh. Nếu mẹ thực sự lâm vào tình trạng tự trách, sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Lúc này, mẹ sẽ gặp phải một số vấn đề như trầm cảm, stress, rối loạn tâm thần, lo âu. 

Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thay đổi tâm lý sau sinh chính là chia sẻ để thấu hiểu. Trong diễn biến tâm lý lo lắng, mẹ đang tự đặt ra cho bản thân mình rất nhiều câu hỏi. Nếu những câu hỏi này không được giải đáp, sẽ dẫn đến một loạt hệ lụy phía sau. Do đó,khi mẹ có câu hỏi, hãy chia sẻ với chồng, với bố mẹ, gia đình và bạn bè để nhận được sự cảm thông và chia sẻ. Qua đó, mẹ sẽ không còn nỗi lo về việc làm mẹ nữa. 

Xem thêm: Tìm hiểu thêm các vấn đề tâm lý ở phụ nữ sau sinh

2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý sau sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia thành 2 nguyên nhân chính của ngọn nguồn vấn đề. Chúng bao gồm: Nguyên nhân từ bên trong và tác động từ bên ngoài. 

Nguyên nhân bên trong: 

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ: Sau khi sinh em bé, cơ thể mẹ thường xuất hiện tình trạng thiếu hụt estrogen và progesterone. Đây là hai thành tố quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố của phụ nữ. Chính vì vậy, sau khi sinh em bé mẹ thường gặp phải vấn đề mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi hoocmon. Điều này gây ra những thay đổi sinh hoạt mà mẹ chưa kịp tiếp nhận, ảnh hưởng đến tâm trạng. 

  • Áp lực khi trở thành mẹ: Hầu như 100% mẹ sinh em bé lần đầu đều gặp phải tình trạng áp lực khi trở thành mẹ. Có một sự thật rằng, phụ nữ chúng ta sinh ra không phải đã biết làm mẹ. Mà theo thời gian, khi mang thai và chuẩn bị có con là thời điểm mà phụ nữ chuẩn bị tâm lý, kiến thức để trở thành mẹ. Vì vậy, những áp lực khi trở thành mẹ vô hình chung ảnh hưởng xấu đến tâm lý của phụ nữ. 

Thay đổi cơ thể và áp lực làm mẹ dẫn đến thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân từ bên ngoài: 

  • Thiếu sự quan tâm từ người chồng: Từ giai đoạn mang thai cho đến sau khi sinh, người chồng đóng vai trò rất quan trọng tới tâm lý người vợ. Sự quan tâm, thấu hiểu, tinh tế của người chồng sẽ giúp vợ được thoải mái tinh thần. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người chồng nào cũng làm được điều đó. Do đó, đây cũng là nguyên nhân khiến tâm lý của mẹ sau sinh không ổn định. 

  • Điều kiện kinh tế không ổn định: Kinh tế không làm nên hạnh phúc nhưng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc bạn có hạnh phúc hay không. Vì vậy, nếu mẹ vừa nuôi con, vừa phải lo lắng về cơm áo gạo tiền sẽ khiến tâm trạng dễ bị sa sút. Một điều kiện kinh tế tốt sẽ giúp mẹ chuyên tâm với việc làm mẹ, chăm con trong thời gian đầu sau sinh. 

  • Sự phán xét của người ngoài: Mỗi người sẽ cách để trở thành người mẹ tốt khác nhau. Vì thế, có thể người này sẽ không đồng tình với cách chăm sóc, dạy con của người kia và buông những lời phán xét tiêu cực. Đây cũng là nguyên nhân khiến tấm lý của mẹ bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực. 

Sự vô tâm từ chồng và những người xung quanh cũng khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Các hội chứng tâm lý nguy hiểm đối với mẹ sau sinh

Sau đây thông tin về các hội chứng tâm lý gây nguy hiểm đối với mẹ sau sinh. Nếu mẹ sau sinh nào đang có những dấu hiệu sau đây, hãy lập tức tìm sự giúp đỡ từ người thân, gia đình, bạn bè và những bác sĩ có chuyên môn nhé. 

3.1 Hội chứng Baby Blues

Baby Blues được biết đến là hội chứng thay đổi tâm lý nhẹ, xảy ra trong chốc lát trong thời kỳ sau sinh. Thời gian xảy ra hội chứng này kéo dài khoảng từ 10 ngày đến vài tuần sau sinh. Hầu hết 100% phụ nữ sau sinh đều mắc phải hội chứng Baby Blues. 

Hội chứng Baby Blues (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu để nhận biết Baby Blues bao gồm: 

  • Tâm trạng thất thường, dễ thay đổi cảm xúc, buồn vui lẫn lẫn, đôi khi lo lắng. 

  • Mẹ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon

  • Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, hay mơ. 

Đây là hội chứng khá nhẹ và ít ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ sau sinh nhất. Tuy nhiên, nếu thời gian mắc kéo dài, mẹ có thể gặp một số vấn đề như mệt mỏi, không có sức lực, ít sữa. Chính vì vậy, nếu mẹ thấy xuất hiện những triệu chứng trên, hãy tìm cách giải quyết và tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn nhé. 

3.2 Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm ở các mẹ sau khi sinh em bé. Đặc biệt, bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới đời sống thường nhật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Vì thế, các mẹ sau sinh tuyệt đối không được lơ là với các dấu hiệu trầm cảm. 

Trầm cảm sau sinh có biểu hiện gần giống với hội chứng Baby Blues kể trên nhưng ở mức độ nặng hơn. Phụ nữ có thể bị trầm cảm ngay sau khi sinh, hoặc vài tháng sau khi sinh. Điều này tùy thuộc vào các yếu tố, môi trường tác động. 

Trầm cảm sau sinh cực kỳ nguy hiểm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh: 

  • Tâm trạng buồn bã, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực.

  • Tinh thần kém, thường xuyên mất ngủ, không muốn giao tiếp với người khác. 

  • Có ý định tự tử, làm hại bản thân và con.

  • Thường xuất hiện ý nghĩ trách móc trong đầu, cáu giận và không hài lòng với mọi việc xung quanh. 

Có thể khẳng định rằng, trầm cảm sau sinh là bệnh lý nguy hiểm, tuyệt đối không thể chủ quan. Nếu mẹ nào đang gặp phải vấn đề trên, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. 

Rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là trạng thái hiếm gặp ở phụ nữ sau sinh, tỷ lệ mắc thường vào khoảng 0,1 tới 0,2%. Nghĩa là trong khoảng 1000 mẹ sau sinh sẽ có từ 1 đến 2 người mắc phải hội chứng này. Dù ít gặp nhưng đây là bệnh lý nguy hiểm không kém trầm cảm sau sinh. 

Những phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng này sẽ có biểu hiện giống với người tâm thần, luôn trong trạng thái không tỉnh táo, hoảng tưởng. 

Rối loạn tâm thần sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần sau sinh: 

  • Mẹ dễ bị kích động, và tinh thần thiếu tỉnh táo. 

  • Bỏ bê con cái, không quan tâm đến sự vật xung quanh, luôn làm theo ý mình. 

  • Thường xuyên mất ngủ, cáu kỉnh và không yên. 

  • Có suy nghĩ làm hại bản thân và con. 

3.4 Rối loạn lo âu sau sinh

Đây là trạng thái phổ biến rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Nguyên nhân xuất phát từ việc lần đầu làm mẹ nên thường có nhiều lo lắng, băn khoăn. 

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu sau sinh: 

  • Thường xuyên lo lắng về mọi vấn đề, từ nhỏ nhất. 

  • Thường xuyên bị mất ngủ, cảm thấy chán ăn, ăn kém ngon miệng. 

  • Thường thất thần, suy nghĩ vẩn vơ, không vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. 

4. Ảnh hưởng của thay đổi tâm lý tới mẹ và bé

Sự thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Có lẽ mẹ không viết, môi trường sống sẽ tác động rất lớn đến việc hình thành tính cách và nhân cách của một đứa trẻ. Do đó, một đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương của cha mẹ sẽ có xu hướng phát triển vượt trội hơn những đứa trẻ khác. Vì thế, việc mẹ bị mắc các hội chứng tâm lý có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con. 

Thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh gây ảnh hưởng tới mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Đối với mẹ: Thay đổi tâm lý khiến mẹ trở nên “không còn là mình”. Mọi suy nghĩ, hành động của mẹ thường bị chi phối bởi một nhân cách khác. Vì thế, có đôi khi mẹ không thể tự làm chủ hành động của mình, gây nguy hiểm tới chính bản thân và những người xung quanh. Cùng với đó, thay đổi tâm lý khiến sức khỏe của mẹ bị suy giảm đáng kể. Thậm chí, những biến chứng nguy hiểm của thay đổi tâm lý như trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ chọn cách tự tử. 

  • Đối với em bé: Các em bé có mẹ gặp phải vấn đề tâm lý sau sinh thường nhận được ít sự quan tâm hơn. Bởi khi này, mẹ không đủ tỉnh táo và tâm trí để chăm sóc cho em bé. Không những vậy, em bé cũng ít có khả năng được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hơn, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí lực của trẻ. Cuối cùng, một người mẹ mắc phải vấn đề tâm lý sau sinh có thể làm ra những gây động nguy hiểm đối với con mình. Do đó, em bé sẽ gặp nguy hiểm, khó phát triển toàn diện. 

5. Cách phòng ngừa trầm cảm, rối loạn tâm thần cho phụ nữ sau sinh

Trầm cảm, rối loạn tâm thần sau sinh đều là những hội chứng tâm lý cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, mẹ nên chủ động tìm cách phòng ngừa những vấn đề này xảy ra ngay từ khi mang thai. Sau đây là những cách Monkey muốn giới thiệu, các mẹ hãy tham khảo nhé. 

Bổ sung kiến thức 

Mọi lo lắng của mẹ sau sinh đều xuất phát từ vấn đề thiếu kiến thức. Do đó, mẹ hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức về mang thai, chăm con, nuôi con trong lúc mang thai và sau khi sinh. Như vậy, mẹ sẽ không còn áp lực việc phải trở thành mẹ nữa.

Bổ sung kiến thức là giải pháp tốt nhất giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quan tâm tới chính mình

Mẹ hãy luôn nhớ rằng, nếu chính bản thân mình không quan tâm tới mình, thì không có quyền đòi hỏi người khác phải quan tâm mình. Vì vậy, để nhận được sự quan tâm và trân trọng từ những người xung quanh, mẹ hãy trân trọng mình trước tiên nhé. Mẹ hãy lắng nghe và theo dõi những sự thay đổi nhỏ nhất từ trong cơ thể của mình. Nhờ đó, mẹ sẽ biết được sự thay đổi đó là tốt hay xấu để có các biện pháp can thiệp kịp thời. 

Mẹ nên chăm sóc mình để tránh các vấn đề về tâm lý sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cởi mở, chia sẻ suy nghĩ, vấn đề của mình với mọi người

Lần đầu tiên mang thai, làm mẹ, phụ nữ sẽ có sự bỡ ngỡ và nhiều vấn đề thắc mắc. Vì vậy, mẹ hãy chủ động chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải với mọi người xung quanh để được giải đáp và gỡ rối. Nhờ đó, mẹ sẽ không còn bị bận lòng vì những vấn đề không đáng có, tạo thành gánh nặng tâm lý. 

Chia sẻ với mọi người vấn đề mình gặp phải (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng với mẹ mang thai và sau sinh. Nhờ đó, mẹ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình và em bé. Như vậy, khi xuất hiện bất kỳ nào về tâm lý, mẹ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bác sĩ có chuyên môn. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

6. Kết luận

Trên đây là những vấn đề và thay đổi tâm lý phụ nữ sau sinh. Có lẽ các mẹ đã từng, chưa hoặc sắp gặp những dấu hiệu nêu trên. Nhưng dù thế nào đi nữa, mẹ hãy luôn nhớ rằng, chia sẻ là việc làm cần thiết để được thấu hiểu và quan tâm. Vì vậy, mẹ hãy tích cực chia sẻ suy nghĩ, tâm trạng của mình với mọi người để nhận được thấu hiểu và cảm thấy thoải mái hơn nhé. Monkey chúc mẹ sẽ có một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc. 

 

Postpartum depression - Truy cập ngày 01/04/2022

https://www.womenshealth.gov/mental-health/mental-health-conditions/postpartum-depression

Postpartum Rage: The Unspoken Emotion of New Motherhood

https://www.healthline.com/health/postpartum-rage

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!