Nếu chưa từng có con, cha mẹ sẽ khó tránh khỏi bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Bởi từ việc kết hôn đến có con là hai khái niệm, cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, để tránh sốc tâm lý khi có con lần đầu, ba mẹ hãy tham khảo 3+ cách sau đây nhé.
Ba mẹ bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng
Bên cạnh cách hội chứng nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn tinh thần, sốc tâm lý cũng là vấn đề gây nguy hiểm tới sức khỏe, tinh thần của mẹ sau sinh.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, có tới 90% các cặp cha mẹ rơi vào tình trạng sốc tâm lý khi sinh con đầu lòng. Con số khổng lồ này cho thấy vấn đề các cặp vợ chồng trẻ bị sốc tâm lý khi có con lần đầu khá phổ biến. Và điều này không hề tốt đối với thể chất và tinh thần của các ba mẹ.
Trên thực tế, đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi bố mẹ trẻ mắc phải tình trạng sốc tâm lý. Vì vậy, mỗi người chồng, người vợ cần phải chuẩn bị thật kỹ càng, sẵn sàng trước khi trở thành bố mẹ. Nhờ đó, cuộc sống gia đình sau khi có con sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Đồng thời, điều này sẽ ngăn chặn toàn bộ nguy cơ bị sốc tâm lý sau khi có con, gây ảnh hưởng không tốt tới đời sống gia đình và tình cảm vợ chồng.
Biểu hiện bị sốc tâm lý lần đầu có con
Sinh con đầu lòng là dấu mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự thay đổi trong cuộc sống gia đình. Bên cạnh niềm vui, sự hạnh phúc khi chào đón thiên thần nhỏ, những áp lực, bỡ ngỡ có thể ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của ba mẹ. Vì thế, ba mẹ hãy lưu tâm đến những dấu hiệu sốc tâm lý sau khi có con lần đầu sau đây nhé.
Biểu hiện của mẹ
-
Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an, không an toàn sau khi sinh con
-
Tâm trạng trở nên nhạy cảm, cảm xúc dễ bị thay đổi và tác động, trở nên bi quan và hay khóc lóc.
-
Cảm thấy tù túng, ngột ngạt, mất đi tự do, không còn là chính mình.
-
Tâm lý chán nản, không hào hứng và quan tâm tới mọi người xung quanh, bao gồm con cái và bạn đời.
-
Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực.
Xem thêm: Những thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Biểu hiện của bố
-
Cảm thấy cuộc sống đảo lộn, mất đi sự tự do, bị gò bó và kìm hãm.
-
Không muốn gần gũi vợ và con.
-
Cảm thấy chán nản khi ở nhà, muốn đi ra ngoài nhiều hơn.
3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc tâm lý sau có con
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bị sốc tâm lý sau khi có con. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm gọn lại qua 3 lý do sau đây:
Sự thay đổi nếp sống đột ngột khiến ba mẹ khó tiếp nhận
Trước khi có con, cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ thường rất tự do và thoải mái. Chính vì vậy, họ đã quen với nếp sống tự tại như vậy. Sau khi có con, họ trở thành những người cha, người mẹ, có trách nhiệm chăm lo cho một sinh mệnh khác. Vì thế, trong một tâm thế chưa sẵn sàng, bị bở ngỡ là điều không thể tránh khỏi.
Khi chưa có con, bạn có thể ăn, ngủ, nghỉ tùy theo ý muốn. Nhưng sau khi có em bé, việc ăn, ngủ, nghỉ của bạn cần tuân thủ thời gian và phụ thuộc lớn vào giờ sinh hoạt của con. Có khi bạn phải thức đêm cho con ti, hay thậm chí là dỗ dành khi con quấy khóc. Điều này gây ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Một vài ngày đầu, ba mẹ có thể cảm thấy đây không phải vấn đề lớn. Nhưng càng kéo dài về sau, ba mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản với lối sống như vậy.
Thiếu quan tâm và chia sẻ lẫn nhau
Có con giống với việc có một “người thứ ba” xen vào giữa hai vợ chồng. Người thứ ba này sẽ vừa đóng vai trò kết nối tình cảm của ba mẹ, vừa là yếu tố khiến tình cảm vợ chồng ngày càng xa cách nếu không biết chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.
Có đôi khi ba mẹ quá tập trung vào quan tâm, chăm sóc em bé mà quên đi chính người bạn đời của mình. Điều này khiến tình cảm vợ chồng, gia đình ngày càng xa cách, không khăng khít như trước. Cuối cùng, nó có thể gây ra nguy cơ tan vỡ trong hôn nhân.
Áp lực tài chính
Một nền tảng tài chính vững chắc trước khi sinh con sẽ giúp cuộc sống gia đình hạnh phúc và vui vẻ hơn. Việc chăm sóc trẻ nhỏ chiếm một khoản chi phí khá lớn trong chi tiêu gia đình. Khi con còn nhỏ, ba mẹ phải lo lắng các khoản tiền sữa, bỉm, quần áo, các loại vitamin, canxi bổ sung dinh dưỡng. Khi con lớn hơn một chút, ba mẹ phải chi tiêu các khoản tiền ăn, tiền học, tiền sinh hoạt phí,...
Có thể thấy, để nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện từ 0 đến 18 tuổi sẽ tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, nếu ba mẹ không chuẩn bị tốt nền tảng tài chính sẽ khiến bản thân bị choáng ngợp trong các khoản chi tiêu. Và việc bị sốc tâm lý sau khi sinh con là điều khó tránh khỏi.
Hậu quả khi phụ nữ bị sốc tâm lý khi lần đầu sinh em bé
Thông thường, phụ nữ sẽ bị sốc tâm lý nhiều hơn so với nam giới sau khi sinh con. Bởi phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thay đổi hình dáng, thay đổi nội tiết, thay đổi thói quen sinh hoạt hơn so với người chồng. Chính vì thế, khi phụ nữ bị sốc tâm lý sau khi sinh con đầu cũng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Sức khỏe suy giảm
Một trong những vấn đề mẹ phải đối mặt khi bị sốc tâm lý chính là sức khỏe suy giảm. Trong thời gian sau khi sinh, mẹ phải lo lắng, quan tâm, để ý quá nhiều thứ. Từ việc chăm sóc con thế nào, nuôi dưỡng ra sao, đến việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe cho chính mình.
Chính vì vậy, khi tinh thần không được ổn định, mẹ sẽ khó lòng làm tốt những việc kể trên. Trong một khoảng thời gian dài, cơ thể mẹ không được nghỉ ngơi tốt nhất, bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe.
Tinh thần không ổn định
100% các bà mẹ sau khi sinh con đầu lòng bị sốc tâm lý đề đối mặt với vấn đề tinh thần không ổn định. Lúc này, mẹ có rất nhiều cảm xúc tiêu cực và khó lòng giãi bày. Mẹ sẽ hay suy nghĩ tới các vấn đề chưa xảy ra và suy diễn tới các tính huống xấu nhất. Chính vì vậy, năng lượng tiêu cực trong mẹ ngày càng lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
3 Cách vượt qua cú sốc sinh con đầu lòng hiệu quả
Chẳng ba mẹ nào muốn gặp phải vấn đề tâm lý sau khi sinh con. bởi bất kỳ ai cũng mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Chính vì vậy, khi ba mẹ chẳng may mắc phải tình trạng trên, hãy vững tâm, và thử một trong 3 biện pháp sau đây nhé.
Cách 1: Chủ động nói chuyện và chia sẻ với nhau
Trong một gia đình, có thể chỉ có vợ hoặc chồng, thậm chí là cả hai đều gặp phải vấn đề tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Và cách tháo gỡ tốt nhất chính là cùng nhau chia sẻ và cởi mở mọi vấn đề.
Hãy chủ động nói cho vợ hoặc chồng của bạn biết vấn đề bạn đang gặp phải là gì? Bạn mong muốn giải quyết nó ra sao? Và họ có thể giúp gì cho bạn?
Đồng thời, hãy hỏi thăm ngược lại suy nghĩ và cảm xúc của đối phương sau khi có con. Điều này sẽ giúp cả hai có sự san sẻ, đồng cảm và yêu thương nhau nhiều hơn.
Xem thêm: 5 Cách điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả
Cách 2: Cùng nhau chăm con và chăm sóc gia đình
Khi chưa có con, hai vợ chồng có thể chung sống với nhau tùy ý. Tuy nhiên, khi đã có con, mọi việc đều cần được ngăn nắp và trật tự. giữa hàng trăm việc chăm con, dọn dẹp nhà cửa, làm việc, nấu cơm, rửa bát, quét nhà, đừng coi đó là việc của riêng ai.
Thay vào đó, vợ chồng hãy có sự san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này sẽ giúp tinh thần của các thành viên trong gia đình luôn thoải mái, và có cảm giác được chia sẻ, yêu thương lẫn nhau.
Cách 3: Nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của bác sĩ
Khi xuất hiện vấn đề liên quan đến tâm lý và bạn cảm thấy thật khó để giải quyết, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Họ là những người có chuyên môn, từng tiếp xúc, nói chuyện với nhiều trường hợp tương tự. Vì thế, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cực kỳ hữu ích cho bạn, giúp bạn giải quyết vấn đề đang gặp phải.
3+ Cách phòng tránh sốc tâm lý khi sinh con đầu lòng
Sốc tâm lý sau khi sinh con thực sự rất nguy hiểm đối với các bậc cha mẹ. Chính vì vậy, để tránh khỏi vấn đề trên, ba mẹ hãy tham khảo một số cách phòng tránh sau đây nhé.
Trang bị kiến thức trước khi sinh con
Việc chăm sóc em bé và bản thân trong thai kỳ và sau khi sinh là điều không hề dễ chút nào. Chính vì vậy, để sẵn sàng trở thành ba mẹ, hãy chủ động tìm kiếm và học hỏi thêm kiến thức trước khi có con.
Thông thường, những kiến thức ba mẹ nên tìm hiểu chính là việc chăm sóc con qua các giai đoạn, chăm sóc mẹ khi đang mang và sau sinh, bổ sung dinh dưỡng, các phương pháp ăn dặm, giai đoạn phát triển, giáo dục trẻ. Thông qua việc tìm hiểu, ba mẹ sẽ chuẩn bị được cho mình một lộ trình phát triển của trẻ, để về sau không bị bỡ ngỡ.
Chuẩn bị tốt điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế tốt sẽ giúp ba mẹ giảm bớt được áp lực tiền bạc sau sinh có con và tránh khỏi mâu thuẫn, cãi vã về tiền bạc trong gia đình. Vì vậy, ba mẹ hãy chuẩn bị điều kiện kinh tế thật đầy đủ trước khi có ý định sinh em bé nhé.
Chia sẻ, cởi mở trong mọi vấn đề
Chia sẻ, cởi mở sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nhau và tránh khỏi những hiểu lầm đáng tiếc. Vì thế, ba mẹ hãy tự tạo thói quen chia sẻ mọi vấn đề với nhau ngay từ khi chưa có em bé. Điều này sẽ tạo ra sự thấu hiểu và thói quen tốt ngay từ ban đầu.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp ba mẹ có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi sinh con. Qua đó, việc chào đón thêm một thiên thần mới sẽ tạo ra nhiều niềm vui và hạnh phúc trong gia đình và đời sống vợ chồng.
Ba mẹ đừng quên theo dõi thêm nhiều kiến thức, câu chuyện hay tại chuyên mục Tâm lý sau sinh nhé.
Birth trauma (emotional) - Truy cập ngày 7/4/2022
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/birth-trauma-emotional
Mothers' Response to Psychological Birth Trauma: A Qualitative Study - Truy cập ngày 7/4/2022