Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất
Tâm lý sau sinh

Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

05/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ ai cũng muốn trở thành người mẹ, người vợ tốt của gia đình. Nhưng những áp lực vô hình có thể khiến họ mệt mỏi, dần dà tạo ra những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý. Ngày càng có nhiều các mẹ sau sinh mắc phải vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn. Vì thế, các phương pháp điều trị tâm lý sau sinh mang lại hiệu quả tốt nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Hãy cùng Monkey tìm hiểu về những phương pháp trị liệu này trong bài viết sau nhé.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Các hội chứng tâm lý sau sinh nguy hiểm đến sức khỏe

Sau thời kỳ sinh nở, phụ nữ thường mắc phải một số vấn đề tâm lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó, có 3 hội chứng mẹ sau sinh nên biết gồm: Trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần và Baby Blues. 

Trầm cảm sau sinh

Là một trong những trạng thái tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng lớn nhất tới sức khỏe của mẹ. Những mẹ bị trầm cảm sau sinh thường có xu hướng tìm cách tự tử, thậm chí làm hại tới con của mình. Tinh thần của họ luôn ủ rũ, suy nghĩ mọi vấn đề theo hướng tiêu cực, tự gây áp lực cho chính mình. 

Thời gian đầu, các biểu hiện của trầm cảm sau sinh thường không rõ rệt, xuất hiện khá nhỏ. Tuy nhiên thời gian càng dài, các triệu chứng bệnh càng hiện rõ và cần điều trị kịp thời. 

Trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Ngoài ra, vấn đề này còn có thể do những tác động từ bên ngoài như: mối quan hệ gia đình, vợ chồng không tốt, kinh tế không ổn định,... Ngày này, ngày càng có nhiều phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng trầm cảm. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được lơ là với những triệu chứng sau đây nhé: 

  • Thường xuyên mất ngủ, lo âu và căng thẳng đầu óc. 

  • Tinh thần không ổn định, vui buồn lẫn lộn, cảm xúc thay đổi nhanh. 

  • Không muốn giao tiếp, tiếp xúc, chia sẻ với những người xung quanh.

  • Thường xuyên xuất hiện suy nghĩ tự tử, làm hại con, trách móc những người xung quanh. 

Xem thêm: Thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần là trạng thái tinh thần không minh mẫn, sáng suốt. Các mẹ sau sinh rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh thường có biểu hiện hoang tưởng, hay tự mình suy diễn lung tung. Mặc dù đây là bệnh lý hiếm gặp hơn nhưng cực kỳ nguy hiểm. Bởi các mẹ nếu rơi vào tình trạng này sẽ có nguy cơ gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh. 

Rối loạn tâm thần sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ sau sinh nào có một trong những biểu hiện sau, hãy lập tức tìm sự tư vấn từ bác sĩ nhé. 

  • Thường xuyên mất ngủ, ăn kém, không có tinh thần. 

  • Dễ nổi giận và kích động, cảm xúc bị chi phối bởi các sự việc nhỏ nhất. 

  • Trạng thái tinh thần ủ rũ, thường xuyên xuất hiện ảo giác. 

Baby Blues

Baby Blues là hội chứng nhẹ nhất trong các diễn biến tâm lý mẹ sau sinh. Những người mắc hội chứng Baby Blues thường mới chớm gặp vấn đề về tâm lý. Do đó, các biểu hiện cũng nhẹ hơn và dễ giải quyết hơn. Tuy nhiên, vì biểu hiện nhẹ nên cũng khó khăn hơn trong việc nhận biết Baby Blues. Về lâu dài, Baby Blues sẽ ngày càng nghiêm trọng và trở thành trầm cảm sau sinh. 

Hội chứng Baby Blues (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dấu hiệu giúp phát hiện mắc hội chứng Baby Blues bao gồm: 

  • Mất ngủ và thường xuyên chán ăn, ăn kém. 

  • Tâm trạng có dấu hiệu sa sút, hay suy nghĩ vẩn vơ. 

  • Khép mình, ngại giao tiếp và nói chuyện với mọi người xung quanh. 

Nguyên dẫn dẫn đến thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh. Trong đó, những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này bao gồm: 

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, mẹ sau sinh sẽ gặp phải đối mặt với một số thay đổi của cơ thể. 

Sự thay đổi nội tiết tố và bên ngoài cơ thể khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Đầu tiên là vấn đề cân nặng, các mẹ thường có xu hướng tăng cân khó kiểm soát do nhu cầu dinh dưỡng lớn. Điều này khiến mẹ có tâm lý tự ti về ngoại hình, tạo ra sự thay đổi, mất cân bằng nội tiết tố bên trọng. 

  • Thứ hai, chế độ sinh hoạt và đồng hồ sinh học của mẹ cũng có sự thay đổi lớn. Khi mang thai, mẹ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đến thời điểm sau sinh, mẹ phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc em bé, thức khuya, nghỉ ngơi kém chất lượng. Điều này tạo ra sự đảo lộn nếp sinh hoạt của mình, khiến cơ thể phải làm quen lại từ đầu. 

Sự vô tâm của người thân, gia đình

Nếu sản phụ nhận được sự quan tâm, chăm sóc và cảm thông của người chồng sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh hơn. Ngược lại, khi phụ nữ ít được quan tâm, chia sẻ từ những người xung quanh sẽ gây ra sự ức chế trong tâm lý. Về lâu dài, sự ức chế này sẽ ngày càng lớn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của chính mẹ và những người xung quanh. 

Sự vô tâm từ gia đình và mọi người xung quanh khiến phụ nữ stress sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Áp lực khi trở thành mẹ

Phụ nữ sinh ra không phải đã làm mẹ, mà họ đang học cách trở thành mẹ. Bởi lẽ đó, phụ nữ luôn có một áp lực vô hình phải trở thành một người mẹ tốt, đặc biệt với những người sinh con lần đầu. Áp lực này khiến họ bị căng thẳng và buồn rầu mỗi khi làm không tốt một điều gì đó. Thậm chí, mọi vấn đề xảy ra với em bé đều bị quy chụp vào trách nhiệm của người mẹ. Theo thời gian, áp lực này khiến mẹ ngày càng mệt mỏi, trở nên ủ rũ, mất đi sức sống. 

Áp lực khi làm mẹ khiến nhiều phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chúng ta có thể thấy rằng, làm mẹ là một điều không hề dễ dàng đối với phụ nữ. Không có bất kỳ ai sinh ra đã biết cách để trở thành một người mẹ tốt. Họ cần thời gian, cần sự hướng dẫn, sự quan tâm và sẻ chia của tất cả mọi người. Vì vậy, những người chồng, người thân hãy cảm thông và chia sẻ với vợ trong giai đoạn mang thai và sinh con cực kỳ gian khổ này. 

5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất 

Nhận biết rõ vấn đề và dấu hiệu của các hội chứng tâm lý sau sinh sẽ giúp chúng ta có cách điều trị kịp thời. Phát hiện càng sớm, việc điều trị tâm lý sau sinh sẽ càng hiệu quả và dễ dàng. Thế nên, khi mẹ sau sinh gặp những vấn đề về tâm lý, hãy chia sẻ với người thân và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nhé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tâm lý, trầm cảm sau sinh hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo. 

Điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, một số biện pháp tư vấn tâm lý cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Các mẹ hãy tham khảo và sử dụng kết hợp đồng thời để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. 

Tư vấn tâm lý

Đây là phương pháp điều trị tưởng đơn giản nhưng lại có hiệu quả cực kỳ tốt. Thông qua cách này, mẹ sẽ có cơ hội giãi bày mọi vấn đề, khúc mắc bên trong và từ từ được tháo gỡ.

Thông thường, mẹ sẽ tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý để được tư vấn một cách bài bản. Đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ, mẹ có thể chia sẻ ngay với những người xung quanh để nhận được sự động viên tốt nhất.  

Tìm đến sự tư vấn tâm lý của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi đầy đủ

Một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý ở phụ nữ sau sinh là mất ngủ kéo dài. Về lâu dài, mất ngủ sẽ khiến cơ thể mẹ bị mệt mỏi, thần kinh căng thẳng. Vậy nên, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc sẽ là cách điều trị trầm cảm sau sinh cực kỳ hữu hiệu.

Thời gian nghỉ ngơi tốt nhất cho cơ thể mẹ sau sinh là từ 8 đến 10h mỗi ngày. Và mẹ tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như cafein và nicotin. Mẹ hãy nhớ nhé, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một tinh thần khỏe mạnh.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giúp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi điều trị tâm lý. Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn khá yếu, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe là cực kỳ lớn. Nhờ bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, sức khỏe của mẹ sẽ được được cải thiện tốt hơn. Cơ thể khỏe mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một tinh thần khỏe mạnh. 

Một số nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe mẹ nên bổ sung trong giai đoạn điều trị trầm cảm, tâm lý sau sinh gồm: 

  • Protein: Các loại thịt đỏ, trứng gà, thịt gà, tôm, cá hồi,...

  • Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây như cam, quýt, đu đủ, hồng xiêm,...

  • Sắt và Canxi: Tôm, trứng, các loại hạt dinh dưỡng, họ nhà Đậu,... 

  • Uống đủ nước: Trung bình từ 2 đến 2,5l nước mỗi ngày

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động nhẹ nhàng

Nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Các bài tập vận động sẽ giúp mẹ cảm thấy thư thái, tạo cảm giác hưng phấn cho tinh thần. Nhờ đó, những suy nghĩ tiêu cực sẽ được đẩy lùi và thay bằng những tư tưởng tích cực. 

Thông thường, các mẹ sau sinh nên lựa chọn các bài tập yoga, dưỡng sinh hoặc đi bộ. Thời gian vận động tốt nhất là từ 15 đến 30 phút mỗi ngày. Sau 2 tháng, mẹ có thể tăng thời gian vận động lên một chút để vừa tốt cho tinh thần, vừa có thể lấy lại vóc dáng sau sinh.

Tập thể dụng thường xuyên giúp tinh thần mẹ sau sinh khỏe mạnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thăm khám định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một cách rất hữu ích giúp mẹ sau sinh kiểm soát và điều trị tâm lý một cách tốt nhất. Nhờ đó, mẹ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề không tốt đối với sức khỏe. 

Thời gian khám sức khỏe định kỳ tốt nhất là cách nhau từ 3 đến 6 tháng đối với mẹ sau sinh. Với những mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, sẽ tuân theo tần suất chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi bệnh. Thông thường, các lần khám sẽ cách nhau từ 2 tuần đến 1 tháng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn một bệnh viện uy tín, tin cậy để nhận được kết quả chữa trị tốt nhất.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát tâm lý sau sinh hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị tâm lý sau sinh bằng thuốc

Điều trị tâm lý sau sinh bằng thuốc là phương pháp rất phổ biến hiện nay. Để áp dụng cách này, mẹ cần thăm khám và được tư vấn từ bác sĩ trước tiên. Sau đó, mẹ sẽ mua và uống thuốc theo liệu trình bác sĩ đã đưa. Thông thường, một liệu trình uống thuốc trị trầm cảm sẽ kéo dài từ 3 đến 4 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh. 

Điều trị tâm lý sau sinh bằng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, các loại thuốc mẹ thường sử dụng trong giai đoạn này là an thần, chống trầm cảm. Đây là những loại thuốc có tác dụng phụ khá mạnh đối với cơ thể của mẹ. Vậy nên, mẹ cần phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc bác sĩ yêu cầu. Ngoài ra, khi có bất kỳ dấu hiệu dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, mẹ cần dừng ngay lộ trình và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. 

3+ cách giúp tâm lý của mẹ sau sinh tích cực hơn

Năng lượng tích cực là thứ cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với mẹ sau sinh. Nếu có năng lượng tích cực bên trong cơ thể, mẹ sẽ tránh được các bệnh và tâm lý như trầm cảm, stress, rối loạn tinh thần. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai và sinh em bé, mẹ hãy luôn chú tâm đến việc tạo năng lượng tích cực cho chính mình nhé. Dưới đây là 3+ cách tạo năng lượng tích cực mẹ có thể tham khảo: 

Đọc sách nhiều hơn

Đọc sách là phương pháp giúp mẹ vừa có thêm tri thức, vừa giảm stress và cải thiện tinh thần cực kỳ tốt. Thông qua việc đọc, mẹ sẽ cảm thấy giải phóng tinh thần, giúp việc suy nghĩ đơn giản và khách quan hơn. Bên cạnh đó, việc đọc sách sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức về chăm sóc em, gia đình, và cuộc sống. Qua đó, mẹ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc với mọi việc mình làm. 

Đọc sách nhiều giúp phòng tránh bệnh tâm lý sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tự tạo niềm vui cho chính mình

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Chúng ta có thể thấy, nụ cười thực sự có tác dụng cực kỳ thần kỳ tới tinh thần và sức khỏe. Mẹ biết cách tạo niềm vui cho mình, cười nhiều hơn sẽ giúp tinh thần luôn lạc quan, suy nghĩ tích hơn. Nhờ đó, mẹ không những tạo được tinh thần tốt cho chính mình, mà còn truyền thêm năng lượng tích cực cho những người xung quanh. 

Cười nhiều hơn giúp tạo ra năng lượng tích cực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yêu thương chính bản thân mình

Yêu thương, trân trọng bản thân mình là một cách tạo năng lượng tích cực, lan tỏa yêu thương cực kỳ hữu hiệu. Chúng ta sẽ chẳng thể yêu thương ai, chăm sóc ai nếu không yêu chính mình trước tiên. Vì vậy, các mẹ hãy học cách yêu chính mình, lắng nghe mong muốn của chính mình nhé. 

Yêu thương bản thân sẽ tạo ra năng lượng tích cực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các biện pháp điều trị tâm lý sau sinh. Mong rằng, những kiến thức đã đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm và giải đáp của các mẹ. Qua đó, mẹ sẽ có cái nhìn rõ nhất về các hội chứng tâm lý sau sinh và cách điều trị tốt nhất. Và mẹ cũng đừng quên áp dụng các cách tạo năng lượng tích cực cho chính mình để ngăn ngừa trầm cảm, stress sau sinh hiệu quả nhé. 

Monkey chúc mẹ có một thời kỳ sinh em bé khỏe mạnh và vui vẻ. 

Hãy truy cập chuyên mục Tâm lý sau sinh để cập nhật thêm kiến thức về các hội chứng tâm lý mẹ sau sinh cùng cách điều trị. 

8 Types of Psychotherapy for Postpartum Depression Treatment - Truy cập ngày 4/4/2022

https://postpartumprogress.com/8-types-of-psychotherapy-for-postpartum-depression-treatment

 

Interpersonal Psychotherapy for Postpartum Depression - Truy cập ngày 4/4/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4141636/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online