Ngày nay, tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm ngày càng cao đáng báo động. Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và nhiều câu chuyện đau lòng xảy đến. Vậy mẹ bị trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì để tránh mắc bệnh trầm cảm. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau của Monkey để được giải đáp những vấn đề trên nhé.
Bị trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Bị trầm cảm sau sinh thực sự RẤT NGUY HIỂM tới sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn về những ảnh hưởng khi bị trầm cảm sau sinh, hãy đọc ngay nội dung sau:
Ảnh hưởng tới chính mình
-
Trầm cảm sau sinh khiến mẹ rơi vào một số trạng thái mất ngủ, chán ăn. Từ đó, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể chất ngày càng giảm sút.
-
Ngoài ra, các mẹ mắc trầm cảm thường có tâm lý ngại giao tiếp với những người xung quanh. Thậm chí với chồng hay những người thân trong gia đình cũng rất ngại chia sẻ. Từ đó, các mối quan hệ xung quanh sẽ dần trở nên rạn nứt và xa cách.
-
Ngoài ra, trầm cảm còn có nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng của người mắc. Ngày nay, tỷ lệ mẹ bị trầm cảm sau sinh tự tử ngày càng cao đã rung lên một hồi chuông cảnh báo tới chúng ta.
Ảnh hưởng tới con
-
Mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt tới phát triển thể chất của bé. Trong giai đoạn đầu đời, gần như 100% dưỡng chất của bé đều được cung cấp từ sữa mẹ. Tuy nhiên, khi cơ thể mẹ suy nhược, sẽ dẫn đến chất lượng sữa cũng thấp hơn. Điều này làm giảm dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bé.
-
Trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm dễ bị tác động xấu tới phát triển cảm xúc. Cảm xúc tiêu cực của mẹ sẽ tác động đến quá trình hình thành tâm lý, cảm xúc của bé.
Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Khi tinh thần và sức khỏe của mẹ không tốt sẽ làm gia tăng các mâu thuẫn trong gia đình. Về lâu dài, điều này sẽ khiến không khí trong gia đình bị căng thẳng, hiểu lầm khó giải quyết. Cuối cùng dẫn đến nguy cơ hôn nhân tan vỡ, ly hôn gia tăng.
Xem thêm: 3 Dấu hiệu cho biết trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào
Top 3+ biện pháp điều trị trầm cảm sau khi sinh hiệu quả
Có thể thấy, mắc trầm cảm sau sinh thực sự rất nguy hiểm tới tinh thần và sức khỏe của mẹ và bé. Nếu mẹ có những dấu hiệu bị trầm cảm, hãy tìm hiểu các phương pháp điều trị để được trị liệu kịp thời. Hãy tham khảo một số biện pháp điều trị trầm cảm được gợi ý ngay sau đây nhé.
Tự mình cố gắng
Các điều trị đầu tiên và quan trọng nhất chính là người bệnh tự mình cố gắng. Mẹ hãy học cách suy nghĩ tích cực, chăm lo tốt cho bản thân và chia sẻ, cởi mở hơn với những người xung quanh. Nhờ đó, cách nhìn nhận vấn đề của mẹ sẽ nhẹ nhàng và thiên hướng tích cực.
Mẹ đừng quên, suy nghĩ tiêu cực chính là một lý do “chết người” dẫn đến tình trạng nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Vì thế, hãy tỉnh táo, định thần và suy nghĩ, tránh để sự tiêu cực làm phiền nhiễu bản thân.
Hỗ trợ từ người thân
Một điều quan trọng không kém trong điều trị bệnh trầm cảm chính là sự phối hợp và hỗ trợ từ phía người thân. Người nhà của bệnh nhân hãy luôn bên cạnh, chia sẻ và cảm thông với họ. Qua đó, cả hai bên sẽ nhìn nhận và đánh giá được vấn đề đang gặp phải. Và từ đó, mâu thuẫn, rắc rối sẽ được tháo gỡ và giải quyết theo hướng tốt nhất.
Đồng thời, việc nói chuyện, chia sẻ thường xuyên sẽ giúp người bệnh không bị tích tụ tâm lý tiêu cực trong lòng. Nhờ đó, tinh thần, tâm lý của họ sẽ được thư thái và vui vẻ.
Xem thêm: Chồng nền làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh
Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý là một cách cực kỳ hữu ích giúp phụ nữ điều trị bệnh trầm cảm sau sinh. Khi lựa chọn phương pháp này, người bệnh sẽ tìm đến các cơ sở điều trị uy tín và nhận sự tư vấn từ bác sĩ sau khi chia sẻ câu chuyện của mình.
Phác đồ điều trị tâm lý cho mẹ sẽ được thực hiện một cách khoa học và bài bản. Nhờ đó, mẹ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Điều trị bằng thuốc
Thông thường, những bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nặng sẽ sử dụng phương pháp điều trị này. Sau quá trình thăm khám và tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn, mẹ sẽ được kê đơn thuốc. Và việc mẹ nên làm chính là sử dụng đúng liều lượng và lộ trình bác sĩ hướng dẫn.
Thời gian uống thuốc trị trầm cảm thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng, tùy thuộc vào tiến triển của người bệnh. Các loại thuốc điều trị trầm cảm thường có tính an thần, gây ra tác dụng phụ lớn. Vì thế, để an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo những gì bác sĩ yêu cầu.
Xem thêm: Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất
3+ Biện pháp giúp phòng tránh bị trầm cảm ở mẹ sau sinh
Hãy cùng tìm hiểu những cách giúp phòng tránh trầm cảm ở mẹ sau sinh dưới đây nhé:
Chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân là cách giúp phụ nữ trân trọng và yêu thương bản thân mình hơn. Qua đó, tâm lý của họ sẽ luôn thoải mái, ít bị tác động bởi những định kiến xung quanh.
Đồng thời, chăm sóc tốt cho chính mình giúp người phụ nữ luôn tự tin tỏa sáng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vậy, dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay vai trò nào, họ cũng có thể làm tốt theo sức của mình và cảm thấy thỏa mãn với điều đó.
Rèn luyện tri thức
Cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh chính là rèn luyện và bổ sung tri thức. Gần như mọi vấn đề dẫn đến sự tự ti, hoang mang, lo lắng, buồn rầu ở mẹ sau sinh đều xuất phát từ việc kém hiểu biết. Vì vậy, mẹ hãy chủ động học thêm kiến thức, chuẩn bị kỹ càng cho hàng trình làm mẹ đầy gian nan. Khi đó, mẹ sẽ không còn thấy lo lắng với vai trò làm mẹ hoàn toàn mới. Và cũng sẽ không bị hoang mang, tự trách mỗi khi con ốm, bú tí,...
Tạo năng lượng tích cực
Mẹ sẽ không thể dựa vào ai tốt hơn để phòng bệnh hơn là dựa vào chính mình. Vì thế, tự tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân sẽ là cách giúp mẹ ngừa trầm cảm sau sinh rất tốt.
Có rất nhiều cách để tạo ra sự tích cực từ bên trong cơ thể.
-
Đầu tiên, mẹ hãy thôi áp đặt suy nghĩ của bản thân vào người khác. Thay vào đó, hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhờ đó, sự thấu hiểu sẽ ngày càng lớn, thay cho sự trách móc.
-
Tiếp đến, mẹ hãy quan tâm đến những sở thích cá nhân của mình và tuyệt đối đừng lãng quên chúng. Hãy thực hiện song hành việc chăm con và chăm sóc tốt tinh thần của chính mình. Nhờ đó, phụ nữ sẽ không còn áp lực khi làm mẹ, thay vào đó là những niềm vui và sự hào hứng ở vai trò mới.
-
Cuối cùng, mẹ hãy thường xuyên lan tỏa yêu thương tới mọi người xung quanh qua những điều quan tâm nhỏ. Có thể là chuẩn bị cho chồng một bữa cơm trưa thật ngon mang đi làm, hay một buổi tối lãng mạn ngay tại nhà. Mẹ hãy nhớ rằng, trao đi yêu thương sẽ được nhận lại yêu thương. Vì vậy, đừng ngại ngại nói lời yêu thương với những người trân quý xung quanh nhé.
Xem thêm: Top 5+ cách điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả
Đến đây, chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được thắc mắc bị trầm cảm sau sinh có nguy hiểm hay không. Có thể nói rằng, đây là một trong những hội chứng tâm lý cực kỳ nguy hiểm mẹ cần cảnh giác sau khi sinh. Bởi nó có thể làm tổn hại đến tinh thần, thể chất và hạnh phúc của chính mẹ và những người xung quanh. Đồng thời mẹ đừng quên tham khảo các cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh nhé. Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh phải không nào?